27 QAML1-F 5 'CAC CTA CCA CAG AGC CAT CA AA 3' 28 QAML1-Probe 5' AAC CTC GAA ATC GTA CTG
3.4.2.1. Khảo sát mức độ biểu hiện minor BCR/ABL qua các giai đoạn của điều trị
3.4.2.1. Khảo sát mức độ biểu hiện minor BCR/ABL qua các giai đoạn của điều trị trị
Với điều kiện PCR định lượng được thiết lập, chúng tôi khảo sát mức độ
biểu hiện tổ hợp gien minor BCR/ABL qua các giai đoạn điều trị của 04 bệnh nhân
được chẩn đoán BCCDL-B thỏa mãn điều kiện chọn mẫu.
♦ Ca thứ nhất, bệnh nhân có giới tính là nữ, sinh năm 2002, được cấp mã số
1276. Kết quảđịnh lượng được trình bày dưới dạng biểu đồ tăng giảm theo log như
biểu đồ 3.1 và bảng 3.37.
Biểu đồ 3.1. Kết quả RQ-PCR của ca 1276
Bảng 3.37. So sánh với kết quả khảo sát bằng kỹ thuật FISH và RT-PCR của ca 1276
Ở lần gửi mẫu đầu tiên lúc mới chẩn đoán (1276-1), tổ hợp gien minor
tấn công bằng phác đồ FRALLE 2000-B2, tỉ lệ này giảm còn 5,09%. Tuy nhiên, ở
lần gửi mẫu thứ ba (1276-3), sau khi hoàn tất giai đoạn củng cố, tỉ lệ tổ hợp gien minor BCR/ABL lại tăng lên 26,42%. Tương ứng ba lần gửi mẫu trên, khi khảo sát bằng kỹ thuật FISH và RT-PCR đã cho kết quả dương tính (riêng lần ba không thực hiện xét nghiệm FISH). Kết quả khi khảo sát bằng kỹ thuật RQ-PCR cũng phản ánh mức tăng giảm tế bào ác tính tương ứng với kỹ thuật FISH (Phụ lục 8. Kỹ thuật FISH).
♦ Ca thứ hai, bệnh nhân có giới tính là nữ, sinh năm 1989, được cấp mã số
1598. Kết quảđịnh lượng được trình bày dưới dạng biểu đồ tăng giảm theo log như
biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.2. Kết quả RQ-PCR của ca 1598
Bảng 3.38. So sánh với kết quả khảo sát bằng kỹ thuật FISH và RT-PCR của ca 1598
Ở lần gửi mẫu đầu tiên lúc mới chẩn đoán (1598-1), kết quả RQ-PCR cho thấy tổ hợp gien minor BCR/ABL chiếm tỉ lệ là 29,18%. Ở lần gửi mẫu thứ hai sau
khi được điều trị hoàn tất tấn công bằng phác đồ GRAALL-05 (1598-2), tỉ lệ phần trăm tổ hợp gien minor BCR/ABL giảm đáng kể, chỉ còn là 4,69%. Đến lần gửi mẫu lần thứ ba sau khi bệnh nhân đã được điều trị hoàn tất (1598-3), thì không còn ghi nhận được sự hiện diện của tổ hợp gien minor BCR/ABL. Kết quả này phù hợp với kết quả khi khảo sát bằng kỹ thuật RT-PCR (Bảng 3.38).
Ca thứ 3, bệnh nhân nữ, sinh năm 2001, mã số 1615. Kết quả định lượng
được trình bày dưới dạng biểu đồ tăng giảm theo log như biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.3. Kết quả RQ-PCR của ca 1615
Bảng 3.39. So sánh với kết quả khảo sát bằng kỹ thuật FISH và RT-PCR của ca 1615
Ở lần gửi mẫu đầu tiên lúc mới chẩn đoán(1615-1), kết quả khảo sát bằng kỹ
thuật RQ-PCR cho thấy tổ hợp gien minor BCR/ABL chiếm tỉ lệ 19,46%. Ở lần gửi mẫu đầu thứ hai sau khi hoàn tất giai đoạn củng cố (1615-2), tỉ lệ tổ hợp gien minor BCR/ABL giảm không đáng kể, còn 17,30%. Cả hai lần này đều phù hợp với kết quả khi khảo sát bằng kỹ thuật FISH và RT-PCR. Tuy nhiên, đến lần gửi mẫu kế tiếp sau khi hoàn tất điều trị với Hyper CVAD + Imatinib (1615-4) thì tỉ lệ
minor BCR/ABL giảm đáng kể, chỉ còn 0,26% (Bảng 3.39).
♦ Ca thứ 4, bệnh nhân có giới tính là nữ, sinh năm 1986, được cấp mã số
1950. Kết quảđịnh lượng được trình bày dưới dạng biểu đồ tăng giảm theo log như
biểu đồ 3.4.
Biểu đồ 3.4. Kết quả RQ-PCR của ca 1950
Bảng 3.40. So sánh với kết quả khảo sát bằng kỹ thuật FISH và RT-PCR của ca 1950
Ở lần gửi mẫu đầu tiên (1950-1), kết quả khảo sát bằng kỹ thuật RQ-PCR cho thấy tổ hợp gien minor BCR/ABL chiếm tỉ lệ 17,81%. Ở lần gửi mẫu đầu thứ
hai (1950-2) và thứ ba (1950-3), tương ứng với giai đoạn hoàn tất tấn công và hoàn tất giai đoạn tăng cường thì không ghi nhận được sự hiện diện của tổ hợp gien minor BCR/ABL. Kết quả này phù hợp với kết quả khi khảo sát bằng kỹ thuật FISH và RT-PCR (Bảng 3.40).