Hoạt động của danh nhân Diễn Châu trong

Một phần của tài liệu Danh nhân diễn châu (nghệ an) nửa sau thế kỷ XIX (Trang 48 - 53)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2.Hoạt động của danh nhân Diễn Châu trong

ơng chống Pháp

Đêm ngày 5 tháng 7 năm 1885, cuộc tấn công vào lực lợng chiếm đóng Pháp ở đồn Mang Cá do Tôn Thất Thuyết chỉ huy, thất bại. Kinh thành Huế thất

thủ. Vua Hàm Nghi xuất bôn. Vừa tới nơi hành tại, Hàm Nghi liền hạ chiếu Cần Vơng (ngày 17 tháng 7 năm 1885). Trớc nạn nớc, một làn sóng chống Pháp nổi lên khắp các miền đất nớc. Nơi nào cũng có ngời mộ quân, quyên của, đặt điếm, rào làng Sang đầu năm 1886, các cuộc nổi dậy lẻ tẻ đã đ… ợc quy tụ lại. ở Hà Tĩnh, phong trào các huyện Hơng Sơn, Hơng Khê, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà đều quy tụ dới ngọn cờ lãnh đạo của Phan Đình Phùng. Tại Nghệ An, phong trào tại các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lu, Đô Lơng, Nghi Lộc đều quy tụ dới ngọn cờ lãnh đạo của Nguyễn Xuân Ôn.

Nguyễn Xuân Ôn đã từng làm Hàn lâm viện biên tu, Tri phủ Quảng Ninh (Quảng Bình), Đốc học Bình Định, rồi Giám sát ngự sử, án sát Bình định, Là… một nhà nho cơng trực, khẳng khái, giàu lòng yêu nớc, thơng dân, Nguyễn Xuân Ôn không nỡ ngồi yên trớc cảnh giang sơn bị tàn phá, nên đã gửi nhiều điều trần lên Tự Đức, tâu trình kế hoạch giữ nớc. Ông dứt khoát chủ trơng không kí hòa ớc với Pháp, kiên quyết phản đối mọi chủ trơng nghị hòa nấp dới chiêu bài “thủ để hòa”, “chống giặc duy thủ là hơn”, “chiến không bằng hòa”. Ông cũng phản đối chủ trơng nhờ cậy thế lực bên ngoài. Ông cho rằng:

“Nớc mình mình phải lo toan lấy Sông núi nơi nơi có lũy hào”

(Cảm thuật IV)

Tự Đức không nghe, đã cách chức ông. Rời con đờng hoạn lộ, về quê, ông bắt mối hiền tài, xây dựng căn cứ chống Pháp ở vùng Đồng Thông (nay là xã Đồng Thành, huyện Yên Thành). Tháng 7 năm 1875, Hàm Nghi xuất bôn, xuống chiếu Cần Vơng, ông liền hởng ứng. Ông đợc hành tại phong là Tổng thống quân vụ đại thần. Mùa đông năm 1885, ông làm lễ tế cờ ra quân tại vờn Mới làng Quần Phơng, ban bố 8 điều lệnh của đội “Cần Vơng báo quốc”

Trong bộ chỉ huy của Nguyễn Xuân Ôn, chiến đấu dới cờ của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn, ngoài phó bảng Lê Doãn Nhã ở Yên Thành, tiến sĩ Nguyễn Nguyên Thành ở Đô Lơng, tại Diễn Châu, chúng ta thấy có: …

Trần Quang Diệm (1848-1907), ngời làng Bút Trận, đỗ cử nhân, làm Tri huyện Tùng Thiện (Sơn Tây) bất mãn với sự nhu nhợc của triều đình nhà Nguyễn, ông cáo quan về quê. Hởng ứng chiếu Cần Vơng của Hàm Nghi, ông đợc hành tại phong là An tĩnh quân thứ thơng biện quân vụ, sau thăng Nghệ An tỉnh Bố chánh kiêm An tĩnh quân thứ tán lí quân vụ, cùng Nguyễn Xuân Ôn tổ chức việc đánh Pháp ở Nghệ An.

Đinh Nhật Tân ( 1836-1887), ngời làng Th Phủ, đỗ cử nhân, từng làm Tri huyện, Tri phủ rồi làm án sát ngự sử ở Huế với Phan Đình Phùng. Hàm Nghi xuất bôn, ông theo không kịp. Về quê trong lúc Nguyễn Xuân Ôn đang chiêu tập dân thành lập đội “Cần Vơng báo quốc”, ông đến giúp sức. Ông đợc hành tại, phong là Hồng lô tự khanh tham biện Nghệ Tĩnh nhung vụ, lo việc binh l- ơng cho nghĩa quân Nguyễn Xuân Ôn.

