Danh nhân Diễn Châu với phong trào yêu nớc

Một phần của tài liệu Danh nhân diễn châu (nghệ an) nửa sau thế kỷ XIX (Trang 80 - 85)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Danh nhân Diễn Châu với phong trào yêu nớc

Trong những thập niên nửa sau thế kỷ (từ 1858), danh nhân Diễn Châu đã có những đóng góp rất lớn vào phong trào yêu nớc của nhân dân ta. Nguyễn Xuân Ôn và Đinh Nhật Tân hởng ứng chiếu Cần Vơng của vua Hàm Nghi, chiêu tập binh sĩ dựng cờ khởi nghĩa. Đông các đại học sĩ Cao Xuân Dục cùng con rể Tể tửu quốc giám Đặng Văn Thụy “làm quan nhân nghĩa ẩn tại triều”, tìm mọi cách giúp đỡ phong trào yêu nớc và phong trào Cần Vơng của nhân ta trong nửa sau thế kỷ XIX. Điều đáng nói, chính Cao Xuân Dục là ngời che chở cho các sĩ phu yêu nớc ở cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nh phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.

Nguyễn Xuân Ôn là một nhà nho phong kiến mang tinh thần dân tộc sâu sắc, có nhiều đóng góp cho phong trào yêu nớc vào nửa sau thế kỉ XIX. Nguyễn Xuân Ôn có cách nhìn khác với triều Nguyễn ở cái tâm huyết vì dân, vì nớc, có gan phụ trách thời cuộc và còn nhiều duyên nợ với hiện tại và tơng lai.

Năm 1885, Nguyễn Xuân Ôn phất cờ giữa lúc cuộc kháng chiến của dân tộc gặp nhiều tổn thất: lãnh tụ Trơng Định, Nguyễn Tri Phơng, Hoàng Diệu đều đã thất bại trớc những đòn phản công của kẻ thù. Phất cờ lên lúc đó là lúc dân chúng sau hai chục năm khổ ải, điêu đứng vì cản “tối đánh, sớm càn”, không năm nào đợc một giấc ngủ yên. nh vậy, từ chính cục cho đến lòng dân, Nguyễn Xuân Ôn không còn cái may mắn của Trơng Định, có dân chúng: “đón ngăn mấy dặm mã tiền, theo bụng dân phải chịu tớng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại” [18, tr.72].

Phất cờ lên giữa lúc đó, Nguyễn Xuân Ôn đã xông vào một trận địa đầy gay go, phức tạp, đàng trớc, đàng sau, bên tả, bên hữu, Nguyễn Xuân Ôn không

còn một chút thuận lợi nào nữa. Ông chỉ có trong tay những phơng tiện cũ kĩ, lạc hậu để đối chọi với sức mạnh sắt thép của kẻ thù.

Tình thế tuyệt vọng là vậy, tại sao Nguyễn Xuân Ôn lại dám đứng lên sau khi đã hai chục năm rồi nghiền hết cái lẽ “bí thái” của giang sơn và của thế cục? Không phải là để chết vì chữ tiết cho vua nh Nguyễn Duy Hiệu, không phải vì cái danh dự ngu trung nh Nguyễn Duy Dung “nguyện chết rồi cũng làm hồn hộ giá xe vua”, cũng không phải là cách xử thế mực thớc của một viên đại thần nh Phan Đình Phùng “tự biết lấy càng bọ ngựa mà chống muôn cỗ xe” mong đáp nghĩa của thiên triều cơm dày, áo nặng một khi chiếu Cần Vơng đã phát.

Nguyễn Xuân Ôn đã vợt qua cái tầm đạo nghĩa quân thần và đã nghiễm nhiên đứng vào lí tởng của những Trơng Định, Đoàn Trng với động lực nằm ngoài triều đại. Ông đã nh Trần Văn Nhiếp cùng vô số điều thần mong dốc hết tâm can cho cuộc cứu vãn tình thế, hơn Tôn Thất Thuyết, ông chẳng mong gì lòng tốt của nhà Thanh; cũng không tuyệt vọng nh Nguyễn Quang Đức, khi thấy sự thất bại của quân Cờ đen, bèn sửa mũ áo chạy về Bắc huyết mà than rằng “Ta ta hề hà dị ngã vì sinh” (Than ôi! Đời sinh ra ta làm gì). Nguyễn Xuân Ôn đứng lên vì tiết, không vì tin ở tiền đồ của nhà Nguyễn, mà là vì cái khát vọng mãnh liệt trong ông: “Tự cổ hng bang bảo trị quân, tu tri cố bản tai ninh dân” (Xa nay nớc mạnh vua bền, nên biết rằng đó là do biết giúp dân an c lạc nghiệp). Nhà Nguyễn yếu chỉ vì đi ngợc lại với quy luật đó.

