Giải pháp 2.3: Giải quyết vấn đề thanh khoản

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 79)

80

Ngân hàng Nhà nƣớc có thể đƣa ra cơ chế thanh khoản đặc biệt và dùng các giao dịch phi tiền mặt nhƣ bảo lãnh các khoản vay trên thị trƣờng liên ngân hàng để tạo sự tin tƣởng khi các ngân hàng và các tổ chức cho vay lẫn nhau. Nhƣng không phải bảo lãnh “suông” hay bảo lãnh “ngầm”. NHNN sẽ công khai tính phí bảo lãnh rất cao nhằm cứu thanh khoản của các ngân hàng gặp khó về luồng tiền. Ngoài ra, để giải quyết thanh khoản, NHNN có thể cho vay nhƣng có đảm bảo dƣới hình thức trái phiếu có bảo đảm. Với hình thức này, ngân hàng sẽ có vốn hoạt động và NHNN có đƣợc sự an toàn trong việc cho vay các NHTM.

4.2.4. Giải pháp 2.4: Mở rộng quyền sở hữu của nước ngoài trong thời gian nhất định

Cần triển khai việc cải cách và cơ cấu lại hoạt động ngân hàng một cách linh hoạt theo hƣớng tìm kiếm sự trợ giúp các ngân hàng yếu kém từ ngân hàng nƣớc ngoài một cách thận trọng. Đồng thời chuẩn bị một nền tảng vững chắc cho công tác thanh tra giám sát chặt chẽ. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp để hƣớng các ngân hàng nƣớc ngoài khi đƣợc phép gia nhập thị trƣờng phải tập trung nguồn lực tín dụng cho các khu vực chủ chốt của nền kinh tế, đồng thời, tuân thủ các quy định về giới hạn hoạt động tại một vài khu vực, lĩnh vực chính yếu.

4.2.5. Giải pháp 2.5: Cần có các biện pháp nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng

sau khi đã được tái cơ cấu

Điều này nhằm khắc phục những yếu kém về quản trị, điều hành hiện nay của các ngân hàng và đổi mới hệ thống quản trị theo hƣớng áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Các biện pháp cần đƣợc thực hiện:

Thứ nhất, tăng tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng thông qua việc áp dụng cơ chế mới về công bố thông tin; đẩy mạnh niêm yết cổ phiếu các NHTMCP trên thị trƣờng chứng khoán; tăng tính đại chúng.

Thứ hai, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc là cổ đông hoặc có vốn góp tại các TCTD phải có kế hoạch hợp lý thoái vốn đầu tƣ và chấm dứt kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.

Thứ ba, hạn chế sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn đối với NHTMCP; kiên quyết xử lý đối với các cổ đông lớn, ngƣời có liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu

81

cổ phần tại NHTMCP và các TCTD sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Cổ đông, nhà đầu tƣ, ngân hàng vi phạm quy định về góp vốn, mua, sở hữu vốn, cổ phần phải đƣợc xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ tƣ, nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các ngân hàng.

Thứ năm, triển khai các quy trình, chính sách kinh doanh nội bộ lành mạnh; áp dụng có hiệu quả các phƣơng thức quản trị, điều hành tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật; phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel, trong đó tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng (giá cả, lãi suất, tỷ giá) và rủi ro tác nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là vấn đề cấp thiết hiên nay, tuy nhiên để thực hiện một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất là vấn đề mang tính thách thức đối với Việt Nam. Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích chúng tôi đƣa ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này.

Hƣớng đi chung của quá trình tái cấu là việc tái cấu trúc phải đồng bộ, lành mạnh, phải có lộ trình, có bƣớc đi, có giải pháp thật cụ thể trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, hƣớng tới đảm bảo hệ thống ngân hàng lành mạnh, đủ sức cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn; đồng thời, đảm bảo đủ năng lực đáp ứng vốn cũng nhƣ chất lƣợng dòng vốn cho phát triển kinh tế. Giải pháp cụ thể thì chúng tôi chia thành 2 nhóm giải pháp dựa trên đối tƣợng mà các giải pháp hƣớng đến đó là nhà nƣớc và các NHTM.

