Kế hoạch giải cứu TARP

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 37)

TARP hay còn gọi là chương trình mua lại các tài sản tài chính có mức độ rủi ro cao từ các định chế tài chính do chính phủ Mỹ đề ra và giao cho bộ tài chính Mỹ thực hiện nhằm mục đích tăng cường tính ổn định cho thị trường tài chính đang rối loạn. Lần gần đây nhất và cũng là quy mô nhất mà chính phủ Mỹ sử dụng nguồn ngân sách của mình để thực hiện chương trình này là vào năm 2008, khi chính phủ phải chi ra hàng trăm tỷ đô la để mua lại các khoản nợ dưới chuẩn khó có khả năng thu hồi từ các định chế tài chính.

TARP được thực hiện dựa trên đạo luật “Ổn định nền kinh tế trong tình trạng khủng hoảng” của Hoa Kỳ ban hành năm 2008. Theo đó, chính phù Mỹ cho phép bộ tài chính sử dụng ngân sách liên bang mua lại tối đa 700 tỷ USD các tài sản đang

có vấn đề trong hệ thống các định chế tài chính. Những tài sản được xem là có vấn đề, như đã được quy định trong luật, bao gồm hai nhóm: nhóm thứ nhất bao gồm các khoản cho vay với mục đích mua nhà ở hoặc thương mại hoặc các loại chứng khoán, các công cụ tài chính phái sinh từ các khoản cho vay nói trên được phát hành trước ngày 14/03/2008. Nhóm thứ hai bao gồm các loại chứng khoán khác sau khi tham vấn chủ tịch cục dự trữ liên bang được cho là cần thiết phải mua lại để ổn định hóa thị trường tài chính.

1.2.6.2Kết quả chương trình TARP mang lại

Một năm sau khi chương trình TARP được thực hiện dường như đã “cách ly” nền kinh tế thế giới khỏi tai họa sắp xảy ra. Chính phủ Mỹ đưa ra lập luận rằng có thể củng cố lại lãnh vực tài chính với số tiền đầu tư là 356 tỷ USD Mỹ. Cho đến 10/2010, chính phủ Mỹ đã thu lại được gần 320 tỷ USD trong 356 USD đã được chi ra. Các công ty như GMC, American Express, AIG, Bank of America, và Citigroup đã mua lại được được cổ phần mà họ bán cho chính phủ. Và TARP đã đạt được lợi nhuận là 25 tỷ USD. Hai phần ba trong tổng quỹ mà ngân hàng và các tổ chức khác mượn đã được hoàn trả đầy đủ. Trong khi công chúng Mỹ phản đối lại chương trình này khi lần đầu tiên nó được giới thiệu, thì giờ đây nó dường như được xem là một quyết định tài chính khôn ngoan trong dài hạn. Với lợi nhuận 8% trên tổng vốn đầu tư, lợi nhuận này còn lớn hơn mức lợi nhuận là 3% trên trái phiếu chính phủ với cùng khoảng thời gian. Lợi nhuận 8% trong vòng 2 năm là một con số ấn tượng và đáng được bàn luận.

1.2.6.3Hạn chế của TARP

Vấn đề đã và đang ám ảnh các ngân hàng Mỹ khi tham gia TARP chính là những quy định và hạn chế rất khắt khe, thường xuyên được điều chỉnh của chính phủ liên bang trong hoạt động điều hành và kinh doanh. Điều đầu tiên, một ngân hàng cần phải thực hiện khi tham gia TARP là cam kết phát hành các chứng quyền

để mua các cổ phiếu ưu đãi được phát hành trong tương lai cho chính phủ Mỹ.

Điều này nhằm mang lại lợi ích cho công chúng Mỹ, là những người mà tiền thuế của họ đang được sử dụng để mua lại các tài sản có độ rủi ro cao từ các ngân hàng có các khoản nợ xấu, một lợi ích nhất định trong trường hợp các ngân hàng phục hồi lại sau giai đoạn tham gia TARP.

