Chất lƣợng tài sản của hệ thống ngân hàng ngày một xấu hơn

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 44 - 46)

Nhƣ đã nêu ở trên, trong những năm qua, tăng trƣởng tín dụng của Việt Nam rất nóng. Cụ thể, mức tăng trung bình giai đoạn 2000–2010 lên đến 31,55%, cao hơn so với tốc độ tăng GDP cùng thời kỳ, khoảng 17%. Nếu so sánh với các nƣớc trong khu vực ASEAN và các nƣớc ở Châu Á, thì mức tăng trƣởng tín dụng của Việt Nam luôn ở mức cao, đặc biệt vào các năm 2007 và 2009 với mức tăng trƣởng lần lƣợt là 51% và 37,73% so với các năm trƣớc đó. Tuy nhiên, tính trung bình lũy kế 4 tháng đầu năm 2012, tăng trƣởng tín dụng của Việt Nam âm tới 1,71%. Đây là kết quả của những lo ngại về việc tích tụ rủi ro vào trong hàng tồn kho trong bối cảnh không có đầu ra của các ngân hàng.

Chính sự tăng trƣởng tín dụng quá nhanh này, trong khi năng lực quản lý rủi ro thấp và những bất cập trong điều hành CSTT, lãi suất của cơ quan quản lý nhà nƣớc đã dẫn đến chất lƣợng tài sản của hệ thống ngân hàng ngày một xấu hơn. Cụ thể là nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng tính đến hết quý II/2011tăng nhanh lên mức 71,6 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 20 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2010 và tăng 45,1% so với cùng kỳ năm trƣớc).

Hình 3.2: Tăng trƣởng tín dụng của Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực (%, thay đổi hàng năm)

45

Tốc độ tăng trung bình của nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2011 là 7.3%/tháng, cao gấp đôi mức bình quân tháng của năm 2010. Tính đến cuối năm 2011, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nƣớc, nợ xấu toàn hệ thống chiếm 3.5%. Tuy nhiên, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam Nguyễn Văn Bình, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống trong 5 tháng đầu năm 2012 lên tới 10%, đạt mức 100 nghìn tỷ đồng. Nhƣ vậy, trong khi tăng trƣởng tín dụng toàn hệ thống vẫn âm thì nợ xấu lại không ngừng tăng mạnh, đồng thời tốc độ tăng của nợ xấu nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trƣởng tín dụng, là bằng chứng cho thấy chất lƣợng tín dụng đang suy giảm, cũng nhƣ phản ánh sự khó khăn của cac doanh nghiệp và rủi ro tín dụng tăng cao của hệ thống ngân hàng hiện nay.

Hình 3.3: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống và của một số ngân hàng năm 2010

Nguồn: VCBS Nợ xấu gia tăng có thể là hệ quả của những rủi ro chồng chéo giữa thị trƣờng tiền tệ với thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bất động sản. Khi mà các công ty chứng khoán tích cực huy động vốn dƣới nhiều hình thức, trong đó có vay nợ ngân hàng và sử dụng nguồn vốn đó cho các nhà đầu tƣ vay lại qua các đợt repo, margin…Trong khi thị trƣờng suy giảm mạnh, thì khả năng quản trị của các công ty chứng khoán còn tỏ ra còn nhiều yếu kém, điều này đã dẫn đến nhiều khoản nợ không thể chi trả. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, với sự gia tăng ồ ạt tín dụng đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản, khi thị trƣờng suy giảm đã tạo nên một khoản nợ xấu rất lớn cho hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, trong cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam, khối NHTMNN chiếm ƣu thế về vốn, cũng nhƣ thị phần huy động vốn và tín dụng với khách hàng truyền thống của

46

khối này là các Tổng công ty nhà nƣớc. Việc cho vay các DN quốc doanh sẽ tiềm tàng nguy cơ nợ xấu cao hơn so với các DN khác. Theo thống kê của NHTW, trong 2,5% nợ xấu toàn ngành của năm 2010, có tới 60% là nợ xấu của các DN quốc doanh. Con số thực tế về nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam nếu áp dụng đúng chuẩn quốc tế về ghi nhận nợ NPL trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, thật sự vẫn là một ẩn số.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 44 - 46)