Thực trạng đối tƣợng lao động

Một phần của tài liệu Sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 46 - 51)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.2.2.Thực trạng đối tƣợng lao động

Tài nguyên đất đai

Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con ngƣời. Đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con ngƣời và là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nghệ An năm 2010 là 1.648.821 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 1.448.720 ha, chiếm 87,87%, đất sản xuất nông nghiệp là 259.132 ha. Đất trồng cây hàng năm là 190.463 ha. Trong đó đất trồng lúa là 101.515 ha. Đất trồng cây lâu năm là 68.669 ha. Đất lâm nghiệp: 1.178.182 ha, đất rừng sản xuất: 613.032 ha, đất rừng phòng hộ 395.146 ha, đất rừng đặc dụng 170.004 ha, đất nuôi trồng thủy sản 10.400 ha. Đất làm muối 871 ha, đất nông nghiệp khác 135 ha, đất phi nông nghiệp 121.263 ha. Đất ở 17.367 ha, đất chuyên dùng 60.028 ha, đất chƣa sử dụng 78.838 ha, còn lại là đất khác. Tài nguyên đất đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, ô nhiễm đất.

Đất đai là đối tƣợng lao động và là tƣ liệu sản xuất hàng đầu khi mà nền sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao. Ở Nghệ An nguồn lực này đang có xu hƣớng cạn kiệt, suy thoái và bị thu hẹp. Qúa trình đô thị hóa đã và đang làm cho đối tƣợng lao động hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và ô nhiễm nặng nề do sản xuất công nghiệp và ứng dụng hóa học

các khu công nghiệp và sản xuất dịch vụ cũng là nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng ngày càng thu hẹp.

Tài nguyên nước

Nƣớc là tài nguyên đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và việc duy trì sự bền vững của môi trƣờng. Nƣớc quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nƣớc. Hiện nay, ở Nghệ An sự suy thoái của các lƣu vực sông cùng với sự gia tăng ô nhiễm nƣớc khiến cho nguồn nƣớc sạch đang ngày một giảm sút rất nhanh chóng. Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đó nhiều khu công nghiệp chế xuất với hàng trăm nhà máy, doanh nghiệp ra đời góp phần tạo việc làm cho một bộ phận dân cƣ. Song do công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng kĩ thuật thiếu đồng bộ, nhiều nơi ít quan tâm tới việc xử lí chất thải, cho nên hàng trăm nghìn tấn chất thải cứ đổ ra ao, hồ, sông, suối. Trong số đó có không ít kim loại nặng thủy ngân, hóa chất độc hại gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nƣớc.

Nƣớc dƣới đất trên toàn tỉnh Nghệ An có tổng trữ lƣợng khai thác

tiềm năng đạt 21.223.000 m3, phân bố trong nhiều tầng chứa nƣớc và có

nhiều cấp độ trữ lƣợng khác nhau có thể phục vụ cho các mục đích dân sinh và phát triển nông nghiệp. Phần nƣớc nhạt gồm có vùng Nam Đàn, vùng Vinh - Cửa Lò, vùng Đô Lƣơng - Diễn Châu. Phần nƣớc mặn và lợ phân bố chủ yếu ở dải ven biển từ Quỳnh Lƣu, Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc đến Hƣng Nguyên. Do bị ảnh hƣởng của thủy triều, nƣớc biển cũng nhƣ quá trình thành tạo, nƣớc ngầm mặn và lợ thƣờng phân bố ở tầng sâu và vùng cửa sông ven biển. Trong sinh hoạt, đại bộ phận ngƣời dân trong vùng sử dụng nƣớc dƣới đất. Trong thời gian qua công tác quản lí tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tiến bộ, một số tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng nƣớc vào mục đích sản xuất, kinh doanh đã có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nƣớc. Tuy vậy công tác quản lí và sử dụng tài nguyên nƣớc còn hạn chế và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc trái phép, bừa bãi còn phổ biến. Nguy cơ làm tác động xấu đến môi trƣờng và đời sống nhân dân do cạn kiệt ô nhiễm nguồn nƣớc, nhiễm mặn một số cùng ven biển ngày càng cao.

Tài nguyên khoáng sản

Toàn tỉnh hiện có 113 vùng mỏ khoáng sản với trữ lƣợng lớn, 171 điểm quặng, đá vôi. Một số kim loại và đá quý có trữ lƣợng lớn nhƣ vàng sa khoáng, hồng ngọc, bích ngọc. Đặc biệt thiếc sa khoáng ở Nghệ An đƣợc đánh giá là lớn nhất Việt Nam, với trữ lƣợng khoảng 42.000 tấn (khoảng

