Giải pháp 2.2: Hợp nhất

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 78 - 79)

Đối với một lĩnh vực nhạy cảm và có tính lan truyền rộng nhƣ tiền tệ, sáp nhập và hợp nhất là lựa chọn thích hợp hơn giải pháp phá sản. Bởi vì vấn đề phá sản một ngân hàng sẽ là vấn đề rất hệ trọng tại Việt Nam khi nền kinh tế còn non trẻ và tác động của việc phá sản ngân hàng là rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế, việc phá sản NH sẽ để lại rất nhiều hệ lụy cho cả nền kinh tế. Nhất là đối với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hệ thống NH với dƣ nợ tín dụng chiếm khoảng 120% GDP và vốn tự có của các NH hiện vẫn còn quá mỏng so với các nƣớc trên thế giới và khu vực nhƣ tại Việt Nam. Hơn nữa, đối với bất kỳ quốc gia nào, kể cả các nƣớc phát triển, phá sản chỉ là giải pháp cuối cùng khi chính phủ của các quốc gia này không thể nâng đỡ nổi các NH và hoạt động kinh doanh của các NH không còn hiệu quả nữa.

Tuy vậy thì hợp nhất vẫn đƣợc coi là phƣơng án tối ƣu hơn cả với những đặc tính nổi trội của nó. Trong trƣờng hợp các ngân hàng lựa chọn hình thức hợp nhất, thay vì sáp nhập, mua lại, thì khác biệt lớn nhất chính là không có những ngân hàng bị “biến mất” hoàn toàn dƣới sự quản lý của một ngân hàng (cũ) khác, mà là các ngân hàng chấp nhận hợp nhất chấm dứt sự tồn tại này để bắt đầu một sự tồn tại mới, chuẩn bị cho một sự phát triển mới. Hơn nữa, tính tự nguyện đƣợc đề cao trong thƣơng vụ hợp nhất, bởi nó chỉ có thể thực hiện đƣợc khi các bên tham gia hợp nhất nhận thức đầy đủ về những lợi ích cũng nhƣ khó khăn khi tiến hành thƣơng vụ này.

Nhiều đánh giá cho rằng số ngân hàng tại Việt Nam đã quá nhiều so với quy mô của nền kinh tế và một phần của tái cấu trúc là hợp nhất các ngân hàng nhỏ. Việc hợp nhất các ngân hàng nhỏ là cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên có vẫn nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ tại Việt Nam nhƣ Liên Việt Bank hoạt động vẫn tốt và hiệu quả. Nhìn rộng hơn, một số quốc gia nhƣ Đài Loan, Indonesia, Mỹ.. vẫn duy trì hệ thống ngân hàng lớn. Vì vậy điều đầu tiên là cần phải “phân loại” các ngân hàng và đánh giá kĩ lƣỡng các vấn đề của từng ngân hàng để có những chiến lƣợc phù hợp điều này cũng đã đƣợc NHNN làm trong thời gian này. Không chỉ những ngân hàng yếu, nhỏ, mà ngay cả các ngân hàng trong nhóm G14 (14

79

NHTM hàng đầu), ngân hàng có nguồn gốc quốc doanh cũng cần phải tái cấu trúc, vì sức ép suy thoái trên toàn cầu đã rất lớn, bên cạnh đó các vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam thì việc sáp nhập hợp nhất là điều cần thiết. Trong quá trình này, cần xây dựng phƣơng án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phƣơng án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an toàn hệ thống, không làm ảnh hƣởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm... Đồng thời các ngân hàng phải rất chủ động nhƣ: tự củng cố hoặc sáp nhập với ngân hàng khác.

Việc làm này phải đƣợc tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của ngƣời gửi tiền cũng nhƣ các bên liên quan nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực về mặt xã hội. Đây cũng là cơ hội để các TCTD hoạt động lành mạnh có thể tăng nhanh về quy mô cũng nhƣ khả năng cạnh tranh. Ngoài ra song song với quá trình này phải bảo đảm nguyên tắc minh bạch trong việc xử lý các NH có vấn đề, phải đảm bảo hệ thống NHTM vẫn là kênh dẫn vốn chủ đạo của nền kinh tế và cũng phải đảm bảo cho hệ thống này vận hành trơn tru. Dù dựa chủ yếu trên cơ sở tự nguyện và nguyên tắc thị trƣờng, song việc sáp nhập và hợp nhất các NH vẫn cần có những áp lực cần thiết để quá trình tái cấu trúc đi theo đúng lộ trình. Sau khi sáp nhập, hợp nhất, ngân hàng phải thực hiện các biện pháp cụ thể cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị theo phƣơng án đã đề ra để bảo đảm đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc xử lý các TCTD yếu kém về cơ bản theo trình tự trƣớc hết bảo đảm khả năng chi trả của ngân hàng, áp dụng các biện pháp kiểm soát, giám sát thích hợp, thực hiện sáp nhập, hợp nhất tự nguyện hoặc bắt buộc (khi cần thiết) và cơ cấu lại tài chính, quản trị, hoạt động.

Bên cạnh đó, có một số khó khăn khác cần đƣợc giải quyết nhƣ giá trị của mỗi ngân hàng khác nhau sẽ phải có tỷ lệ hoán đổi khác nhau khi sáp nhập, nhƣng để xử lý vấn đề này nhƣ thế nào thì cần phải có chiến lƣợc rõ ràng cụ thể; hay các vấn đề liên quan đến kế toán và đặc biệt là nhân sự cao cấp sau khi sáp nhập… Đây là những vấn đề cần đƣợc tính đến để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)