Lê Trọng Vinh, ngời làng Ngọc Lâm, nay thuộc xã Diễn Lợi. Đi lính, giỏi võ, ông đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ kinh thành rồi theo vua Hàm Nghi ra Sơn phòng Quảng Trị. Về quê, ông mộ quân gia nhập đội quân trong cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn. Ông đợc cử giữ chức Đề đốc.

Vũ Thọ là bá hộ ở xóm Đông Hà, nay thuộc làng Vạn Phần. Là ngời trọng nghĩa, nặng lòng yêu nớc, tham gia nghĩa quân của Nguyễn Xuân Ôn. Vũ Thọ đã đem toàn gia sản hiến cho nghĩa quân. Đợc Nguyễn Xuân Ôn cử giữ chức Đốc binh. Đặc biệt, vợ ông là bà Hoàng Thị Thơm cùng tham gia của khởi nghĩa này.

Ngô Sĩ Từ, ngời làng Mỹ Lý, xã Lý Trai, nay thuộc Diễn Kỷ. Là một ng- ời văn võ song toàn, tham gia phong trào Cần Vơng. Ông dợc Nguyễn Xuân Ôn cử giữ chức Lãnh binh. Đã cùng với Đốc Thọ tiến hành cuộc tấn công chặn sự

tiến công của Binh đoàn Trung Kỳ do Mi Nhô chỉ huy. Ông đã tham gia các trận chiến đấu ở nhiêu nơi nh: nhà Thánh huyện Diễn Châu; Đồng mờm; Trung Phờng; Bảo Nham; Tràng Thành; Truông Viên…

Nguyễn Thứ, vốn là lý trởng làng Đông Tháp, nay thuộc xã Diễn Hồng. H- ởng ứng chiếu Cần Vơng, ông tổ chức trai làng lập “đội dân vệ”, ngày đêm luyện tập, sau đó, đã đem toàn bộ đội dân vệ gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn. Ông đợc Nguyễn Xuân Ôn cử giữ chức Lãnh binh.

Đậu Vinh, quê Vĩnh Lại, nay thuộc xã Diễn Phong. Sau khi chiếu Cần V- ơng ban bố, ông đã vận động tổ chức trai tráng trong làng thành “đội tráng binh”, sau đó gia nhập vào cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Xuân Ôn lãnh đạo. Ông trực tiếp tham gia các trận đánh, lập đợc nhiều công trạng.

Ngoài ra còn có thể kể đến Đốc Chẹm, Đoàn Giáp ở Nho Lâm, Đốc Thâm ở Hành Kiều, Vũ Đạo ở Vạn Phần; Nguyễn Bá ở Văn Vật, Nguyễn Viêng ở Thừa Sủng, Đốc Xây ở Quảng Hà, Đề Thắng ở Thịnh Mỹ, Đề Se ở Trung Ph- ờng, Nguyễn Trung Tĩnh ở Vân Tập, bá hộ Kiền ở Vạn Phần…

Cờ nghĩa quân vừa dựng, ngời góp của, ngời góp công .nhân dân khắp… vùng nô nức hởng ứng. Nhiều phú hào trong huyện đem tiền của đến ủng hộ nghĩa quân. Các lò rèn vũ khí ngày đêm hoạt động, nh lò rèn Đốc Giáp ở Nho Lâm; lò rèn của bá hộ Kiền ở Vạn Phần; của Đốc Sây ở Quảng Hà…

Bên cạnh các đội quân đợc tổ chức chặt chẽ, Nguyễn Xuân Ôn cũng rất coi trọng lực lợng dân binh. Ông cho ngời đi tổ chức các đội “động làm lính, tĩnh làm dân”, ở tất cả các làng xóm ở Diễn Châu và Yên Thành.

Nghĩa quân đã dựa vào các đình chùa của các làng để dựng doanh trại. họ chia quân canh giữ nghiêm ngặt ở của biển Vạn Phần, kiểm soát chặt chẽ đờng thiên lý (Quốc lộ 1 ngày nay), đờng từ ngã ba Diễn Châu đi Anh Sơn, đờng từ Yên Lý đi Phủ Quỳ,…

Ngay sau lễ tế cờ, dới sự lãnh đạo của Nguyễn Xuân Ôn, nghĩa quân bớc vào cuộc chiến đấu quyết liệt. Sau đây là một số trận chiến tiêu biểu:

- Trận phục kích từ làng Tây Khê đến cầu Bùng, do Đốc Thọ và Lãnh Thứu chi huy nhằm chặn cánh quân Mi Nhô (Mingot).