Ông đứng lên không những chỉ vì căm thù giặc mà còn vì ngao ngán trớc một triều đình đối lập với dân chúng, với nhân tài và những ngời trung thực. Trong triều đình, những kẻ cầu an chen chúc nhau “khoét lấy một hang thỏ ở triều đình cho bản thân” [18, tr.75]. Văn chơng “điệp trùng” chỉ để lảm nhảm những thứ rỗng tuếch những giáo điều đã xa với thực tại đất nớc lắm rồi. Lời nói của những ngời trung trực đều bị coi là “kiến sự phóng sinh” để quấy rối họ. Dù thắng, dù bại thì đây cũng là dịp duy nhất để cho Nguyễn Xuân Ôn đứng dậy.

Cho nên, từ lâu, ông đã chuẩn bị cho chí lớn, đã sớm dựng căn cứ tụ nghĩa hào kiệt và dân chúng trớc khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vơng.

Đã từ lâu nay, nhà nho này vẫn chờ thời cơ. Ông chiêu dân lập trại, khẩn hoang mở rộng trang điền, tạo nên những cơ chế truyền thống vốn đã làm nên sức mạnh vô địch của những Tây Sơn, Lê Lợi, Trơng Định là thống nhất lực l- ợng sản xuất và chiến đấu, sẵn sàng gọn gẽ cho việc huy động nhân tài, vật lực, quân lính từ nhà ra chiến trờng trong tay một chủ súy.

Điều trần của Nguyễn Xuân Ôn trớc đó đã bao nhiêu lần nhấn mạnh về việc “vỗ về” dân chúng từ miền ngợc đến miền xuôi, huy động trên mọi mặt thì mới làm nên sức mạnh quốc gia. Nhng nhà Nguyễn đã một mực đối lập với nhà nho và dân chúng, tăng cờng một hệ thống bộ hạ liêu xá, nịnh trên, ép dới. Do đó, mâu thuẫn giữa triều đình và nho sĩ là tất yếu và ngày càng quyết liệt. Thực tế đó đã đợc Nguyễn Xuân Ôn gửi gắm vào trong thơ, có khi là một tiếng vọng xa xôi, có khi là những tuyên ngôn bộc bạch. “Ngọc đờng thi tập” là gì nếu không phải là t thế của một anh hùng đang gánh tất cả thời cuộc trên hai vai của mình, cái t thế của một Khổng Minh đứng chót vót trên đỉnh cao của quốc dân. “Ngọc đờng” không còn nuôi một tia hy vọng ở triều đình, không mong gì một nhân tài, một uy lực, một giá trị nào đó của họ, và chỉ còn biết tự tin ở chính mình mà thôi. Đó là cảm hứng đã làm nên hào khí của những bài “Hải văn quân”, “Lỡng Tấn”.

Nguyễn Xuân Ôn đã thể hiện khí phách của lòng tự tin, của gan đứng mũi chịu sào giữa lúc không còn ai của triều đình, của hoàng tộc là đáng tin cậy nữa: “Thiên địa sinh ngô hữu ý vô” (Trời đất sinh ta có ý gì). Đó là một câu hỏi đầy tự tin để tự do cái hữu hạn của mình vào cái vô cùng của thời cuộc.

Qua các tác phẩm, Nguyễn Xuân Ôn đã đặt ra những câu hỏi lớn về thời đại: “Non sông hiếm vậy, ngời tài ở đâu, sao ta không gánh lấy nhiệm vụ này?”; “Quá khứ lớn vậy, anh hùng nay ở đâu? Sao ta không vợt ngời xa đợc?” [18, tr.79].

Khác với Nguyễn Xuân Ôn, Cao Xuân Dục không hởng ứng chiếu Cần Vơng dựng cờ khởi nghĩa. Ông chọn cho mình một lối đi riêng, vẫn tiếp tục làm quan trong triều đình nhà Nguyễn. Ông làm quan để sử dụng vị trí của mình làm phơng tiện, làm cơ hội để gắn bó với thời cuộc khi nớc Nam đã vào tay giặc. Cao Xuân Dục làm quan Nam triều, không đi theo Cần Vơng nhng lại có liên hệ với những nhân vật quan trọng của phong trào này. Khi Nguyễn Xuân Ôn – thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Cần Vơng bị bắt, bị giam cầm, rồi mất, Cao Xuân Dục đã dành cho ông mối thiện cảm đặc biệt: “Công tri, công phi, sự dại bách niên phơng định luận”. Dịch nghĩa: “Có công ? Không có công ? Việc lớn ấy trăm năm sau mới nói đợc”

Cách ngợi ca đầy ẩn ý của cụ Cao đối với lãnh tụ của khởi nghĩa Cần V- ơng đã khiến cho ngời đời càng trân trọng Nguyễn Xuân Ôn hơn.

Không chỉ có mối liên hệ với các nhân vật tiêu biểu của phong trào Cần Vơng, Cao Xuân Dục còn tích cực ủng hộ, giúp đỡ những nhà yêu nớc đầu thế kỉ XIX, trong đó có Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu.

