Khi xét đến nguyên nhân Sacombank bị thâu tóm, có nhiều quan điểm đƣợc đƣa ra nhƣ vấn đề quản trị, đầu tƣ, thị trƣờng không thuận lợi... Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nguyên nhân lớn nhất là do ngân hàng này đã sai lầm trong chiến lƣợc phát hành khi bán cổ phần cho các quỹ đầu tƣ chứ không phải nhà đầu tƣ chiến lƣợc. Trong thời gian gần đây, hằng năm, STB đều lên kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Trong khi cơ cấu cổ đông hiện hữu và cũng là cổ đông lớn của STB hầu hết là các tổ chức đầu tƣ, các quỹ có quy mô nhất định và STB chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định trong quỹ đó. Vì thế, khi STB phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu, để có tiền mua cổ phiếu mới, các quỹ buộc phải bán cổ phiếu cũ, lấy tiền mua cổ phiếu mới và cũng để cho khoản đầu tƣ vào STB của quỹ không vƣợt quá giới hạn quản trị rủi ro cho phép. Ngoài ra những tổ chức này không thể và cũng không cho phép họ góp vốn liên tục vào một công ty. Tuy nhiên để phát triển nhanh thì những ngƣời sáng lập phải chấp nhận pha loãng cổ phiếu và chia sẻ quyền lực với các cổ đông mới. Việc pha loãng giúp Sacombank cũng thu đƣợc khá nhiều tiền nhƣng khi cổ phiếu trôi nổi trên thị trƣờng nhiều quá và không nắm đƣợc các cổ đông lớn, thì đƣơng nhiên sẽ dễ mất kiểm
63
soát. Nhƣ vậy, với sức “đề kháng” khá yếu của ban lãnh đạo công ty và sự hấp dẫn của mình thì Sacombank trở thành miếng mồi ngon cho những ngƣời muốn thâu tóm. Thứ hai là do Sacombank là ngân hàng có triển vọng phát triển cao. Kết thúc năm 2011, Sacombank ƣớc đạt 2,740 tỷ đồng lợi nhuận trƣớc thuế; vốn chủ sở hữu đạt 14,224 tỷ đồng, trong đó gồm 10,740 tỷ đồng vốn điều lệ (theo đúng kế hoạch Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên 2010 thông qua); tổng tài sản khoảng 140,000 tỷ đồng; nguồn vốn huy động đạt trên 123,000 tỷ đồng; tổng dƣ nợ cho vay trên 78,400 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0.56% dƣ nợ cho vay so với bình quân của ngành khoảng 3.39%. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của Sacombank đạt 1.4–1.5%, thuộc nhóm các ngân hàng có chỉ số ROA cao nhất, đông thời là ngân hàng có mạng lƣới hoạt động lớn nhất Việt Nam với 408 điểm giao dịch tại 47/63 tỉnh. Ngoài ra sự tín nhiệm của các tổ chức tài chính quốc tế nhƣ IFC, FMO, ADB, Proparco… và những đánh giá cao của các tổ chức xếp hạng quốc tế nhƣ Moody, Fitch… đã góp phần thể hiện sự ổn định về hoạt động của Sacombank, cụ thể là triển vọng đối với các xếp hạng của tổ chƣ́c tín nhiê ̣m quốc tế nhƣ Moody’s và S &P đối vớ i ngân hàng này là “ổn đi ̣nh”. Với những điều này cũng đủ để khẳng định một thƣơng hiệu có giá trị hàng chục triệu đô. Vì vậy việc Sacombank là mục tiêu của những ngƣời đi thâu tóm là một điều dễ hiểu.