Hạn chế thứ hai khi tham gia TARP là các ngân hàng Mỹ có mức tài sản xấu

bán cho chính phủ lớn hơn 300 triệu USD sẽ bị kiểm soát trong vấn đề chi trả lương thưởng cho các thành viên quản lý cấp cao. Cụ thể là các ngân hàng trong

trường hợp này sẽ không được phép ký các hợp đồng cho phép chi trả một khoản lương thưởng lớn trước khi hợp đồng kết thúc. Số thuế được khấu trừ từ chi phí trả lương cho các thành viên này cũng không được vượt quá 500,000 USD một năm.

Điều này rõ ràng đã tạo nên một hạn chế trong sức cạnh tranh của các ngân hàng tham gia TARP: những ngân hàng này khó có khả năng thu hút những người quản

lý có trình độ cao và thậm chí, còn có khả năng chảy máu chất xám của chính mình. Hạn chế thứ ba thậm chí còn mang tính nhập nhằng và không ổn định hơn của TARP là các ngân hàng tham gia phải chấp nhận tất cả những quy định kiểm soát sẽ được công bố trong tương lai của bộ tài chính Mỹ. Hầu hết các quy định này

đều liên quan đến việc hạn chế các khoản thưởng có tính chất khuyến khích nhà quản lý tham gia vào những dự án mang tính rủi ro cao, đồng thời bắt buộc các nhà quản lý kém hiệu quả phải trả lại những khoản thưởng đã được nhận trước đây. Ngoài ra, việc tham gia chương trình TARP còn buộc các ngân hàng phải chấp nhận các cuộc thanh tra thường xuyên từ cơ quan hành pháp Mỹ, cũng như những quy định khác về tính công khai – minh bạch trong hoạt động. Việc tham gia chương trình TARP cũng khiến cho thị trường đánh giá các ngân hàng này có tiềm lực yếu hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Chương 2: CÁC BẰNG CHỨNG VÀ HỆ LỤY CỦA BẤT ỔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1 Khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997

Từ giữa những năm 60 đến nay, các nền kinh tế mới công nghiệp hoá ở Đông Á đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của rất nhiều người trên thế giới bởi lẽ tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế khác đều khá cao. Thế nhưng bên cạnh sự thần kỳ đó, các nước Đông Á đang được cả thế giới theo dõi hàng ngày bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ được bắt đầu từ Thái Lan và trong đó nguy cơ lan ra toàn bộ khu vực.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á. Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ châu Á. Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốclà những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philipine cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình của đồng nội tệ. Ngoài ra, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng còn lan rộng đến các nước như Brazil, Nga và Hoa Kỳ.

2.1.1Diễn biến 2.1.1.1Thái Lan 2.1.1.1Thái Lan

Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi.

Giữa tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Tháng 7 đồng bath thả nổi và mất giá gần 50% giá trị. Chỉ số thị trường chứng còn khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ USD cho Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ USD.

2.1.1.2Indonesia

Khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và USDtừ 8% lên 12%. Tháng 8, đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công và đến ngày 14 thì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý được thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn toàn. Đồng Rupiah liên tục mất giá. IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ USD, nhưng Rupiah tiếp tục mất giá do đồng Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu USDở Indonesia tăng vọt. Tháng 9, cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử.

Rupiah mất giá làm làm cho món nợ ngân hàng nước ngoài của các công ty tăng lên. Trước tình hình đó, nhiều công ty đẩy mạnh mua USD vào khiến cho nội tệ thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt.

Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng này tăng lên.

Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và USD vào khoảng 2000 : 1. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000 : 1.

2.1.1.3Hàn Quốc

Hàn Quốc được xếp hạng thứ 11 trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới. Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Khi thị trường châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. Tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3 rồi xuống B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD. Dù có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện GDP trên đầu người, sau khủng hoảng, nợ quốc gia của Hàn Quốc tăng gấp ba lần so với trước đó.

