Thực trạng hệ thống ngân hàng việt nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 41)

42

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, tính đến tháng 6 năm 2011, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam bao gồm: 5 ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (NHTMNN); 1 ngân hàng chính sách xã hội; 37 ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP); 48 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; 5 ngân hàng liên doanh; 48 văn phòng đại diện ngân hàng nƣớc ngoài; 17 công ty tài chính; 13 công ty cho thuê tài chính. Ngoài ra, Việt Nam còn có Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) và Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ƣơng với 915 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Hệ thống tài chính của Việt Nam đã phát triển rất mạnh kể từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX đến nay và đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nƣớc. Với tổng tài sản gấp hơn 2 lần so với GDP, trong đó, tổng vốn tín dụng cho nền kinh tế đã tăng rất nhanh và lên đến 125% GDP vào cuối năm 2010, hệ thống các TCTD nói chung, ngân hàng thƣơng mại (NHTM) nói riêng đã trở thành nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, cả vốn ngắn, trung và dài hạn, cả vốn bằng VND cũng nhƣ bằng ngoại tệ. Một số NHTM và TCTD lớn đã vƣơn lên thành tập đoàn tài chính với quy mô vốn điều lệ tƣơng đƣơng hàng trăm triệu USD, hoạt động đầu tƣ trong nhiều lĩnh vực nhƣ chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, vàng và ngoại tệ, cho thuê tài chính… thông qua hệ thống hàng trăm chi nhánh, sử dụng hàng vạn lao động, thành lập nhiều công ty con… đạt lợi nhuận mỗi năm tới hàng ngàn tỉ VND.

Sự lớn mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam thể hiện ở sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp của ngành vào GDP hàng năm. Theo báo cáo “Chiến lƣợc tổng thể phát triển ngành dịch vụ Việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” thì đến cuối năm 2009, tổng số vốn đăng ký đã tăng gấp 12 lần, tổng tài sản và tiền gửi tăng hơn 16 lần và các khoản vay tăng khoảng 14 lần so với năm 1997.

Đối với hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại cũng đạt đƣợc sự tăng trƣởng một cách nhanh chóng nhờ sự đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng cũng nhƣ mở rộng thêm các chi nhánh, phòng giao dịch. Tăng trƣởng tín dụng và huy động luôn ở mức cao trên 20%. Mức tăng trung bình cho tín dụng và huy động trong giai đoạn 2000–2010 lần lƣợt là 31.55% và 28.91%, trong đó

43

đỉnh điểm là năm 2007 với 53.89% và 47.64%. Tốc độ cung tiền M2 trong giai đoạn 2005 – 2010 cũng đạt trung bình 29.19%.

Đặc biệt, sự phát triển các dịch vụ thanh toán của ngân hàng thƣơng mại rất mạnh mẽ, biểu hiện cụ thể qua số lƣợng máy ATM và thẻ tăng lên nhanh chóng. Số lƣợng ATM tăng mạnh từ 1.800 trong năm 2005 lên 11.700 trong năm 2010, trong khi đó số lƣợng thẻ tín dụng và ghi nợ đƣợc phát hành cũng đã tăng lên gấp đôi trong giai đoạn 2008– 2010, đạt 31,7 triệu thẻ. Kết quả này đạt đƣợc nhờ thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình và nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt đƣợc, thì vẫn còn tồn tại những thực trạng nổi cộm trong giai đoạn gần đây. Những thực trạng này ảnh hƣởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, do đó, cần phải có các biện pháp để giải quyết các thực trạng này. Phần tiếp theo sẽ trình bày về những thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Hình 3.1: Tăng trƣởng tín dụng và tăng trƣởng huy động vốn 2000–2010

Nguồn: SBV, VCBS

3.2.2. Thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam

Bất kỳ một cuộc khủng hoảng tài chính nào cũng đều liên quan đến bốn vấn đề chính trong ngành ngân hàng, đó là: (1) Tính thanh khoản yếu kém; (2) Không đảm bảo vốn tự có; (3) Chất lƣợng tài sản kém; (4) Các vấn đề trong quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay cũng đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng này, có nguy cơ gây ra một sự đổ vỡ cho toàn hệ thống.