30% trữ lƣợng thiếc cả nƣớc). Ngoài ra một số khoáng sản khác nhƣ mangan, sắt, titani, bôxít, phốtphorit,các mỏ nƣớu khoáng. Nghệ An còn có thế mạnh về đá xây dựng với trữ lƣợng rất lớn, nhiều loại đá có giá trị kinh tế cao nhƣ đá trắng, đá vôi. Đó là chƣa kể hàng loạt các loại khoáng sản khác nhƣ sét để sản xuất gạch ngói, sét xi măng. Trong những năm qua, việc khai thác khoáng sản đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ban ngành chức năng chú ý đầu tƣ và dần đƣa vào quản lí một cách tích cực hơn. Do vậy sản lƣợng một số loại khoáng sản đã đƣợc khai thác năm sau cao hơn năm trƣớc. Nếu nhƣ năm 2000 tỉ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh mới đạt 5,66% thì năm 2011 đã đạt gần 7%. Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lƣợng cao, gần đƣờng giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 320 doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển tích cực vẫn còn nhiều tồn tại, sai phạm và bộc lộ một số vấn đề cần phải quan tâm, chẳng hạn do chính quyền một số địa phƣơng còn buông lỏng trong công tác quản lí, thậm chí chính quyền một số xã chƣa nắm vững luật khoáng sản, nên để xảy ra tình trạng khoáng sản bị khai thác bừa bãi nhiều năm nhƣng không đƣợc chấn chỉnh nhƣ tình trạng khai thác vàng sa khoáng, thiếc, đá quý, đá xây dựng…Bên cạnh đó, do lợi nhuận nên một số đơn vị tuy không đủ năng lực tài chính, công nghệ khai thác và chế biến lạc hậu, không đồng bộ nhƣng vẫn hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên. Đặc biệt, do việc quản lí còn lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, đùn đẩy và không tránh khỏi tình trạng tiêu cực, nên việc khai thác khoáng sản trái phép đã và đang diễn ra ở hầu hết các nơi trong tỉnh. Mặc dù đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh mỗi năm đều xử phạt hành chính đối với những tổ chức, cá nhân phạm luật khoáng sản nhƣng do thiếu sự phối hợp đồng bộ của chính quyền địa phƣơng nên việc xử lí không đạt kết quả. Ngoài việc gây nên lãng phí, thất thoát tài nguyên, việc khai thác khoáng sản ồ ạt, bừa bãi còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến hệ thống nƣớc mặt, nƣớc ngầm, suy thoái đất nông nghiệp, phá vỡ cảnh

quan và hệ sinh thái. Đó là chƣa kể đến việc chế biến khoáng sản không đúng quy trình còn gây nên tác hại cho lâu dài.

Hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ khoáng sản trong nƣớc, trong khu vực và trên thế giới ngày càng tăng, việc khai thác, chế biến khoáng sản đã và đang đƣợc các doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân tập trung để nâng cao sản lƣợng. Hiện đã có thêm 167 mỏ đƣợc đƣa vào khai thác. Trong đó có 88 điểm khai thác đá xây dựng, 2 điểm khai thác vàng sa khoáng, 5 điểm khai thác thiếc, 3 điểm khai thác mangan, 2 điểm khai thác chì, 20 điểm khai thác đá trắng.

Cần phải khẳng định rằng so với cả nƣớc, tỉnh Nghệ An có một nguồn tài nguyên khoáng sản hết sức dồi dào và phong phú. Để làm tốt công tác bảo vệ tài nguyên, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các ban, ngành chức năng làm tốt hơn nữa công tác quản lí. Ngoài việc khai thác khoáng sản hiệu quả, cần phải giữ gìn nguồn tài nguyên vô giá cho thế hệ mai sau.

Tài nguyên rừng

Diện tích rừng trồng năm 2009 ƣớc tính đạt 128.151 ha, tăng 26301 ha so với năm 2008. Sản lƣợng gỗ khai thác năm 2009 ƣớc tính đạt 117.855

m3 tăng 15.359 m3 so với năm 2008. Diện tích rừng tự nhiên năm 2009 ƣớc

tính đạt 737.628 ha, tăng 96.255 ha so với năm 2008. Diện tích rừng tự nhiên tăng chủ yếu do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa. Gía trị sản xuất lâm nghiệp năm 2009 đạt 1.091.748 triệu đồng, tăng 4494 triệu đồng so với năm 2008. Tre nứa, mét có trên 1 tỉ cây, ƣớc tính có khoảng 226 loài dƣợc liệu và nhiều lâm sản quý. Diện tích rừng cần bảo vệ năm 2010 la 856.507,0 ha. Trong đó rừng phòng hộ và rừng đặc dụng 451.213,1 ha. Diện tích cần bảo vệ giai đoạn 2011-2015 là 890.000 ha/năm. Trong đó rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là 458.000 ha. Diện tích cần khoanh nuôi năm 2010 là 185.832,6 ha; trong đó rừng phòng hộ là 66.100,0 ha, rừng đặc dụng là 11.300 ha. Giai đoạn 2011-2015 diện tích cần khoanh nuôi là 139.429,5 ha/năm. Trồng rừng sản xuất năm 2010 là 14.500,0 ha, trồng rừng phòng hộ là 1.400,0 ha; trồng rừng đặc dụng là 100,0 ha. Năm 2010 cải tạo rừng nghèo kiệt rừng sản xuất là 1.200 ha.