Đối với nhà nƣớc thì cần phải có các khuôn khổ pháp lý cho phép Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc can thiệp vào quá trình tái cấu trúc. Đồng thời cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các hệ thống pháp luật; tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát; đẩy mạnh chất lƣợng kiểm tra., kiểm toán, kiểm soát nội bộ của hệ thống TCTD để

82

đảm bảo chất lƣợng tín dụng, khôi phục lòng tin của ngƣời dân vào hệ thống NHTM; nhanh chóng phát hiện xử lý các sai phạm.

Đối với các NHTM, các giải pháp đƣợc đƣa ra là: giải quyết vấn đề nợ xấu; hợp nhất các NHTM đã đƣợc phân loại; giải quyết vấn đề thanh khoản; mở rộng quyền sở hữu của nƣớc ngoài trong thời gian nhất định; và hơn nữa là nâng cao chất lƣợng quản trị ngân hàng sau khi đƣợc tái cơ cấu.

KẾT LUẬN

Sau những ảnh hƣởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007, những quốc gia có chƣa nhiều yếu kém hầu nhƣ đều đứng trƣớc bài toán tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đƣợc coi nhƣ một phần quan trọng hàng đầu. Khá nhiều quốc gia đã chọn phƣơng án này để vực dậy thị trƣờng tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đánh giá tình hình thực tế trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn chứa khá nhiều nguy cơ tiềm ẩn, chƣa đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả và làm nền tảng cho sự ổn định, phát triển thị trƣờng tài chính.

Năm 2011 – 2012, Việt Nam bắt tay vào giải quyết những vấn đề trên thị trƣờng tài chính và nền kinh tế với việc đƣa ra Đề án Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với định hƣớng phân loại các ngân hàng hiện có, sáp nhập các ngân hàng nhỏ lẻ, yếu kém cả về quy mô lẫn chất lƣợng để tạo nên những tổ chức tài chính lớn hơn để đủ sức chống chọi với những khó khăn của thị trƣờng, ngay từ trƣớc khi ra đời, đề án đã nhận đƣợc khá nhiều sự quan tâm và tạo tiền đề cho những chuyển biến tích cực trên thị trƣờng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, muốn đạt đƣợc những kết quả tích cực đòi hỏi ở NHNN – đơn vị điều tiết – một định hƣớng cụ thể, những quy định rõ ràng và lộ trình thực hiện phù hợp cùng với việc theo sát và điều chỉnh khi cần thiết. Bên cạnh đó, việc kết hợp các biện pháp một cách hợp lý, đồng bộ và giúp nâng cao lòng tin của doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, ngƣời dân vào chính phủ và NHNN cũng là những biện pháp quan trọng giúp cho sự thành công của đề án này.

83

Đề tài TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN

QUAN ĐẾN TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (2011 – 2015) đƣợc thực hiện với mong muốn có cái nhìn tổng quan và thực tế về tình hình

hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện tại cũng nhƣ đề xuất những biện pháp góp phần giải quyết bài toán tái cấu trúc. Hy vọng với chiến lƣợc và sự phối hợp thực hiện của Chính phủ và các bên liên quan, trong tƣơng lai, Việt Nam sẽ có một thị trƣờng tài chính vững mạnh với khu vực ngân hàng ổn định, hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

ĐỀ XUẤT CHO HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Các vấn đề liên quan đến tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Việt Nam tuy đã có những khởi đầu tốt nhƣng vẫn còn khá nhiều vƣớng mắt. Lộ trình thực hiện, phƣơng pháp thực hiện hiệu quả cũng nhƣ những giải pháp cho nó vẫn còn để ngỏ khá nhiều. Trong tầm hạn và thời gian cho phép, đề tài vẫn chƣa thực sự làm rõ đƣợc các vấn đề đƣợc đề cập. Tác giả hy vọng đề tài có thể làm nền tảng để phát triển và làm rõ hơn các đề xuất cho việc tái cấu trúc. Cụ thể một số vấn đề nhƣ:

- Thành lập, quản lý hoạt động của các công ty mua bán nợ. - M&A trong lĩnh vực ngân hàng.

- Quản lý, đánh giá hiệu quả các của các vụ sáp nhập, hợp nhất ngân hàng (cụ thể là sáp nhập 3 ngân hàng trên và thƣơng vụ Sacombank).