44

3.2.2.1. Chất lƣợng tài sản của hệ thống ngân hàng ngày một xấu hơn

Nhƣ đã nêu ở trên, trong những năm qua, tăng trƣởng tín dụng của Việt Nam rất nóng. Cụ thể, mức tăng trung bình giai đoạn 2000–2010 lên đến 31,55%, cao hơn so với tốc độ tăng GDP cùng thời kỳ, khoảng 17%. Nếu so sánh với các nƣớc trong khu vực ASEAN và các nƣớc ở Châu Á, thì mức tăng trƣởng tín dụng của Việt Nam luôn ở mức cao, đặc biệt vào các năm 2007 và 2009 với mức tăng trƣởng lần lƣợt là 51% và 37,73% so với các năm trƣớc đó. Tuy nhiên, tính trung bình lũy kế 4 tháng đầu năm 2012, tăng trƣởng tín dụng của Việt Nam âm tới 1,71%. Đây là kết quả của những lo ngại về việc tích tụ rủi ro vào trong hàng tồn kho trong bối cảnh không có đầu ra của các ngân hàng.

Chính sự tăng trƣởng tín dụng quá nhanh này, trong khi năng lực quản lý rủi ro thấp và những bất cập trong điều hành CSTT, lãi suất của cơ quan quản lý nhà nƣớc đã dẫn đến chất lƣợng tài sản của hệ thống ngân hàng ngày một xấu hơn. Cụ thể là nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng tính đến hết quý II/2011tăng nhanh lên mức 71,6 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 20 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2010 và tăng 45,1% so với cùng kỳ năm trƣớc).

Hình 3.2: Tăng trƣởng tín dụng của Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực (%, thay đổi hàng năm)

45

Tốc độ tăng trung bình của nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2011 là 7.3%/tháng, cao gấp đôi mức bình quân tháng của năm 2010. Tính đến cuối năm 2011, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nƣớc, nợ xấu toàn hệ thống chiếm 3.5%. Tuy nhiên, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam Nguyễn Văn Bình, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống trong 5 tháng đầu năm 2012 lên tới 10%, đạt mức 100 nghìn tỷ đồng. Nhƣ vậy, trong khi tăng trƣởng tín dụng toàn hệ thống vẫn âm thì nợ xấu lại không ngừng tăng mạnh, đồng thời tốc độ tăng của nợ xấu nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trƣởng tín dụng, là bằng chứng cho thấy chất lƣợng tín dụng đang suy giảm, cũng nhƣ phản ánh sự khó khăn của cac doanh nghiệp và rủi ro tín dụng tăng cao của hệ thống ngân hàng hiện nay.

Hình 3.3: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống và của một số ngân hàng năm 2010

Nguồn: VCBS Nợ xấu gia tăng có thể là hệ quả của những rủi ro chồng chéo giữa thị trƣờng tiền tệ với thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bất động sản. Khi mà các công ty chứng khoán tích cực huy động vốn dƣới nhiều hình thức, trong đó có vay nợ ngân hàng và sử dụng nguồn vốn đó cho các nhà đầu tƣ vay lại qua các đợt repo, margin…Trong khi thị trƣờng suy giảm mạnh, thì khả năng quản trị của các công ty chứng khoán còn tỏ ra còn nhiều yếu kém, điều này đã dẫn đến nhiều khoản nợ không thể chi trả. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, với sự gia tăng ồ ạt tín dụng đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản, khi thị trƣờng suy giảm đã tạo nên một khoản nợ xấu rất lớn cho hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, trong cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam, khối NHTMNN chiếm ƣu thế về vốn, cũng nhƣ thị phần huy động vốn và tín dụng với khách hàng truyền thống của

46

khối này là các Tổng công ty nhà nƣớc. Việc cho vay các DN quốc doanh sẽ tiềm tàng nguy cơ nợ xấu cao hơn so với các DN khác. Theo thống kê của NHTW, trong 2,5% nợ xấu toàn ngành của năm 2010, có tới 60% là nợ xấu của các DN quốc doanh. Con số thực tế về nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam nếu áp dụng đúng chuẩn quốc tế về ghi nhận nợ NPL trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, thật sự vẫn là một ẩn số.

