6. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Hiện nay các đơn vị hành chính của Nghệ An gồm có: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện (7 huyện miền xuôi, 5 huyện miền núi và 5 huyện vùng cao), 25 phƣờng, 17 thị trấn, 437 xã. Diện
tích 16490.7 km2, dân số khoảng 2919.2 ngƣời, mật độ 177 ngƣời/km2
(năm 2009). Là một cộng đồng đa dân tộc, Nghệ An có 26 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh, kế theo là các dân tộc Thái, Tày, Hmông, Mƣờng, Dao, Nùng, Hoa, Ngài, Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Bru - Vân Kiều, Khơ Me, Chăm, Mơ Nông, Xơ Đăng…mỗi dân tộc có nếp sống văn hóa riêng rất đặc sắc, góp
Nghệ An đƣợc vinh dự là quê hƣơng có nhiều nhà yêu nƣớc, nhiều nhà hoạt động cách mạng, danh nhân văn hóa và anh hùng dân tộc nổi tiếng, mà chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời nổi tiếng nhất. Trong suốt cuộc đời hoạt động, vì bận lo việc nƣớc, Ngƣời chỉ về thăm quê hai lần, nhƣng đã gửi nhiều thƣ, điện động viên, thăm hỏi cán bộ, đồng bào, đồng chí ở quê hƣơng. Về thăm quê ngày 14/6/1957, trong tâm trạng là một ngƣời con xa cách quê hƣơng hơn 50 năm. Ngƣời mừng vì thấy quê hƣơng Nghệ An đã thay đổi rất nhiều, trong đó thay đổi to lớn nhất là đồng bào Nghệ An là những công dân tự do, làm chủ nƣớc nhà. Ngƣời cổ vũ, khen ngợi, động viên khi quê hƣơng dành đƣợc nhiều thắng thành tích trên mặt trận kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngƣời cũng thẳng thắn, chân tình phê bình những thiết sót, khuyết điểm. Ngƣời đã căn dặn đồng bào quê hƣơng: tỉnh ta có truyền thống cách mạng rất vẻ vang…hãy thi đua với các tỉnh khác để xây dựng Nghệ An trở thành một tỉnh gƣơng mẫu.
Về thăm quê lần thứ hai ngày 9/12/1961, tình cảm của Ngƣời dành cho quê hƣơng và quê hƣơng dành cho Ngƣời vô cùng thiêng liêng cao cả. Ngƣời đã dặn dò đồng bào và cán bộ tỉnh Nghệ An những lời tâm huyết: “Tỉnh ta là một tỉnh lớn của miền Bắc, có một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng. Tỉnh ta có nhiều khả năng, đất rộng, ngƣời đông, tài nguyên phong phú, nhân dân có truyền thống anh dũng và cần cù. Đồng bào và cán bộ cần phải có quyết tâm phấn đấu xây dựng tỉnh ta thành một trong những tỉnh khá nhất miền Bắc. Làm đƣợc nhƣ thế là tỉnh ta góp phần xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở vững mạnh thực hiện hòa bình thống nhất nƣớc nhà”.
Điểm xuất phát về kinh tế của Nghệ An rất thấp, trong thời gian dài lại lại hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp nên các ngành kinh tế ở Nghệ An hoạt động cầm chừng, chậm phát triển, chƣa có vùng sản xuất hàng hóa tập trung của nông lâm nghiệp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tối thiểu về lƣơng thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho nhân dân địa phƣơng. Nói chung đời sống của nhân dân còn nghèo và gặp nhiều khó khăn. Thực tế đó đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, đây chính là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sống còn.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), đã đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc từ chính trị, kinh tế - xã hội cũng nhƣ trong đƣờng lối quốc tế và chính sách đối ngoại và bắt đầu là sự đổi mới về tƣ duy kinh tế.
Nắm vững và vận dụng sáng tạo, linh hoạt đƣờng lối, chính sách đổi mới của Đảng và nhà nƣớc, Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An đã lãnh đạo nhân dân địa phƣơng triển khai, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nhằm phát huy cao nhất lợi thế, tiềm năng của mình. Nhìn vào sự phát triển của kinh tế Nghệ An thời gian gần đây có thể nhận thấy rõ nét nổi bật là kinh tế có sự tăng trƣởng nhanh, ổn định, cơ cấu kinh tế từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phƣơng tiện, phƣơng pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Nhƣ vậy thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình phát triển dựa trên việc ứng dụng các thành tựu mới
nhất về khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Mỗi phƣơng thức sản xuất xã hội
nhất định có một cơ sở vật chất - kĩ thuật tƣơng ứng. Cơ sở vật chất - kĩ
thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lƣợng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kĩ thuật tƣơng ứng mà lực lƣợng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội. Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất - kĩ thuật của một xã hội là sự biến đổi và phát triển của lực lƣợng sản xuất, sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, tính chất và trình dộ của các quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị. Mỗi bƣớc tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bƣớc tăng cƣờng cơ sở vật chất - kĩ thuật, phát triển mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất. Nhƣ vậy, xác định ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất ở tỉnh Nghệ An trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là một sách lƣợc hoàn toàn đúng đắn.
Với quyết tâm cao của toàn tỉnh, trong 5 năm 2005-2010, tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh bình quân đạt 9,54%/ năm, trong khi đó, bình quân GDP cả nƣớc đạt 6,9%; bình quân GDP đầu ngƣời năm 2010 đạt 13,83 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng hơn 2,4 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa: tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,30% năm 2005 lên 33,47% năm 2010, tỉ trọng nông nghiệp từ 34,41% năm 2005 xuống còn 28,87% năm 2010. Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,29% lên 37,66% năm 2010.
Tóm lại, năm 2010 là một năm đầy thách thức đối với cả nƣớc nói chung và Nghệ An nói riêng. Kinh tế phát triển trong sự tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới. Thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt trên diện rộng nghiêm trọng hơn các năm trƣớc. Kinh tế xã hội Nghệ An không thể thoát khỏi ảnh hƣởng cơn địa chấn của kinh tế toàn cầu và những tác động xấu của thiên tai. Tuy nhiên vƣợt qua những khó khăn đó, kinh tế Nghệ An năm 2010 đã dạt đƣợc những kết quả hết sức quan trọng trên cả lĩnh vực vĩ mô và vi mô. Với kết quả đó, trong năm 2011, triển vọng kinh tế Nghệ An tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc, hiệu quả hơn.