Phong trào Duy Tân đã gây đợc tiếng vang lớn trong quần chúng nhân dân Việt Nam đầu thế kỷ XX. Chính vì thế, cụ Phan Chu Trinh đã sớm trở thành mục tiêu của chính quyền thực dân. Năm 1908, cụ Phan bị bắt ở Hà Nội rồi dẫn về Huế xử án. Trong quá trình xét xử, Khâm sứ Trung kì cố gò Phủ phụ chính vào quyết định “trảm quyết”. Nhờ lơng tri và dũng khí của các Thợng th, đặc biệt là Cao Xuân Dục với cơng vị Thợng th bộ Học sung Phụ chính đại thần, đã tuyên bố: “không trảm quyết ngay”. Do đó mà Phan Chu Trinh đã thoát án tử hình.

Còn đối với Phan Bội Châu, lãnh tụ nổi bật của trào lu dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, Cao Xuân Dục cũng đã dành một tình cảm sâu sắc và bảo vệ một cách khôn khéo. Thời kì Phan Bội Châu học trờng Giám thờng,

ông có bí mật liên hệ với Tiểu la Nguyễn Thành để tích cực bàn bạc chuẩn bị lập hội Duy Tân. Hoạt động của Phan Bội Châu đã bị chính quyền thực dân theo dõi. Cao Xuân Dục đã giúp Phan Bội Châu qua đợc vòng nguy hiểm. Trong thâm tâm, Phan Bội Châu luôn ngỡng mộ tài năng cũng nh nhân cách của Cao Xuân Dục: Xét việc thiện không bỏ sót, yêu bậc tài nh yêu mình Chỉ chăm… đối đãi kẻ sĩ không nghĩ đến quả hậu nên mọi ngời đều thi nhau sung sớng đợc đến ra mắt trớc”. Chính tài đức và nhân cách của cụ Cao đã khiến cho Phan Bội Châu vô cùng cảm động: “Ngõ hầu kẻ học trò này đợc thoả lòng mong mỏi, tài dẫu nh gỗ tạp, nhờ ơn khéo uốn nắn mà thành, lòng nh hoa Quỳ chung, hớng về thái dơng mà mau nở”.

Một điều ngạc nhiên mà ta thấy làm lạ, chính Cao Xuân Dục rất tán thành chí hớng của Nguyễn Tất Thành trong nhìn cứu nớc mới: “ Muốn cứu nớc không có con đờng nào khác là phải duy tân. Không học văn minh kỹ thuật Ph- ơng Tây thì làm sao duy tân đợc”[42, tr.52]. Trong t duy cứu nớc của Cao Xuân Dục, một đại thần của triều đình lại không giống cánh nghĩ và sự lựa chọn của nhà Nguyễn. Khi Việt Nam đứng trớc những thách thức của lịch sử ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì nhà Nguyễn chìm đắm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập nhằm cố gắng bằng mọi cách duy trì chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu và phản động. Dựa vào hệ t tởng nho giáo và đám quan lại nho sĩ cổ hủ, triều Nguyễn đã thi hành một đờng lối hết sức bảo thủ. Nhà Nguyễn đã tờng khớc từ cự tuyệt những đề nghị cải cách, khăng khăng duy trì chính sách cai trị cũ. Đồng thời nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan toả cảng” cấm đoán nhân dân không đợc giao lu tiếp xúc với bên ngoài, đặc biệt là các nớc phơng Tây. Trong khi đó Cao Xuân Dục - một bậc đại thần, vị tôi trung của triều Nguyễn lại cho rằng “muốn cứu nớc, muốn duy tân thì phải học tập văn minh kỹ thuật Phơng Tây”.

Theo Charler Partris: “Cụ Cao Xuân Dục quá thông minh và yêu nớc để hiểu rằng nền văn minh Phơng Tây đem lại cho đất nớc cụ là không thể thiếu đ-

ợc. Cụ biết rằng vào cái thời đại luyện thép và cơ học, những dân tộc sẽ hùng mạnh trong tơng lai là những dân tộc thiết lập đợc một trào lu mạnh mẽ, thờng xuyên có sự trao đổi về trí tuệ cũng nh về kinh tế, t tởng với các dân tộc khác trên toàn cõi địa cầu và cụ cũng thấy dân tộc nào tự khép mình một cách ngông cuồng trong cảnh cô lập, kiêu căng sẽ không tránh khỏi lâm vào tình trạng suy đối, thoái hoá và hoàn toàn diệt vong” [8, tr.11]. Dù rất gắn bó với nền văn hoá cũ và bảo vệ văn hoá cũ, một cách kiên tri nhng Cao Xuân Dục đã chào đón ánh sáng từ văn minh phơng Tây dọi về nh một điều đáng quý. Cũng vì vậy, cụ Cao rất tán thành chí hớng của Nguyễn Tất Thành, học chữ Tây để tiếp cận văn minh phơng Tây.

Những nghĩa cử cao đẹp của Cao Xuân Dục đối với các lãnh tụ của phong trào yêu nớc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chứng tỏ nhân cách của một vị quan trọng nghĩa, trọng tài, yêu nớc, thơng dân.

Một phần của tài liệu Danh nhân diễn châu (nghệ an) nửa sau thế kỷ XIX (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w