Nhóm 1: Những giải pháp liên quan đến Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 73)

tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn; đồng thời, đảm bảo đủ năng lực đáp ứng vốn cũng nhƣ chất lƣợng dòng vốn cho phát triển kinh tế. Dựa vào thực trạng của Việt Nam hiện nay và các bài học kinh nghiệm rút ra từ các nƣớc chúng tôi đƣa ra hai nhóm giải pháp cụ thể sau.

4.1. Nhóm 1: Những giải pháp liên quan đến Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc nƣớc

74

4.1.1. Giải pháp 1.1: Nâng cao vao trò của nhà nước trong việc thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Chính phủ và NHNN sẽ đóng vai trò chủ đạo, kiểm soát trong toàn bộ tiến trình cơ cấu, vì vậy phải có một khuông khổ pháp lý phù hợp để cho phép chính phủ có thể can thiệp nhằm đảm bảo rằng hệ thống bảo hiểm tiền gửi có đủ vốn để xử lý khủng hoảng và có thể đƣợc sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả, bên cạnh đó là can thiệp vào các ngân hàng mất khả năng thanh toán, quá trình can thiệp của Chính phủ sẽ làm nảy sinh một số vấn đề về pháp lý liên quan đến việc nắm giữ cổ phần của các cổ động hiện tại vì thế cần có luật tƣơng ứng để điều chỉnh. Chính phủ và NHNN cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, bao gồm chuẩn mực an toàn, hệ thống kế toán cũng nhƣ những quy định cụ thể của nghiệp vụ ngân hàng (cấp phép, đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch…). NHNN cũng sẽ tăng cƣờng, đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng, đặc biệt là giám sát từ xa; đẩy mạnh chất lƣợng kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát nội bộ của hệ thống TCTD để đảm bảo chất lƣợng tín dụng, cũng nhƣ đảm bảo hệ thống ngân hàng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, đồng thời nhanh chóng phát hiện những bất ổn, sai phạm.

Bƣớc đầu tiên của quá trình tái cấu trúc thì NHNN phải thực hiện rà soát loại toàn bộ hệ thống ngân hàng, phân loại từng đối tƣợng ngân hàng cho từng mục tiêu cụ thể nhƣ giải quyết nợ xấu, sáp nhập, hợp nhất… Để từ đó đƣa ra những chiến lƣợc định hƣớng cụ thể phù hợp với từng đối tƣợng và từng quá trình của tái cấu trúc hệ thống NHTM. Tiếp đó cần hoàn thiện khung pháp lý cho việc cơ cấu lại doanh nghiệp, tài chính, ngân hàng, về phá sản, quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính minh bạch trong việc công bố thông tin phải đƣợc thực hiện trung thực, rõ ràng.

Trong quá trình sáp nhập hay hợp nhất thì NHNN đều phải có các biện pháp theo dõi, thanh tra toàn diện, tổ chức kiểm toán độc lập các ngân hàng này, tạo tiền đề cho các bƣớc xử lý tiếp theo. NHNN cũng cần phải hoàn thiện và đƣa vào thực hiện các tiêu chuẩn quản trị mới, các quy định về an toàn và phòng tránh rủi ro theo hƣớng tiếp cận nhanh thông lệ quốc tế; tăng cƣờng vai trò giám sát của NHNN trong việc thực hiện các tiêu chuẩn này. Xây dựng cơ chế, chính sách để những NHTM có đủ điều kiện

75

phát triển nhanh và cạnh tranh có hiệu quả trong nƣớc và quốc tế; đồng thời, khuyến khích các ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó cần phải cải thiện về môi trƣờng kinh doanh nhƣ kiềm chế lạm phát,ổn định lãi suất, ổn định nền kinh tế vĩ mô phù hợp và cụ thể để đảm bảo hiệu quả môi trƣờng hoạt động của ngân hàng, những điều này cần phải có lộ trình cụ thể, lâu dài. Và cần phải kiểm soát việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tránh gây ảnh hƣởng xấu đến các vấn đề kinh tế – chính trị khác. Đây là các giải pháp mang tính lâu dài và đòi hỏi sự đồng bộ.