- Nâng cao chất lƣợng các ngân hàng/hệ thống ngân hàng sau khi tái cấu trúc. Nếu đƣợc phát triển nghiên cứu, tác giả tin là các đề tài này sẽ góp phần giúp ích cho những nhà quản lý trong việc giải quyết những vấn đề của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam.

84

PHỤ LỤC

Phụ lục A: TÁI CẤU TRÚC HỆ THÔNG NGÂN HÀNG Ở HUNGARY 1. Bối cảnh.

Đầu thập niên 90, Hungary, cũng giống nhƣ nhiều nƣớc Trung và Đông Âu khác, trải qua một cuộc khủng hoảng chuyển đổi với các đặc điểm: tổng sản lƣợng sụt giảm mạnh, lạm phát và thất nghiệp tăng cao và những mất cân đối tài khóa và đối ngoại lớn.Công tác tái cấu trúc nền kinh tế đã làm GDP sụt giảm mạnh, ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp sở hữu nhà nƣớc, khiến sức khỏe của các doanh nghiệp này vốn đã không tốt lại càng tồi tệ hơn, không có khả năng trả nợ. Kết quả là các khoản vay của các doanh nghiệp này, chiếm 15% đến 18% các khoản tín dụng gia hạn của hệ thống ngân hàng Hungary, trở thành nợ xấu. Một hệ thống quy định theo nguyên tắc thị trƣờng liên quan đến hoạt động ngân hàng đã đƣợc ban hành, trong đó nổi bật là Luật Các tổ chức tín dụng năm 1991. Luật mới yêu cầu các ngân hàng phải có tỷ lệ an toàn tối thiểu 8%; có quỹ dự phòng cho các khoản nợ xấu và khoản tín dụng bị nghi ngờ; đồng thời phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về dự trữ bắt buộc. Điều này đã khiến một số ngân hàng sở hữu nhà nƣớc phải đối mặt với các khoản thua lỗ lớn, do các ngân hàng này vốn đã có tỷ lệ nợ xấu lớn, nhƣng lại không chuẩn bị dự phòng cho các khoản nợ xấu đó. Nền kinh tế khủng hoảng đã gây ảnh hƣởng, đồng thời làm bộc lộ những yếu kém cần phải cải tổ trong hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Hungary.

2. Phƣơng pháp

Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu tƣ nhân hóa các ngân hàng sở hữu nhà nƣớc để lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng và để các quyết định chính trị không còn chi phối tín dụng ngân hàng. Mục tiêu chính của chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu ngân hàng của Hungary là giúp các ngân hàng có tính hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tƣ và chuyển đổi các khoản vay không thu hồi đƣợc từ bảng cân đối của ngân hàng bằng phƣơng thức tái cấp vốn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngân hàng Hungary có thể xem nhƣ đƣợc chia thành 2 giai đoạn chính: trƣớc và sau khi có sự tham gia của các nhân tố nƣớc ngoài. Giai đoạn đầu, Chính phủ Hungary tập trung tiến hành các biện pháp xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng trong các ngân hàng, bao gồm 2 chƣơng trình đó là: hợp

85

nhất nợ và tái cấp vốn. Chính phủ Hungary đã tiến hành 2 chƣơng trình xử lý nợn xấu nối tiếp nhau trong vòng 1 năm.

2.1. Giải quyết nợ xấu

Bƣớc đầu tiên trong quá trình hợp nhất và giải cứu các ngân hàng có an toàn vốn ít hơn 7%, là một sự chuyển đổi các khoản cho vay sang trái phiếu chính phủ vào cuối năm 1992. Các trái phiếu có kỳ hạn 20 năm và một lãi suất thị trƣờng gắn với lãi suất 3 tháng của tín phiếu Kho bạc. Chính phủ đã bán một phần khoản nợ xấu cho Ngân hàng Phát triển Hungary (có chiết khấu), và phần còn lại thì để cho ngân hàng tự tìm ra cách giải quyết. Để khuyến khích các ngân hàng giải quyết các khoản nợ xấu, chính phủ đƣa ra một mức thù lao là 2% trên số giá trị nợ xấu giải quyết đc. Tuy nhiên, mức thù lao này quá thấp và trong thực tế không khuyến khích các ngân hàng cố gắng để giải quyết việc này. Thay vào đó, họ đã cố gắng bán các khoản vay cho các công ty tƣ nhân xuất hiện trên thị trƣờng. Những khoản cho vay không thể giải quyết đƣợc hoặc không có thể đƣợc bán theo cách này thì đƣợc chuyển giao cho ngân hàng Phát triển Hungary, trong nhiều trƣờng hợp các ngân hàng đã xóa sổ các khoản nợ. Chi phí quá trình giải quyết nợ xấu này chiếm 3,7% GDP.

