Đánh giá thƣơng vụ sáp nhập ba ngân hàng

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 70 - 71)

Trên thực tế, vụ sáp nhập 3 ngân hàng năm 2011 thành NHTMCP Sài Gòn (SCB) tƣơng đối xuôi chèo mát mái với sự hậu thuẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc và Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. SCB* đang từng bƣớc giải quyết một số tồn đọng của ba ngân hàng tham gia sáp nhập, đồng thời cơ cấu lại toàn bộ mô hình tổ chức, bộ máy nhân sự, mạng lƣới giao dịch để hoạt động hiệu quả hơn.

Việc quyết định tự nguyện sáp nhập ngay khi vừa có thông tƣ định hƣớng của NHNN cho thấy sự nhạy bén cũng nhƣ tầm nhìn của lãnh đạo ba ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động nhƣ hiện nay, việc tồn tại với vị thế yếu kém với những khoản nợ xấu khổng lồ có thể khiến ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản trong thời gian ngắn. Sáp nhập lại với nhau để có thể cùng giải quyết những vấn đề chung mang tính hệ thống và hạn chế những vấn đề mang tính phi hệ thống sẽ giúp các ngân hàng có xác suất tồn tại cao hơn việc tự đứng một mình. Không chỉ thế, chọn thời điểm thích hợp giúp cho việc sáp nhập này đƣợc hỗ trợ từ NHNN nên khá thuận buồm xuôi gió.

71

Về quá trình thực hiện, nhƣ đã trình bày ở trên, 3 tháng để hoàn tất các thủ tục cần thiết đƣợc coi là một kỷ lục trong nền kinh tế nói chung, khu vực ngân hàng nói riêng tại Việt Nam. Điều này cho thấy quyết tâm lớn và sự nghiêm túc của bản thân các ngân hàng tham gia sáp nhập. Không chỉ thế, điều này còn neo lại niềm tin của NHNN, của các nhà đầu tƣ, của thị trƣờng về viễn cảnh tƣơi sáng hơn của ngân hàng sau khi sáp nhập. Các nguyên tắc, phƣơng pháp sáp nhập đƣợc xác định và thông báo rõ ràng về việc luôn đảm bảo lợi ích của nhà đầu tƣ trên các phƣơng tiện thông tin cùng với sự can thiệp của NHNN giúp nhà đầu tƣ, ngƣời dân sử dụng dịch vụ của cả ba ngân hàng an tâm hơn, từ đó tránh khỏi việc mất ổn định do tâm lý nhà đầu tƣ, ngƣời dân trên thị trƣờng.

Có thể thấy, sau khi sáp nhập, ngân hàng vẫn tiếp tục các công việc liên quan nhằm giữ ổn định và đạt đƣợc hiệu quả của việc sáp nhập. Điều này đƣợc đánh giá là quan trọng với hoạt động này vì thực tế có thể thấy, sáp nhập là một chuyện, duy trì các hoạt động sau sáp nhập và đảm bảo cho sự hiệu quả của hoạt động để cho thấy sự sáp nhập là đúng đắn lại là một câu chuyện dài khác. Ở đây đòi hỏi ở ban lãnh đạo ngân hàng sự tập trung vào những mục tiêu rõ ràng, phù hợp trong thời gian đã dự kiến (nhƣ trong vụ này là 3 năm).

Thực tế hiệu quả của việc sáp nhập ba ngân hàng nhƣ thế nào thì phải chờ thời gian thể hiện qua những kết quả của các tháng tiếp theo sau khi sáp nhập. Việc thực hiện thƣơng vụ này, có thể thấy đây là bƣớc đi đầu tiên của Chính phủ trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với những thành công bƣớc đầu của thƣơng vụ này, NHNN tiến tới việc kiểm soát chặt chẽ và hoàn tất phƣơng án xử lý thêm 6 ngân hàng yếu kém trong năm 2012.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)