Vai trò của lực lƣợng sản xuất đối với sự phát triển xã hội

Một phần của tài liệu Sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 28)

6. Kết cấu của đề tài

1.3. Vai trò của lực lƣợng sản xuất đối với sự phát triển xã hội

1.3.1. Lực lƣợng sản xuất là phƣơng tiện để tiến hành sản xuất vật chất cho xã hội

Lực lƣợng sản xuất có vai trò hết sức to lớn. Bởi vì các bộ phận hợp thành lực lƣợng sản xuất quyết định trực tiếp đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Đó là sức lao động và tƣ liệu sản xuất. Trong yếu tố sức lao động thì công nhân, ngƣời lao động đóng một vai trò rất quan trọng. Chính ngƣời lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kĩ năng lao động của mình, sử dụng tƣ liệu lao động, trƣớc hết là công cụ lao động tác động vào đối tƣợng lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

1.3.1.1 Vai trò của nhân tố con ngƣời đối với sự phát triển xã hội

Muốn sống, ngƣời ta trƣớc hết phải ăn, mặc, ở. Để đáp ứng những nhu cầu đó con ngƣời phải sản xuất. Vì vậy, loài ngƣời tác động tích cực vào tự nhiên, chế tạo ra công cụ để sản xuất ra thức ăn, vật dùng cần thiết cho cuộc sống, cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ mình. Sản xuất vật chất là điều kiện căn bản, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

C.Mác cho rằng tiền đề đầu tiên cho mọi sự tồn tại của con ngƣời đó là việc: “Con ngƣời ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử”. Muốn vậy, con ngƣời cần có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo…những thứ đó chỉ có thể đƣợc tạo ra từ sản xuất vật chất. Nhƣ vậy hành vi lịch sử đầu tiên của con ngƣời là việc sản xuất ra những tƣ liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, đó là hoạt động cơ bản của con ngƣời, là cái để phân

ngƣời không chỉ có quan hệ với tự nhiên mà phải có quan hệ với nhau và trên cơ sở quan hệ sản xuất đó mà phát sinh các quan hệ khác nhƣ: chính trị, đạo đức, pháp luật. Vì vậy trong quá trình sản xuất, con ngƣời không những làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội đồng thời làm biến đổi cả bản thân mình. Do đó sản xuất vật chất không ngừng phát triển tất yếu làm cho xã hội không ngừng phát triển.

Loài ngƣời làm nên lịch sử của mình bắt đầu từ việc chế tạo, sử dụng công cụ, để sản xuất của cải vật chất từ đây con ngƣời mới từ loài vật bƣớc sang thế giới loài ngƣời. Lịch sử loài ngƣời bắt đầu từ đó.

Vì vậy trong quá trình sản xuất, loài ngƣời ngày càng thu thập, tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm sản xuất, cải tiến công cụ và chế tạo công cụ sản xuất ngày càng tinh xảo, làm cho lực lƣợng sản xuất phát triển không ngừng dẫn tới sự thay đổi phƣơng thức sản xuất và toàn bộ đời sống xã hội.

Nhƣ vậy, lịch sử xã hội loài ngƣời, trƣớc hết là lịch sử phát triển sản xuất, lịch sử của sự thay đổi các phƣơng thức sản xuất khác nhau qua các thời đại. Hoạt động sản xuất của con ngƣời là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Trong những năm qua con ngƣời đƣợc xem xét với tƣ cách là một nguồn lực quan trọng của sự phát triển. Các nghiên cứu về con ngƣời theo hƣớng này đã chỉ ra rằng, so với các nguồn lực khác, nguồn lực con ngƣời có vai trò quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định. Phát triển nguồn lực con ngƣời là giải pháp cơ bản hàng đầu để thực hiện chiến lƣợc phát triển xã hội theo con đƣờng “ rút ngắn”.

1.3.1.2. Vai trò nền kinh tế tri thức - khoa học công nghệ đối với xã hội hội

Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kĩ thuật rồi cách mạng khoa học công nghệ cũng nhƣ để sử dụng có hiệu quả những thành tựu do các cuộc cách mạng đó mang lại, năng lực trí tuệ của ngƣời lao động không ngừng đƣợc nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong quá trình sản xuất và đƣợc kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng. Từ chỗ chiếm một tỉ trọng không đáng kể ở các thời kì tiền cách mạng công nghiệp, ngày nay ở các nƣớc phát triển, đối với một số loại sản phẩm có hàm lƣợng trí tuệ cao, hàm lƣợng giá trị do trí tuệ tạo ra và đƣợc kết tinh trong sản phẩm đạt tới 80-90% tổng giá trị sản phẩm. Còn lại là giá trị nguyên vật liệu năng lƣợng lao động cơ bắp tạo ra.

Sự thay đổi đó là xu thế khách quan, mang tính tiến bộ và ngày càng mở rộng, nó làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động cơ bắp mặc dù vẫn là những thứ không thể thiếu đƣợc trong nền sản xuất xã hội nhƣng ngày càng bị mất giá. Mức đóng góp của tri thức và kĩ thuật đối với tăng trƣởng kinh tế ngày càng lớn. Do vai trò và vị trí ngày càng lớn của tri thức trong nền kinh tế, nên cơ cấu đầu tƣ để phát triển lực lƣợng sản xuất có những thay đổi rất lớn.