Tình trạng phá rừng lấy đất trái phép diễn ra trên diện rộng trong

nhiều năm vừa qua, với mục đích chủ yếu là để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao. Gần đây xuất hiện nhiều vụ phá rừng có tổ chức, khi bị phát hiện và xử lí thì tập trung đông ngƣời chống đối quyết liệt.

Cùng với việc khai thác rừng quá mức thì nạn cháy rừng vấn đang là vấn đề đáng lo ngại. Bởi vậy, công tác bảo vệ rừng và tuyên truyền phòng chống cháy rừng luôn đƣợc các địa phƣơng quan tâm tổ chức triển khai đến các thôn, bản. Tuy nhiên, do thời tiết đầu năm khô hạn kéo dài nên hiện tƣợng rừng bị cháy vẫn xảy ra khoảng 115,3 ha. Hiện tƣợng cháy rừng, chặt phá rừng, khai thác rừng quá mức không chỉ làm cạn kiệt tài nguyên rừng mà còn là nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn nƣớc, làm đất bị suy thoái, giảm vùng sinh vật quý hiếm, gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với môi trƣờng, khí hậu, đất đai, và đời sống con ngƣời, ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Mục tiêu đặt ra trong những năm tới là tạo ra nhiều lâm sản hàng hóa nhằm phát triển kinh tế miền núi, trên cơ sở thâm canh và sử dụng các loại giống mới để có năng suất cao, vừa đẩy mạnh phát triển các loài lâm sản phi gỗ có khối lƣợng lớn, giá trị hàng hóa cao. Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ chế biến kĩ thuật cao, triệt để tận dụng nguyên liệu lâm sản, đảm bảo hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao tỉ trọng của sản xuất lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tăng dần tỉ trọng của chế biến, xuất khẩu lâm sản trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, đảm bảo từng bƣớc tham gia vững chắc hội nhập khu vực và quốc tế về thị trƣờng lâm sản.

Trong thời gian qua một số biện pháp bảo vệ rừng đã đƣợc tiến hành trong thời gian qua nhƣ tiến hành giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, giải quyết vấn đề về ổn định ngƣời di cƣ tự do, hạn chế khai thác rừng tự nhiên, kiện toàn đổi mới lực lƣợng kiểm lâm, nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho ngƣời dân, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng trong việc bảo vệ rừng...

Tài nguyên thủy sản

Gía trị sản xuất thủy sản năm 2009 đạt 1.658.676 triệu đồng, tăng 419.367 triệu đồng so với năm 2008. Điều đáng chú ý là diện tích nuôi trồng thủy sản giảm xuống trong khi đó sản lƣợng thì lại tăng lên, năm 2008 có 21.131 ha đến năm 2009 còn 20.354 ha, giảm 777 ha. Có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau: nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,32%, nhóm xa bờ có 146 loài chiếm 54,68%. Có 20 loại tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú, và tôm hùm. Bãi tôm

biển Nghệ An còn có một số hải sản quý khác đó là mực. Mực phân bố khắp vùng biển và có nhiều loài, nhƣng qua thực tế khai thác một số loài có sản lƣợng cao là mực cơm, mực ống và mực nang.

Nhờ làm tốt công tác chuyển đổi diện tích nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Tính đến 2010 tổng giá trị thủy sản đạt khoảng 1.780 tỉ đồng. Diện tích nuôi trồng giảm nhƣng sản lƣợng nuôi trồng tăng 36.000 tấn, khai thác 55.000 tấn Hệ thống trang trại sản xuất giống thủy sản đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ và hiệu quả. Giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 64%, có 85% số dân đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh. Đời sống nông dân từng bƣớc đƣợc nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Tài nguyên động vật, thực vật

Tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng, tuy nhiên có nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Về động vật: phát hiện 342 loài thuộc 91 họ, 27 bộ gồm: động vật có vú 9 bộ, 24 họ, 78 loài. Lớp chim có 15 bộ, 47 họ, 202 loài. Lớp bò sát có 2 bộ, 14 họ, 41 loài. Lƣỡng cƣ có 1 bộ, 6 họ, 21 loài. Trong số 342 loài trên có 48 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Danh mục các loài có trong sách đỏ là báo lửa, báo gấm, báo hoa mai, hổ, voi, mang lớn, bò tót, sao la, công, trĩ sao, gà lôi. Về thực vật: phát hiện 1.193 loài thuộc 163 họ, 537 chi trong đó hạt kín 2 lá mầm có 114 họ, 460 chi, 105 loài. Hạt trần có 4 họ 6 chi 10 loài, quyết thực vật có 19 họ, 21 chi, 34 loài, trong đó có 4 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các loài có trong sách đỏ bao gồm lim xanh, giáng hƣơng, giổi, lát hoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 46 - 51)