Ngày 4-8-2011, Dragon Capital – cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài tại Sacombank – bắt đầu bán toàn bộ hơn 61 triệu cổ phiếu STB (tƣơng ứng 6.66%) mà sau 10 năm tổ chức này nắm giữ. Ông Chang Hen Jui, chồng bà Huỳnh Quế Hà – phó chủ tịch thứ nhất HĐQT Sacombank, đã mua vào hơn 30,672 triệu cổ phiếu STB do Dragon Capital bán ra theo phƣơng thức thỏa thuận. Kể từ thời điểm này, thông tin về việc nhà đầu tƣ nội thu gom cổ phiếu Sacombank để giành quyền kiểm soát lan khắp thị trƣờng.
Từ ngày 15/11/2011, Sacombank bắt đầu mua lại 100 triệu cổ phiếu STB để làm cổ phiếu quỹ. Đây đƣợc xem là động thái tự vệ của ngân hàng này trƣớc nguy cơ bị thâu tóm ngày càng lộ diện.
Từ 16/11 đến 16/12/2011, STB bất ngờ đăng ký mua vào lƣợng cổ phiếu quỹ kỷ lục là 100 triệu đơn vị. Nếu tính theo giá tại thời điểm đó, STB sẽ phải chi hơn 1,300 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính quý III/2011, STB có thặng dƣ vốn và số dƣ các quỹ là 2,824 tỷ đồng). Khi đó, Chủ tịch Đặng Văn Thành tuyên bố sẽ tiếp tục mua cho đến khi giá của cổ phiếu này về đúng giá trị thực (không dƣới 20,000 đồng), đồng thời khẳng định, cho tới thời điểm chốt danh sách cổ đông vào tháng 8/2011, không có ai nắm giữ tới 30% cổ phần của Sacombank.
Ngày 6/1/2012, Công ty CP Cơ điện lạnh REE (REE) bán toàn bộ hơn 42 triệu cổ phiếu STB, tƣơng đƣơng 3.92% vốn cổ phần của Sacomban cho một nhóm nhà đầu tƣ nội địa
Ngày 9/1, Ngân hàng Australia and New Zealand Banking Group Limited (ANZ) – cổ đông nƣớc ngoài lớn nhất của Sacombank từ 2005 – đăng ký bán toàn bộ hơn 103 triệu cổ phiếu STB, tƣơng đƣơng 9.61% cổ phần của Sacombank. Ngƣời nhận chuyển nhƣợng là Eximbank, tỉ lệ nắm giữ sau giao dịch này là 9.73% vốn cổ phần của Sacombank.
Ngày 17/2, Eximbank – cổ đông nắm giữ 9.73% vốn cổ phần của Sacombank – gửi văn bản cho Sacombank và các cơ quan chức năng, chính thức tuyên bố là đại diện ủy quyền của hơn 51% vốn cổ phần của Sacombank (còn liên minh của ông Đặng Văn
65
Thành đang nắm giữ khoảng 36%) và đƣa ra yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo Sacombank. Mọi nỗ lực phòng thủ của ban lãnh đạo hiện thời của Sacombank không mang lại hiệu quả. Đầu tháng 3/2012, Temasek Holdings đã bán 21.9 triệu cổ phiếu STB tƣơng đƣơng 2.04% vốn cổ phần Ngân hàng Sacombank. Giao dịch trị giá hơn 500 tỷ đồng đƣợc thực hiện bằng giao dịch thỏa thuận vào cuối tuần trƣớc. Nhƣ vậy, sau Dragon Capital, Ngân hàng ANZ và CTCP Cơ điện lạnh, lần lƣợt trong vòng 6 tháng qua, một loạt các cổ đông lớn, tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài đã thoái vốn khỏi Sacombank. Các giao dịch lớn tại Sacombank gần đây đƣợc thị trƣờng đặc biệt quan tâm do liên quan đến nghi vấn bị thâu tóm và động thái phòng thủ chống thâu tóm. Hoạt động thâu tóm là một quá trình và Eximbank đã làm, nhƣ mua gom cổ phiếu và thiết lập quyền đại diện cổ đông; Eximbank chính thức công khai việc “thâu tóm” Sacombank khiến thị trƣờng không khỏi ngỡ ngàng về một tiền lệ mới trong mua bán, sáp nhập ngành ngân hàng ở Việt Nam. Đó không phải là thỏa thuận hợp nhất mà thâu tóm từ từ bằng cách gom cổ phiếu và vận động cổ đông lớn. Hợp nhất, sáp nhập, thâu tóm ngân hàng đã không còn là chuyện mới mẻ ở Việt Nam. Nhƣng cách thâu tóm theo kiểu mua cổ phiếu cá nhân nhƣ việc Eximbank đã làm với Sacombank thì chƣa có trong tiền lệ.