2.1.1.4Hồng Kông

Tháng 10 năm 1997, Dollar Hong Kong bị tấn công đầu cơ. Đồng tiền này vốn được neo vào USDvới tỷ giá 7,8 HKD/USD. Nhờ có dự trữ ngoại tệ hùng hậu lên tới 80 tỷ USD vào thời điểm đó, nên Cơ quan Tiền tệ Hong Kong đã chi hơn 1 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền của mình. Tuy giữ được tỉ giá đồng tiền, nhưng thị trường chứng khoán Hong Kong trở lên cực kỳ bất ổn, chỉ số Hang Seng tụt 23% chỉ trong vòng ba ngày từ 20-23/10/1997. Lãi suất tiền vay qua đêm được nâng lên chóng mặt, đứng trước sức ép từ hoạt động đầu cơ, Chính phủ Hong Kong khẳng định tuyên chiến với hoạt động đầu cơ. Chính phủ đã kết thúc cuộc chiến này bằng việc bỏ ra xấp xỉ 120 tỉ đô-la Hong Kong (khoảng 15 tỉ USD) để mua lại cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp, trở thành cổ đông lớn trong một số công ty.

2.1.2Hậu quả

Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới mất ổn định chính trị.

Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đó là GDP và GNP bình quân đầu người tính bằng USDtheo sức mua tương đương giảm đi. Nội tệ mất giá là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này.

Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó góp phần dẫn tới khủng hoảng tài chính Nga và khủng hoảng tài chính Brasil. Một số nước không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do xuất khẩu giảm và do FDI vào giảm.

2.1.3Nguyên nhân

2.1.3.1Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém

Theo đuổi chiến lược phát triển không cân đối

Trong suốt 30 năm qua, Thái Lan cũng như các nước nhiều nền kinh tế công nghiệp hóa Đông Á khác hầu như tập trung mọi nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng nhanh và dịch chuyển cơ cấu theo hướng tập trung vào xuất khẩu (thuyết Châu Á).

Sau một thời gian, xuất khẩu giảm do ảnh hưởng của các thị trường mới nổi nên nguồn thu ngọai tệ giảm đáng kể làm thâm hụt tài khỏan vãng lai.

Khả năng giám sát yếu của các cơ quan điều hành pháp lý ngân hàng dẫn đến vi phạm và lạm dụng thị trường.

Khi những quốc gia, đặc biệt ở khu vực Đông Á, bắt đầu nới lỏng các quy định với thị trường tài chính vào đầu những năm 1990, một làn sóng vay dâng lên rất cao, trong đó, hoạt động cho vay tín dụng với các khu vực kinh doanh phi tài chính tư nhân tăng đặc biệt nhanh. Cũng đồng thời do khả năng giám sát yếu của các cơ quan điều hành pháp lý ngân hàng, bản thân ngân hàng thiếu chuyên gia trong việc theo dõi và giám sát hành vi của đối tương vay, những khoản lỗ do nợ xấu bắt đầu tăng lên, tác động tiêu cực đến cả nguồn vốn thực của ngân hàng. Nguồn lực bị bào mòn, ngân hàng không còn đủ khả năng cho vay, khi hoạt động cho vay không còn được tiếp tục, các hoạt động của nền kinh tế bị thu hẹp là điều dễ hiểu và tất yếu.

Thi hành chính sách tỷ giá hối đoái cố định.

Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các NHTW Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.

2.1.3.2Các dòng vốn nước ngoài kéo vào và việc rút vốn đồng lọat

Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á

Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để

đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. (Hiện tượng thông tin phi đối xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức).

Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra.

Biểu đồ 12: Dòng vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư danh mục vào gia tăng ở các quốc gia Đông Á trước khủng hoàng

Nguồn: IMF

2.2 Khủng hoảng kinh tế Châu Mỹ La Tinh 2.2.1Khủng hoảng Mexico 1994 2.2.1Khủng hoảng Mexico 1994

2.2.1.1Diễn biến và hậu quả

Ngày 1/1/1994, lực lượng vũ trang Zapatistas đã nổi dậy. Cuối tháng 2, tỷ giá hối đoái giữa peso và USD tăng đến kịch trần biên độ giao động.

Tháng 3, ứng cử viên tổng thống bị ám sát. Hoảng loạn tài chính đã xảy ra. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã giảm nhu cầu về chứng khoán của Mexico. Peso chịu sức ép mất giá và chính phủ đã tung khoảng 10 tỷ USD dự trữ ngoại hối

Một phần của tài liệu VẤN đề bất ổn THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH GIẢI PHÁP hạn CHẾ và ổn ĐỊNH THỊ TRƯỜNG (Trang 37)