Phân nhóm bạch cầu cấp theo tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật khuếch đại gien khảo sát các tổ hợp gien thường gặp trong bệnh lý bạch cầu cấp (Trang 96 - 97)

27 QAML1-F 5 'CAC CTA CCA CAG AGC CAT CA AA 3' 28 QAML1-Probe 5' AAC CTC GAA ATC GTA CTG

4.1.1. Phân nhóm bạch cầu cấp theo tuổi và giới tính

Bệnh bạch cầu cấp là bệnh lý ác tính của hệ tạo máu được đặc trưng bởi sự

tăng sinh và tích tụ tế bào non trong máu và tủy xương. BCC được chia thành 2 nhóm chính là BCC dòng tủy và BCC dòng lympho. Trong mỗi nhóm được chia thành nhiều thể khác nhau dựa trên phân loại FAB, bao gồm 8 thể BCCDT và 3 thể

BCCDL. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và cả 2 giới, nhưng bạch cầu cấp dòng tủy thường gặp ở người lớn, ngược lại bạch cầu cấp dòng lympho thường gặp ở trẻ em, và đó là 3 thể bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý máu ác tính [1], [30], [64]. Trong nghiên cứu này, 341 bệnh nhân được chia làm 3 nhóm bệnh: 42,8% là BCCDL-B; 47,5% là BCCDT; 9,6% là BCCDL-T. Điều này phù hợp với nhận định chung về dịch tễ học đã được ghi vào y văn của thế giới [2], [3], [38], [112]. Nhằm

đánh giá biểu hiện tổ hợp gien của từng nhóm bệnh, chúng tôi đã loại nhóm BCC biphenotype ra khỏi nghiên cứu, nhưđã mô tả trong phần Phương pháp nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu có tuổi thấp nhất là 10 tháng tuổi và cao nhất là 84 tuổi, do

đó có thể thấy tuổi nào cũng có thể mắc bệnh BCC. Tuổi trung vị của BCCDT là 35,5 tuổi, BCCDL là 8 tuổi; và nhóm tuổi mắc bệnh BCCDT cao nhất là trên 15 tuổi (chiếm 77,8% nhóm bệnh BCCDT) trong khi nhóm tuổi mắc bệnh BCCDL cao nhất là dưới 15 tuổi (chiếm 74,9% nhóm bệnh BCCDL). Đối với nhóm BCCDL B và T, trẻ em nhiều hơn người lớn với tỉ lệ khoảng 3:1. Ngược lại, trong nhóm BCCDT, người lớn gặp nhiều hơn trẻ em với tỉ lệ khoảng 4:1; kết quả này phù hợp với các báo cáo thống kê trong nước và thế giới từ trước đến nay [24], [38], [112].

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật khuếch đại gien khảo sát các tổ hợp gien thường gặp trong bệnh lý bạch cầu cấp (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)