4.1.2. Giải pháp 1.2: Khôi phục lòng tin vào hệ thống ngân hàng thương mại

Chính phủ có thể thông qua bảo lãnh tiền gửi, củng cố cơ cấu thể chế, thi hành các chuẩn mực kiểm toán và kế toán quốc tế, nhất là chỉ tiêu phân loại tài sản; thắt chặt công tác giám sát tuân thủ luật lệ; đào tạo cán bộ thanh tra giám sát của Chính phủ và nhân lực kiểm toán; xem xét tăng mức bảo hiểm tiền gửi lên để gia tăng lòng tin của công chúng.

4.2. Nhóm 2: Nhóm giải pháp liên quan đến các ngân hàng thƣơng mại

4.2.1. Giải pháp 2.1: Giải quyết nợ xấu

Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phải bắt đầu từ giải quyết nợ xấu của ngân hàng và của cả các doanh nghiệp. Bởi vì nợ xấu, đƣợc xác định là nguyên nhân gây tắc nghẽn dòng vốn chảy từ hệ thống ngân hàng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thực tế theo nhƣ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới thì hầu hết các nƣớc này đều trích một tỷ lệ lớn trong GDP để mua lại các khoản nợ xấu và quá trình tái cấu trúc diễn ra khi tình hình lạm phát thấp. Tuy nhiên với thực trạng Việt Nam chịu áp lực lạm phát cao, tồn tại những yếu tố có thể gây bất ổn vĩ mô, nguồn lực của Chính phủ hạn chế do thâm hụt ngân sách lớn, nợ công đã ở mức cao và đang tăng nhanh, chính sách tài khóa, tiền tệ vẫn phải tập trung cho những mục tiêu này. Vì vậy bên cạnh sử dụng NSNN và từ quỹ các ngân hàng thì nhà nƣớc cần phải huy động sự tham gia của tƣ nhân, các cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài và nguồn vốn viện trợ.

Biện pháp hữu hiệu nhất là thành lập công ty tƣ nhân mua bán nợ xấu và quản lý tài sản để xử lý nợ xấu của các NHTM đồng thời cũng giải quyết nợ xấu của các doanh nghiệp. Bởi nếu công ty mua bán nợ xấu thuộc quyền quản lý của NHNN thì hiệu quả

76

hoạt động sẽ khó có thể bằng công ty tƣ nhân, tính thanh khoản của các khoản tài sản mua vào cũng sẽ thấp hơn và còn có thể tạo ra các tiêu cực nếu không quản lý tốt, càng làm trì trệ thêm quá trình giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên việc thành lập các công ty mua bán nợ xấu cũng cần phải lƣu ý những điều kiện ràng buộc rõ ràng về việc thành lập và việc mua bán nợ bởi vì nó cũng có thể là con dao hai lƣỡi, nếu các ngân hàng tự thành lập công ty mua bán nợ và tự mua bán nợ của bản thân ngân hàng thì điều này cũng không giải quyết đƣợc vấn đề. Thực tế hiện nay Việt Nam có hai loại công ty mua bán nợ xấu của Bộ tài chính (công ty DATC) và của NHTM (AMC). Nhƣng DATC có số vốn điều lệ hạn chế, nên hoạt động lâu nay chủ yếu mua bán nợ một số NHTM trong lần tái cơ cấu thứ nhất giai đoạn 2001–2004. Còn AMC ngoài mua bán nợ còn có một số nghiệp vụ repo tài sản nhƣ là hoạt động tín dụng. Cho nên hoạt động mua bán nợ của AMC dành cho NHTM đó rất hạn chế. Vì vậy để thành lập công ty mua bán nợ thuộc quyền quản lý nhà nƣớc hiệu quả thì cần phải có cơ chế quản lý thật chặt chẽ. Biện pháp thứ hai là có thể trao đổi các khoản nợ xấu với trái phiếu chính phủ. Hoặc góp vốn mua lại cổ phần, tham gia vào quản trị điều hành các TCTD, sau đó sẽ bán lại cho khối tƣ nhân khi tình hình đã đƣợc cải thiện. Và để tránh làm gia tăng nợ công và lạm phát thì nguồn trái phiếu đặc biệt này nên đƣợc đảm bảo bằng cắt giảm chi tiêu thƣờng xuyên.

Biện pháp thứ ba là nguồn vốn nƣớc ngoài, đi kèm với đó là những quyền lợi ƣu đãi của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mà Chính phủ đƣa ra. Với những nhà đầu tƣ này, sau khi thực hiện cơ cấu lại nợ xấu, có thể cho họ quyền ƣu đãi mua cổ phần của các ngân hàng, của doanh nghiệp.