3.2.2.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có xu hƣớng giảm mạnh

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là một thƣớc đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó đƣợc tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Thông qua tỉ lệ này, có thể xác định đƣợc khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành nhƣ thế nào. Hiện nay, trên thế giới đang áp dụng tỷ lệ CAR là 12% theo chuẩn mực Basel II, trong khi ở Việt Nam, tỷ lệ này dao động từ 8%–11%. Tỷ lệ CAR trong tháng 6 năm 2011 tính chung cho toàn hệ thống là 11,97%, giảm 0,61 điểm % so với cuối năm 2010. Số ngân hàng không đảm bảo tỷ lệ CAR tăng từ 2/47 ngân hàng tháng 6/2011 lên 17/42 ngân hàng vào tháng 9/2011. Nhƣ vậy, trong khi cần thiết phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực Basel II thì tỷ lệ này ở Việt Nam lại có xu hƣớng giảm mạnh trong thời gian gần đây.

Hình 3.4: Tỷ lệ CAR của Việt Nam so với các nƣớc và thế giới năm 2010

47

3.2.2.3. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều

rủi ro hơn

Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang đứng trƣớc những lo ngại về tính thanh khoản với nhiều rủi ro tiềm ẩn, cụ thể đƣợc thể hiện qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, các cuộc đua về lãi suất của các ngân hàng thời gian gần đây, với việc các

ngân hàng liên tục vƣợt trần 14%/năm trong năm 2011. Các ngân hàng chạy đua dƣới nhiều hình thức, đẩy chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay tăng lên chạm ngõ 4.5%–5%/năm, khiến cho lãi suất qua đêm lên đến 20% vào đầu tháng 10/2011. Điều này cho thấy sự khó khăn về thanh thỏa của các ngân hàng hiện nay rất nghiêm trọng.

Thứ hai, đƣờng cong lãi suất chuẩn của Việt Nam đi ngƣợc lại với dạng đƣờng cong

lãi suất chuẩn thông thƣờng. Theo dạng thông thƣờng, lãi suất dài hạn phải cao hơn lãi suất ngắn hạn, tuy nhiên, các ngân hàng ở Việt Nam sẵn sàng trả lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài dạn và các ngân hàng phải huy động vốn bằng mọi giá để giải tỏa tạm thời vấn đề căng thẳng về luồng tiền.

Hình 3.5: Đƣờng cong lãi suất huy động tại Việt Nam

Nguồn: StoxPlus. Số liệu thống kê từ 4 ngân hàng lớn nhất, trước khi Thông tư 30 về trần lãi suất không kỳ hạn ra đời.

Thứ ba, áp lực thanh khoản cũng có thể đƣợc nhìn nhận dựa vào việc chỉ tiêu cho

48

năm 2010, tỷ lệ này là 1,01%, tăng 6,32%. Nguyên nhân chính có thể là do tăng trƣởng tín dụng luôn cao hơn tăng trƣởng M2, tạo áp lực thanh khoản lớn cho toàn hệ thống.

Năm 2008 2009 2010 Ƣớc 2011

LDR 0.95 1.01 1.01 1.02–1.03

Bảng 3.1: Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) giai đoạn 2008–2011 (%)

Nguồn: UBGSTCQG

Thứ tư, một thực tế có thể thấy ở Việt Nam đó là việc các cán bộ tín dụng của Việt

Nam đi tiếp thị trực tiếp khách hàng để huy động vốn tiết kiệm và khách hàng đƣợc “mặc cả” với ngân hàng về lãi suất. Đây là một minh chứng rõ nét, cho thấy sự thiếu hụt thanh khoản trầm trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