C.Mác đã nhấn mạnh: “thiên nhiên không chế tạo ra máy móc, đầu máy xe lửa, đƣờng sắt, điện báo, máy sợi, con dọc di động…Tất cả những cái đó đều là những cơ quan của bộ óc con ngƣời, do bàn tay con ngƣời tạo ra, đều là sức mạnh đã vật hóa của tri thức. Sự phát triển của tƣ bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, do đó nó cũng chỉ là chỉ số cho thấy những điều kiện của chính quá trình sống của xã hội đã phục tùng đến mức độ nào đó sự kiểm soát của trí tuệ phổ biến và đã đƣợc cải tạo đến mức độ nào cho phù hợp với quá trình ấy, những lực lƣợng sản xuất xã hội đã đƣợc tạo ra đến mức độ nào không những dƣới hình thức tri thức mà cả nhƣ là những cơ quan thực hành xã hội trực tiếp, những cơ quan trực tiếp của quá trình sống hiện thực” [18.372-373]

Mối tƣơng quan giữa các yếu tố cơ bản cấu thành tƣ liệu sản xuất có sự thay đổi rất lớn trong nền kinh tế tri thức. Tƣ liệu sản xuất bao gồm tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động. Trong các nền kinh tế trƣớc, đối tƣợng lao động chủ yếu là những bộ phận của tự nhiên, trong nền kinh tế tri thức đối tƣợng lao động ngày càng là sản phẩm của lao động, của khoa học - công nghệ mà hàm lƣợng vật liệu tự nhiên trong đó ngày càng giảm. Lao động quá khứ đƣợc kết tinh trong máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…liên quan tới những nhân tố này, trong nền kinh tế tri thức có hai điểm chú ý. Một là hàm lƣợng trí tuệ trong những nhân tố đó ngày một gia tăng; hai là nhiều thao tác vốn thuộc lao động cơ bắp do lao động sống thực hiện đƣợc thay thế bằng máy móc do lao động quá khứ đã đƣợc vật hóa thực hiện. Tuy nhiên máy móc dù hiện đại nhƣ thế nào chăng nữa cũng do con ngƣời làm ra và vận hành cải tiến nó. Mặt khác trình độ của máy móc, thiết bị, trình độ của trí tuệ đƣợc kết tinh trong chúng lại đóng vai trò quyết định hiệu quả của lao động sống. Chỉ trong chừng mực đáp ứng nhu cầu đó, chu kì sản xuất tiếp theo mới có sự phát triển tƣơng ứng với xu thế khách quan của lƣc lƣợng sản xuất.

Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất sẽ làm cho năng suất lao động cao, thời gian lao động cần thiết rút ngắn đến mức tối thiểu, thời gian nhàn rỗi cho xã hội nói chung và cho từng thành viên nhiều hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân. Sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân lại tạo ra khả năng rộng rãi để phát triển một cách hoàn toàn đầy đủ lực lƣợng sản xuấtNgày nay, với sự phát triển của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra trên nhiều lĩnh vực đã đem lại những bƣớc tiến tiến to lớn. Đặc biệt là những phát hiện mới, ngày càng nhiều trong lĩnh vực vật lí học, sinh học và hóa học, những bƣớc tiến lớn trong khoa học xã hội đã làm cho bức tranh của loài ngƣời trở nên hết sức phong phú, vƣợt xa hình dung của họ ở thế kỉ trƣớc.

1.3.2. Vai trò quyết định của lực lựợng sản xuất đối với quan hệ sản xuất làm cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình xuất làm cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn

Qúa trình phát triển của lịch sử xã hội loài ngƣời gắn liền với các hình thái kinh tế - xã hội, hình thái kinh tế - xã hội sau phát triển hơn hình thái kinh tế xã hội trƣớc. Trong đó phải kể đến vai trò của lực lƣợng sản xuất. Lực lƣợng sản xuất là nền tảng vật chất kĩ thuật cho mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lƣợng sản xuất khác nhau. Suy đến cùng, sự phát triển của lực lƣợng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội.

Khuynh hƣớng sản xuất của xã hội là luôn biến đổi và phát triển. Sự phát triển đó bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của lực lựợng sản xuất, trƣớc hết là công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạnh nhất của phƣơng thức sản xuất. Cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng hình thành và biến đổi theo cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất, sự phù hợp đó tạo địa bàn cho lực lƣợng sản xuất phát triển. Khi lực lƣợng sản xuất đã phát triển lên một trình độ mới, quan hệ sản xuất không còn phù hợp nữa việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ thay thế nó bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là sự diệt vong của cả một phƣơng thức sản xuất lỗi thời và sự ra đời của một phƣơng thức sản xuất mới.