Dĩ nhiên, các ngân hàng bán nợ xấu có thể sẽ phải chịu một sự thiệt hại đáng kể vì phải chịu một giá chiết khấu cao tùy vào khả năng mất vốn của mỗi món nợ. Nhƣng làm nhƣ vậy, các ngân hàng này làm sạch đƣợc bảng cân đối kế toán và từ đó, tập trung vào kinh doanh và phục hồi sức khỏe tài chính hơn là tiếp tục mất rất nhiều nguồn lực trong việc theo đuổi và xử lý nợ xấu. Sự thiệt hại này có thể đƣợc bổ sung qua việc bơm thêm vốn điều lệ nếu đƣợc NHNN chấp thuận. Trong những trƣờng hợp đặc biệt, Bộ Tài chính có thể xem xét việc mua cổ phiếu (cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu ƣu

77

đãi nhƣ trƣờng hợp của Mỹ cách đây 4 năm) của những ngân hàng này để giúp họ chóng phục hồi.

Hiện nay tính thanh khoản của các NHTM đã dần ổn định, nhƣng vì còn lo ngại vấn đề nợ xấu nên chƣa dám đẩy mạnh việc cho vay. Với việc chính phủ mua lại các khoản nợ xấu này sẽ khiến ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay, doanh nghiệp sẽ tiếp cận đƣợc vốn, điều này sẽ giúp đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, từ đó làm tăng khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, giảm nợ xấu.

Vấn đề giải quyết nợ xấu là vấn đề cấp thiết hiện nay, nếu không nhanh chóng bắt tay vào việc tái cấu trúc các NHTM, trong thời gian tới ngành ngân hàng sẽ vẫn phải đối mặt với vấn đề thanh khoản, nợ xấu…, có nguy cơ dẫn tới sự suy giảm chất lƣợng tài sản, thậm chí nhiều NHTM sẽ mất hết vốn điều lệ của mình. Để quá trình trên có thể diễn ra hiệu quả, điều cần nhất lúc này chính là việc thực hiện nhanh chóng, bài bản và hiệu quả. Chính phủ và NHNN nên thành lập ngay một công ty chuyên nghiệp về định giá nợ xấu, và thực hiện quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp để thu hồi lại các khoản nợ xấu này trong tƣơng lai. Tốt nhất, Chính phủ nên mời các chuyên gia nƣớc ngoài đã có kinh nghiệm xử lý nợ xấu ngân hàng tại các quốc gia nhƣ Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia... tham gia thực hiện quá trình xử lý nợ này.

Các biện pháp này là vấn đề trƣớc mắt để giải quyết thực trạng hiện nay của hệ thống NHTM. Tuy nhiên nếu xét về lâu dài cũng cần nhìn nhận vấn đề này theo một chiều hƣớng khác, bởi nếu cứ khi nào mà ngân hàng lâm vào khủng hoảng, có nợ xấu thì NHNN đứng ra gánh các khoản nợ xấu này cho ngân hàng thì điều này sẽ góp phần vào thâm hụt ngân sách và có thể sẽ tạo ra một tƣ tƣởng ỷ lại, khiến cho các ngân hàng tăng cƣờng cho vay một cách không kiểm soát chặt chẽ và rồi lại xảy ra khủng hoảng tƣơng tự, giống nhƣ một vòng tuần hoàn. Vì vậy để hƣớng đến lâu dài thì Chính phủ đồng thời phải tiến hành ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh lại toàn bộ hoạt động của các NHTM đƣợc tái cấu trúc, nâng cao trình độ công nghệ, quản trị, nhân lực cho các ngân hàng này, đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tính công khai và minh bạch về nợ xấu những chuẩn mực về an toàn tài chính cần đƣợc đảm bảo và công bố thƣờng xuyên. Các cơ quan quản lý, cơ quan giám sát phải đƣợc

78

tiếp cần với các thông tin đó một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. Từ đó, tính an toàn hệ thống mới đƣợc củng cố và duy trì.