Những biện pháp này chỉ đạt đƣợc sự cải thiện một phần và tạm thời tình hình trong lĩnh vực ngân hàng vì hai lý do chính. Thứ nhất, việc trao đổi trái phiếu Chính phủ cho các khoản vay không bao gồm khoản nợ không đạt tiêu chuẩn và không rõ ràng. Thứ hai, thiếu sót chính của nỗ lực hợp nhất là thực tế nó không mang lại thay đổi trong việc quản lý và hoạt động của ngân hàng. Chính phủ đã ra lệnh kiểm toán của các ngân hàng tham gia trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu, tuy nhiên điều này đã đƣợc thực hiện một cách rất nhanh chóng và hời hợt. Hậu quả của điều này là tình hình của các ngân hàng tiếp tục xấu đi, bởi vì hoạt động ngân hàng yếu kém vẫn tiếp diễn, tình hình tài chính của các con nợ ngày càng tồi tệ (do đầu ra suy giảm)

Năm 1993 một biện pháp củng cố thêm đƣợc thực hiện Vào thời điểm đó vấn đề của Hungary đã đƣợc tiếp cận từ phía những ngƣời mắc nợ. Mục tiêu là một nỗ lực để tránh việc đóng cửa một số doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc coi là quan trọng. Nhà nƣớc cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu Chính phủ với một phiếu thƣởng tƣơng đƣơng trái phiếu kho bạc 90 ngày. Phần lớn các

86

khoản nợ mà chính phủ chịu trách nhiệm đã phải xóa sổ. Lúc đầu, nợ xấu 12 doanh nghiệp lớn nhất đã đƣợc giải quyết cách này, nhƣng sau đó các công ty khác cũng đƣợc đƣa vào trong danh sách này. Việc giải quyết các khoản nợ xấu đã thành công khoảng 105 tỷ HUF nợ xấu đã đƣợc chuyển đổi. Điều này giúp giải phóng một phần nợ xấu khỏi bảng cân đối của các ngân hàng nhƣng không mang lại vốn mới cho hệ thống ngân hàng, ngoài ra còn cứu đƣợc những con nợ lớn, những doanh nghiệp này đã đƣợc tổ chức lại và sau đó đƣợc tƣ nhân hóa. Một số công ty khác vẫn còn chịu sự quản lý của nhà nƣớc, một số khác nữa đã phải đóng cửa khác đã phải đóng cửa. tổng chi phí của hình thức hợp nhất này.là 1,6% GDP.

2.2. Tái cấp vốn

Mặc cho những nỗ lực hợp nhất nói trên, tổng các khoản cho vay phân loại tiếp tục gi tăng và đạt gần 30% tổng danh mục cho vay của các ngân hàng vào năm 1993. Trên thực tế sự gia tăng này này xảy ra một phần là do các quy tắc tiêu chuẩn quốc tế Hungary về việc phân loại nợ đã bị hạn chế. Tuy nhiên, sự tiếp tục suy giảm trong tình hình tài chính của các con nợ và sự tích lũy các khoản cho vay xấu mới cũng là yếu tố góp phần vào điều này.

Cuối năm 1993, Hungary nhận ra rằng việc xóa bỏ các khoản nợ xấu đã không giải quyết vấn đề hệ thống ngân hàng và chính sách tái cấp vốn các ngân hàng nhà nƣớc thông qua, bằng cách can thiệp vào vào tài khoản đầu tƣ kém và các khoản nợ trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng là điều cần thiết. Chính sách tái cấp vốn đƣợc thực

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 79)