I. Cơ sở lý luận
1.3. Sinh hoạt tập thể
1.3.1. Khái niệm
Theo quy định của chơng trình GD phổ thông dành cho cấp Tiểu học (Quyết định số 16/2006 QĐ- BGDDT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trởng Bộ GD-ĐT) mỗi tuần có ít nhất 2 tiết hoạt động tập thể để HS sinh hoạt lớp, sao nhi đồng, Đôi thiếu niên và sinh hoạt toàn trờng.
SHTT thực chất là một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trong Nghị quyết 133 của Bộ GD-ĐT khẳng định: “ Trong nhà tr… ờng Tiểu học có hai kế hoạch hoạt động. Đó là kế hoạch dạy học và kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gắn bó chặt chẽ với hoạt động trong giờ lên lớp, nó tạo điều kiện để cho HS cũng cố những kiến thức đã tiếp thu đợc trên lớp, đồng thời từng bớc phát triển sự hiểu biết của các em trong các lĩnh vực của đời sống góp phần làm phong phú thêm vốn tri thức của trẻ. Hình thành ở các em những kỹ năng cần thiết, phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi.
Tại điều 27, Điều lệ trờng Tiểu học đã quy định: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục- thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của HS và bồi dỡng HS có năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao lu văn hóa, các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trờng, các hoạt động lao động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HSTH.
Vậy SHTT là một hoạt động giáo dục mang tính toàn diện có mục đích, chơng trình, nội dung nhất định do Đội tổ chức, dới sự điều hành, hớng dẫn của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.
Giờ SHTT của HSTH là giờ hoạt động do chính tập thể trẻ em tự tổ chức, điều khiển, kiểm tra và đánh giá. GV có vai trò cố vấn, giúp đỡ HS trong quá trình các em thực hiện hoạt động.