- Trận đánh tan đội giang thuyền của Pháp ở Kênh Sắt do Đề Vinh trực tiếp chỉ huy.

- Trận chống càn ở làng Trung Phờng do Đề Vinh, Hiệp Trần và một số ngời khác chỉ huy.

Trận đánh thắng ở Đồng Mờm do Lãnh Từ, Đốc Thọ, Đề Niên chỉ huy, có sự tham gia của Trần Quang Diệm, Đinh Nhật Tân.

Và nhiều trận khác: Đồng Cửa Lộng ( Diễn Xuân), cầu Quan Âm ( Diễn Hoàng), Cồn Lốc ( Diễn Trờng), Nhà Thánh hàng tổng ở Lý Trai( Diễn Kỷ), đình Vạn Phần ( Diễn Vạn),…

Cuộc khởi nghĩa diễn ra đã giành đợc những thắng lợi nhng cũng gặp không ít tổn thất.

Tháng 3 năm 1887, sau khi gặp gỡ trao đổi với Phan Đình Phùng trên đ- ờng ra Bắc dừng chân ở Yên Thành, Nguyễn Xuân Ôn tổ chức trận tập kích lớn vào thành Diễn Châu, nhằm tiêu diệt trung tâm của địch ở phía Bắc Nghệ An và tăng thêm tinh thần chiến đấu của binh lính. Lúc đầu đã giành đợc thắng lợi, gây tiếng vang cho nghĩa quân. Nhng sau đó địch tăng cờng lực lợng đàn áp khủng bố, nhất là sau chiến thắng giòn giã của cuộc khởi nghĩa ở trận Trành Thành (Yên Thành). Trong trận Xóm Hố, Nguyễn Xuân Ôn bị thơng. Ông đợc nghĩa quân đem về điều trị ở làng Bái Dơng, xã Yên Mã thuộc xã Mã Thành ngày nay. Ngày 25 tháng 7 năm 1887, Nguyễn Xuân Ôn bị bắt ngay trên giờng bệnh. Pháp giải ông về đồn Yên Mã, rồi về nhà lao Vinh, chúng đa vào Huế. Bất chấp mọi thủ đoạn tra trấn của kẻ thù và tay sai, trớc sau Nguyễn Xuân Ôn không chịu khuất phục.

Sau khi Nguyễn Xuân Ôn bị bắt, cuộc khởi nghĩa lắng xuống dần. Phó t- ớng Lê Doãn Nhã kéo quân lên vùng Anh Sơn hiện nay rồi qua Lào, Trần Quang Diệm xây dựng cơ sở ở núi Gám (Yên Thành) rồi lên Lèn Sỏi (Tân Kỳ). Một tháng sau ngày Nguyên Xuân Ôn bị bắt, Đinh Nhật Tân cũng bị sa vào tay kẻ thù. một số tớng lĩnh nh Bùi Xuân Phong, ra Yên Thế gia nhập nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Đề Vinh, Đề Mậu, Đề Niên, Đề Mùi lùi quân về cơ sở cũ, sau đó trở thành những bộ tớng xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hơng Khê, Lê Trọng Vinh đợc Phan Đình Phùng giao cho chỉ huy Diễn Thứ, cùng với Phan Bá Niên.

Năm 1889, Nguyễn Xuân Ôn lâm bệnh nặng, mất ở Huế. Linh cữu ông đợc đa về an táng tại quê nhà trong niềm thơng tiếc của nhân dân.

Nguyễn Xuân Ôn là một ngời yêu nớc nồng nàn, thơng dân, có nghĩa khí và tài thao lợc, đã đứng lên phất cờ nghĩa hởng ứng phong trào Cần Vơng cứu n- ớc. Trong ba năm dới sự lãnh đạo của Nguyễn Xuân Ôn, nghĩa quân các huyện Bắc sông Lam không chỉ kìm đợc bớc chân “bình định” đầy tội ác của địch, mà còn tiêu diệt đợc một số sinh lực địch đáng kể, làm dấy lên một làn sóng yêu nớc chống Pháp sôi nổi rầm rộ khắp các phủ, huyện ở phía bắc Nghệ Tĩnh. Trong số sỹ phu hởng ứng chiếu Cần Vơng chống Pháp, Nguyễn Xuân Ôn là một tấm g- ơng tiêu biểu. Tinh thần chiến đấu dũng cảm, nhân cách cứng cỏi, bất khuất của Nguyên Xuân Ôn sống mãi với trang sử của dân tộc. Đó là niềm tự hào chính đáng của nhân dân Diễn Châu.

Một phần của tài liệu Danh nhân diễn châu (nghệ an) nửa sau thế kỷ XIX (Trang 48 - 53)