C.Mác đã viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó, các lực lƣợng sản xuất vật chất của xã hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có…mà trong đó từ trƣớc đến nay, các lực lƣợng sản xuất vật chất vẫn phát triển. Từ chỗ là hình thức phát triển của lực lựợng sản xuất, những quan hệ

ấy trở thành xiềng xích của các lực lƣợng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội” [16.439].Tính chất của lực lƣợng sản xuất thể hiện ở tính chất của tƣ liệu sản xuât và của lao động. Chế độ chủ nghĩa tƣ bản công cụ sản xuất nhƣ búa, rìu, cày, bừa,...đều do một ngƣời sử dụng không cần tới lao động tập thể. Một ngƣời nông dân hay một ngƣời thợ thủ công có thể một mình sản xuất ra vật dùng.

Đến khi máy móc ra đời, lực lƣợng sản xuất mới mang tính chất xã hội hóa. Tƣ liệu sản xuất có tính chất cá nhân trở thành tƣ liệu sản xuất có tính chất xã hội đòi hỏi phải có sự hợp tác của nhiều ngƣời, mỗi ngƣời làm một bộ phận công việc, mới hoàn thành đƣợc sản phẩm ấy.

Trình độ của lực lƣợng sản xuất là trình độ phát triển của công cụ lao động, của kĩ thuật, trình độ kinh nghiệm, kĩ năng lao động của con ngƣời, mức độ tập trung công nhân trong một xí nghiệp, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động trong xã hội…Trình độ lực lƣợng sản xuất càng cao thì sự phân công lao động càng tỉ mỉ. Trình độ phát triển mà sự phân công lao động đã đạt đƣợc thể hiện rõ ràng nhất trong trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất.

Khi nói tới các chế độ trƣớc chủ nghĩa tƣ bản các nhà kinh điển thƣờng chỉ nói đến mâu thuẫn của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lƣợng sản xuất. Đến xã hội tƣ bản, các nhà kinh điển mới nêu lên mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với tính chất của lực lƣợng sản xuất.

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất đã tác động trong lịch sử loài ngƣời, làm cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn.

Trong xã hội công xã nguyên thủy, lực lƣợng sản xuất rất thấp kém, công cụ sản xuất thì thô sơ lạc hậu nhƣ đồ đá, cung tên, họ cùng nhau sản xuất,… tất cả của cải làm ra đều tiêu dùng hết, không còn dƣ thừa nên không thể có sự chiếm đoạt làm của riêng, không có chế độ bóc lột. Quan hệ sản xuất thời kì này phù hợp với trình độ quá thấp kém của lực lƣợng sản xuất thời bấy giờ. Khi công cụ bằng sắt xuất hiện, lực lƣợng sản xuất phát triển hơn, nghề trồng trọt và chăn nuôi đƣợc đẩy mạnh, ngƣời lao động có khả năng sản xuất đủ mức sống tối thiểu và dƣ thừa đôi chút. Từ đó mới có điều kiện xuất hiện chế độ tƣ hữu, chế độ bóc lột ngƣời mà hình thức đầu tiên là chế độ chiếm hữu nô lệ. Tuy vậy, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ đã đóng vai trò thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển lên một bƣớc.

Về sau quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ lại kìm hãm sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Để duy trì và phát triển lực lƣợng sản xuất, hình thức bóc lột nô lệ đƣợc thay bằng hình thức bóc lột nông nô, xã hội nô lệ chuyển thành xã hội phong kiến. Quan hệ sản xuất phong kiến ra đời lại làm cho lực lƣợng sản xuất phát triển lên một bƣớc mới.

Cuối thời kì trung cổ, phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa hình thành trong lòng xã hội phong kiến, đã từng bƣớc làm xuất hiện những yếu tố xã hội hóa trong lực lƣợng sản xuất. Đến khi máy móc xuất hiện, lao động tập thể phát triển với quy mô ngày càng lớn. Tất cả những yếu tố đó làm cho lực lƣợng sản xuất mang tính chất xã hội hóa ngày càng rõ nét.

Nền sản xuất lớn tƣ bản chủ nghĩa đã hình thành. Nhƣng đến một trình độ nhất định, sự phát triển của lực lƣợng sản xuất trên cơ sở tập trung tƣ liệu sản xuất và xã hội hóa lao động cao đã làm cho quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa trở nên chật hẹp, không thể chứa đựng lực lƣợng sản xuất to lớn đƣợc tạo ra trong lòng nó nữa. Sự không phù hợp của quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa với lực lƣợng sản xuất đã xã hội hóa cao đƣa đến những xung đột gay gắt và khủng hoảng kinh tế trầm trọng, phá hoại sản xuất. Mâu thuẫn này chỉ có thể đƣợc giải quyết thông qua cách mạng vô sản để xóa bỏ quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa và thay thế bằng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất từ đó hình thành hình thai kinh tế xã hội cao hơn – hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.

1.3.3. Thúc đẩy khoa học phát triển

Khoa học là hệ thống các tri thức của nhân loại về các quy luật vận động và phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tƣ duy của con ngƣời. Đó là một loại hình hoạt động tƣ duy đặc thù nhằm tiến tới các hiểu biết mới và vận dụng những hiểu biết đó vào sản xuất, vào đời sống trong những điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội nhất định. Khoa học phát triển mạnh mẽ tác động vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ con ngƣời, cùng với các

Một phần của tài liệu Sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)