Thực trạng việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 50 - 54)

3.3.1. Định hƣớng và chiến lƣợc của Chính phủ trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam

Nhận ra đƣợc tính bức thiết của việc phải tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những định hƣớng và chiến lƣợc cụ thể cho việc thực hiện tái cấu trúc.

Họp từ ngày 6 đến ngày 10/10/2011, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ ba khóa XI đã quyết định tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Theo đó, trong 5 năm tới, cần tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất: (1) tái cơ cấu đầu tƣ với trọng tâm là đầu tƣ công; (2) cơ cấu lại thị trƣờng tài chính với trọng tâm là

51

tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính; (3) tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nƣớc. Đặc biệt, khi nói về tái cơ cấu hệ thống NHTM, Hội nghị có đƣa ra kết luận: “Từng bƣớc giảm tỷ lệ cung cấp vốn cho đầu tƣ phát triển từ hệ thống NHTM; nâng cao chất lƣợng các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Cấu trúc lại hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính theo hƣơng giảm số lƣợng; giảm nhanh số lƣợng NHTM và tổ chức tài chính yếu kém; sáp nhập, hợp nhất các NHTM, các tổ chức tài chính nhỏ… để có số lƣợng phù hợp các NHTM và tổ chức tài chính có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống.”

Thực hiện quyết định trên, ngày 9/11 Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thƣờng kỳ tháng 10/2011 trong đó nêu rõ: Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nƣớc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trƣơng xây dựng Đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ trong tháng 11/2011. Ngày 01/03/2012, Chính phủ ban hành Quyết định số 253/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011–2015”. Ngày 18/04/2012, NHTW đã ban hành Quyết định số 734/QĐ-NHNN phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Đề án.

Theo Đề án, mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD là “Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển đƣợc hệ thống các TCTD đa dạng theo hƣớng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính - ngân hàng của nền kinh tế”. Còn trong giai đoạn 2011–2015 sẽ tập trung vào vấn đề “lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; nâng cao trật tự, kỷ cƣơng và nguyên tắc thị trƣờng trong hoạt động ngân hàng”.

Đề án cũng nêu rõ quan điểm cơ cấu lại hệ thống các TCTD và từng TCTD là một quá trình thƣờng xuyên, liên tục và toàn diện; củng cố, phát triển hệ thống các TCTD đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của

52

nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đề án khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của ngƣời gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật. Đặc biệt sẽ không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nƣớc, tối thiểu hóa chi phí để xử lý những vấn đề của hệ thống các TCTD.

Đi sâu hơn về NHTM, Đề án định hƣớng đối với những ngân hàng nhà nƣớc sẽ “nâng cao vai trò, vị trí chi phối của các NHTMNN; bảo đảm các NHTMNN thật sự là lực lƣợng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các TCTD, có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015 hình thành đƣợc 1–2 NHTMNN đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh.” “Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các NHTMNN, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đƣợc thực hiện cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp và đảm bảo Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối tại các NHTMNN sau cổ phần hóa.” “Phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN dƣới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các phƣơng thức huy động vốn; kiểm soát tăng trƣởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn; từng bƣớc giảm tỷ lệ dƣ nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015.”

Còn đối với những NHTMCP thì cần chấn chỉnh, sắp xếp lại, bảo đảm hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật và cùng với các NHTMNN giữ cho hệ thống các TCTD ổn định và phát triển vững chắc. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động và quản trị, đặc biệt là chất lƣợng tài sản, công nợ, vốn tự có và mức độ an toàn của từng ngân hàng, các ngân hàng này sẽ đƣợc phân loại làm 3 nhóm: lành mạnh, thiếu thanh khoản tạm thời và yếu kém và có từng biện pháp cơ cấu thích hợp với từng nhóm, phù hợp với mức độ rủi ro, yếu kém và điều kiện cụ thể của ngân hàng. Đề án cũng đƣa ra giải pháp cơ cấu lại 3 nhóm ngân hàng nêu trên. Trong đó, nội dung cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém bao gồm: lành mạnh hóa về tài chính; cơ cấu lại hoạt động; cơ cấu lại hệ thống quản trị; cơ cấu lại pháp nhân và sở hữu. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam tái cấp vốn cho ngân hàng thiếu thanh khoản trên cơ sở hồ sơ tín dụng

53

có chất lƣợng tốt với mức tối đa tƣơng đƣơng vốn điều lệ của ngân hàng đƣợc tái cấp vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng yếu kém phải chịu sự giám sát đặc biệt một cách chặt chẽ, toàn diện của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về quản trị, điều hành, tài chính và hoạt động. Sau khi áp dụng các biện pháp bảo đảm khả năng chi trả, ngân hàng yếu kém đƣợc sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện. Nếu không thể thực hiện một cách tự nguyện, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở bắt buộc đối với ngân hàng yếu kém;...

Về lộ trình triển khai Đề án, Chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc xác định:

⁻ Năm 2011–2012: Tập trung đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lƣợng tài sản và nợ xấu của các TCTD; đánh giá và phân loại tổ chức tín dụng; xây dựng và triển khai phƣơng án cơ cấu lại các TCTD, trong đó ƣu tiên xử lý các TCTD yếu kém; tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các TCTD; triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD; cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị.

⁻ Năm 2013: Hoàn thành căn bản việc sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt động ngân hàng; tiếp tục triển khai lành mạnh hóa tài chính (bao gồm xử lý nợ xấu và tăng vốn điều lệ), cơ cấu lại hoạt động và quản trị của các TCTD; hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của các NHTMCP yếu kém.

⁻ Năm 2014–2015: Hoàn thành căn bản cơ cấu lại tài chính của TCTD; các TCTD đáp ứng đầy đủ mức vố điều lệ thực và các chuẩn mực, giới hạn an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật; tiếp tục triển khai cơ cấu hoạt động và quản trị; tiếp tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện.

Cuối cùng, đề án cũng lƣu ý “quá trình củng cố, chấn chỉnh, cơ cấy lại hệ thống các TCTD đƣợc tiến hành với chi phí thấp nhất, loại trừ nguy cơ đổ vỡ ngân hàng ngoài tầm kiểm soát, bảo đảm giữ vững sự an toàn, ổn định của hệ thống, đồng thời không gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự xã hội.” Nhƣ vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta đã hoạch định cụ thể lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011–2015. Trong cuối năm 2011 và đầu năm 2012, Chính phủ đã có những hành động cụ thể nhƣng đây cũng chỉ mới là bƣớc đi đầu tiên trong quá trình tái cấu trúc. Các phần tiếp theo sẽ trình bày cụ thể về những động thái của Chính phủ và

54

những chuyển biến trên thị trƣờng qua thƣơng vụ sáp nhập ba NHTMCP Sài Gòn, Đệ nhất, Tín nghĩa Việt Nam và thƣơng vụ Sacombank.

3.3.2. Thƣơng vụ sáp nhập ba ngân hàng: NH TMCP Sài Gòn, NH Việt Nam Tín nghĩa và NH TMCP Đệ Nhất

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 50 - 54)