4.2.2. Giải pháp 2.2: Hợp nhất

Đối với một lĩnh vực nhạy cảm và có tính lan truyền rộng nhƣ tiền tệ, sáp nhập và hợp nhất là lựa chọn thích hợp hơn giải pháp phá sản. Bởi vì vấn đề phá sản một ngân hàng sẽ là vấn đề rất hệ trọng tại Việt Nam khi nền kinh tế còn non trẻ và tác động của việc phá sản ngân hàng là rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế, việc phá sản NH sẽ để lại rất nhiều hệ lụy cho cả nền kinh tế. Nhất là đối với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hệ thống NH với dƣ nợ tín dụng chiếm khoảng 120% GDP và vốn tự có của các NH hiện vẫn còn quá mỏng so với các nƣớc trên thế giới và khu vực nhƣ tại Việt Nam. Hơn nữa, đối với bất kỳ quốc gia nào, kể cả các nƣớc phát triển, phá sản chỉ là giải pháp cuối cùng khi chính phủ của các quốc gia này không thể nâng đỡ nổi các NH và hoạt động kinh doanh của các NH không còn hiệu quả nữa.

Tuy vậy thì hợp nhất vẫn đƣợc coi là phƣơng án tối ƣu hơn cả với những đặc tính nổi trội của nó. Trong trƣờng hợp các ngân hàng lựa chọn hình thức hợp nhất, thay vì sáp nhập, mua lại, thì khác biệt lớn nhất chính là không có những ngân hàng bị “biến mất” hoàn toàn dƣới sự quản lý của một ngân hàng (cũ) khác, mà là các ngân hàng chấp nhận hợp nhất chấm dứt sự tồn tại này để bắt đầu một sự tồn tại mới, chuẩn bị cho một sự phát triển mới. Hơn nữa, tính tự nguyện đƣợc đề cao trong thƣơng vụ hợp nhất, bởi nó chỉ có thể thực hiện đƣợc khi các bên tham gia hợp nhất nhận thức đầy đủ về những lợi ích cũng nhƣ khó khăn khi tiến hành thƣơng vụ này.

Nhiều đánh giá cho rằng số ngân hàng tại Việt Nam đã quá nhiều so với quy mô của nền kinh tế và một phần của tái cấu trúc là hợp nhất các ngân hàng nhỏ. Việc hợp nhất các ngân hàng nhỏ là cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên có vẫn nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ tại Việt Nam nhƣ Liên Việt Bank hoạt động vẫn tốt và hiệu quả. Nhìn rộng hơn, một số quốc gia nhƣ Đài Loan, Indonesia, Mỹ.. vẫn duy trì hệ thống ngân hàng lớn. Vì vậy điều đầu tiên là cần phải “phân loại” các ngân hàng và đánh giá kĩ lƣỡng các vấn đề của từng ngân hàng để có những chiến lƣợc phù hợp điều này cũng đã đƣợc NHNN làm trong thời gian này. Không chỉ những ngân hàng yếu, nhỏ, mà ngay cả các ngân hàng trong nhóm G14 (14

79

NHTM hàng đầu), ngân hàng có nguồn gốc quốc doanh cũng cần phải tái cấu trúc, vì sức ép suy thoái trên toàn cầu đã rất lớn, bên cạnh đó các vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam thì việc sáp nhập hợp nhất là điều cần thiết. Trong quá trình này, cần xây dựng phƣơng án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phƣơng án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an toàn hệ thống, không làm ảnh hƣởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm... Đồng thời các ngân hàng phải rất chủ động nhƣ: tự củng cố hoặc sáp nhập với ngân hàng khác.

Việc làm này phải đƣợc tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của ngƣời gửi tiền cũng nhƣ các bên liên quan nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực về mặt xã hội. Đây cũng là cơ hội để các TCTD hoạt động lành mạnh có thể tăng nhanh về quy mô cũng nhƣ khả năng cạnh tranh. Ngoài ra song song với quá trình này phải bảo đảm nguyên tắc minh bạch trong việc xử lý các NH có vấn đề, phải đảm bảo hệ thống NHTM vẫn là kênh dẫn vốn chủ đạo của nền kinh tế và cũng phải đảm bảo cho hệ thống này vận hành trơn tru. Dù dựa chủ yếu trên cơ sở tự nguyện và nguyên tắc thị trƣờng, song việc sáp nhập và hợp nhất các NH vẫn cần có những áp lực cần thiết để quá trình tái cấu trúc đi theo đúng lộ trình. Sau khi sáp nhập, hợp nhất, ngân hàng phải thực hiện các biện pháp cụ thể cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị theo phƣơng án đã đề ra để bảo đảm đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực an toàn hoạt

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)