3.2.2.4. Quy mô vốn của các ngân hàng còn rất nhỏ, hiệu quả hoạt động

chƣa cao theo chuẩn quốc tế

Tuy phát triển nhanh về số lƣợng, nhƣng quy mô vốn của các ngân hàng còn rất khiêm tốn so với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Quy mô vốn nhỏ dẫn đến các ngân hàng thiếu hụt về tài chính và nhân lực để có thể áp dụng các công nghệ mới, hiện đại, cũng nhƣ đa dạng các dịch vụ ngân hàng. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam chƣa cao nếu xét theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Hình 3.6: Quy mô ngành ngân hàng của Việt Nam và một số quốc gia

49

Minh chứng cho thấy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng chƣa cao thể hiện rõ nét qua tỷ số ROA và ROE của các ngân hàng. Các tỷ số này của Việt Nam rất thấp so với các nƣớc trong khu vực. Trong báo cáo “Chiến lƣợc tổng thể phát triển ngành dịch vụ VIệT NAM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”, tỷ số ROA và ROE của Việt Nam là 1.0 và 9.7%, trong khi các con số tƣơng ứng ở Malaysia là 18.5 và 1.5. Rõ

ràng, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng hiện nay là một việc bức thiết, cần phải đƣợc thực hiện ngay.

. Hình 3.7: Hệ số ROE của Việt Nam và một số nƣớc năm 2010 (%)

Nguồn: Fitch, IMF, Central banks

3.2.2.5. Năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam so với

khu vực và thế giới còn rất thấp

Năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng đƣợc biểu thị qua các mặt sau: (1) Năng lực tài chính; (2) Năng lực thị phần; (3) Năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực; (4) Năng lực cạnh tranh về công nghệ; (5) Năng lực cạnh tranh về kênh phân phối; (6) Năng lực cạnh tranh về mở rộng và phát triển dịch vụ; (7) Năng lực cạnh tranh thƣơng hiệu. Nhƣ đã phân tích ở trên, với quy mô nhỏ và hiệu quả hoạt động chƣa cao đã dẫn đến những sự yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở các mảng năng lực tài chính, năng lực thị phần, năng lực cạnh tranh nhân lực, năng lực canh tranh công nghệ, mở rộng dịch vụ và thƣơng hiệu so với các nƣớc trong khu vực. Có thể thấy rõ sự yếu kém trong

50

năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong nội bộ ngành ngân hàng Việt Nam. Với sự gia nhập của các ngân hàng nƣớc ngoài, sức ép cạnh tranh đè nặng lên các ngân hàng trong nƣớc. Mặc dù có hệ thống phân phối rộng lớn, cũng nhƣ có lịch sử lâu đời và các khách hàng truyền thống, nhƣng các ngân hàng trong nƣớc khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài về mức độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, về nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro. Trong báo cáo phát triển tài chính 2008 của WEF, Việt Nam chỉ xếp hạng 49 trên tổng số 52 nƣớc đƣợc đánh giá.

Nhƣ vậy, với bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay, việc tái cơ cấu nền kinh tế là hƣớng đi đúng đắn để đƣa đất nƣớc thoát khỏi suy thoái. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nên là bƣớc đi đầu tiên trong tái cấu trúc nền kinh tế, bởi những yếu kém trong bộ phận này hiện nay là những mầm mống dẫn đến một cuộc khủng hoảng, đổ vỡ của cả nền kinh tế. Trong năm 2011–2012, Chính phủ cũng đã có những thông tƣ, những quy định và những hành động cụ thể để thực hiện quá trình này, với lộ trình đến năm 2015 sẽ mang lại một diện mạo mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Phần tiếp theo sẽ trình bày những chiến lƣợc trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cũng nhƣ các việc làm cụ thể của Chính phủ trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011–2015.

3.3. Thực trạng việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay

3.3.1. Định hƣớng và chiến lƣợc của Chính phủ trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam

Nhận ra đƣợc tính bức thiết của việc phải tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những định hƣớng và chiến lƣợc cụ thể cho việc thực hiện

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 41)