Tổng quan thị trường tài chính Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO:

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 53 - 55)

Năm 1986, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Từ sau khi có Luật đầu tư nước ngoài tại VN lần đầu tiên năm 1988 đến nay, về cơ bản Việt nam là một nước “nhập khẩu tư bản” nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp là chủ yếu. Đến Đại Hội IX của Đảng năm 2001 đã coi “khu vực có vốn đầu tư nước ngoài” là một trong 6 thành phần kinh tế chính thức của Việt nam. Tốc độ đầu tư vào tuy không đều qua các năm, nhưng đã hình thành một xu hướng tăng liên tục. Đặc biệt là từ đầu năm 2007 đến nay sau khi VN trở thành thành viên WTO thì tốc độ gia tăng đầu tư nước ngoài vào VN đã rất mạnh trở lại so với những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước và ở qui mô cao hơn.

Việc gia nhập các tổ chức kinh tế trên thế giới góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển nền kinh tế theo định hướng của chính phủ đề ra. Trong quá trình hòa nhập với nền kinh tế thế giới chúng ta phải tuân thủ “ luật chơi” theo thông lệ quốc tế. Riêng thị trường tài chính chúng ta phải mở cửa tự do hóa tài chính theo các cam kết của VN trong WTO. Mở cửa thị trường tài chính có mặt tốt là thu hút nguồn vốn để phát triển nền kinh tế tuy nhiên nếu nền kinh tế chưa đủ “lớn mạnh” không có nội lực kinh tế tốt thì sẽ bị dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các tác động của các nguồn lực bên ngoài.

Hiện nay chúng ta đang tự hóa hóa theo lộ trình đã cam kết với WTO, đã được thực hiện theo những bước đi cụ thể và đã đạt được kết quả đáng khích lệ như:

- CSTT đã được đổi mới căn bản và có trật tự theo hướng tăng cường các công cụ và phương pháp điều hành gián tiếp, phù hợp với sự thay đổi về thể chế và hạ tầng tài chính

- Cơ chế điều hành lãi suất từng bước được đổi mới và đã được tự do hóa theo cơ chế thị trường (từ lãi suất áp đặt sang “trần – sàn”, đến khống chế trần và cuối cùng là lãi suất thỏa thuận)

- Chính sách quản lý ngoại hối từng bước được tự do hóa, xóa bỏ nhiều loại giấy phép theo hướng phù hợp dần với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập quốc tế, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính, của Luật Doanh nghiệp trong việc phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tạo ra sự thông thoáng hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối đã được tiến hành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, giúp NHNN có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách theo mô hình NHTW hiện đại

- Thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá từ tỷ giá cố định sang tỷ giá có điều chỉnh, đến tỷ giá công bố theo mức hình thành cuối ngày trên thị trường

- Từ tháng 12/2005, các giao dịch vãng lai đã được tự do hóa hoàn toàn và các giao dịch vốn đã được nới lỏng đáng kể với việc ban hành Pháp lệnh Ngoại hối. Hiện nay, các giao dịch vốn, nhất là dòng vốn ra vẫn được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và giảm thiểu rủi ro do việc rút vốn ồ ạt ra nước ngoài

- Hoạt động tín dụng thay đổi từ tín dụng phân phối cho một số ít đối tượng khách hàng sang tín dụng không phân biệt thành phần kinh tế và tách bạch hoạt động cho vay chính sách với cho vay thương mại

- Mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính cho các thành phần kinh tế và tổ chức tài chính trong và ngoài nước, từng bước chuyển từ hoạt động cung ứng dịch vụ độc quyền của ngành ngân hàng sang thị trường tài chính đa ngành

- Hệ thống thanh toán và thị trường tài chính đã được hình thành và phát triển, góp phần hỗ trợ cho quá trình tự do hóa và cải cách khu vực tài chính – ngân hàng, lòng tin của công chúng vào VND và hệ thống ngân hàng ngày càng được tăng cường.

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 53 - 55)