Thực trạng tƣ liệu sản xuất ở Nghệ An hiện nay

Một phần của tài liệu Sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 43)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.2.Thực trạng tƣ liệu sản xuất ở Nghệ An hiện nay

2.2.2.1. Thực trạng tƣ liệu lao động ở Nghệ An

Máy móc, nhà cửa, bến xe

Tình trạng máy móc thiết bị, nhà xƣởng phần lớn trong tình trạng cũ, hƣ hỏng, chƣa sử dụng hoặc sử dụng mà không có hiệu quả cao. Tỉnh Nghệ An vẫn phải nhập khẩu nhiều loại thiết bị, phụ tùng máy móc cho hoạt động sản xuất. Năm 2009 nhập khẩu 725 xe ô tô các loại tăng hơn 617 xe so với năm 2006, 16.428 xe máy tăng hơn 4721 xe so với năm 2006, 1.793 nghìn USD phụ tùng máy nông nghiệp tăng 804 nghìn USD so với năm 2006, 5.627 nghìn USD máy móc thiết bị tăng hơn 1442 nghìn USD so với năm 2006, 2540 nghìn USD tăng hơn 117 nghìn USD so với năm 2006. Năm 2009 tổng số nhà là 13.956 hộ, trong đó nhà kiên cố là 10.160 hộ, nhà bán kiên cố là 1.284 hộ, nhà thiếu kiên cố là 832 hộ, nhà đơn sơ là 1.675 hộ.

Toàn tỉnh hiện nay có 14 bến xe đang hoạt động. Có 12 bến đƣợc đầu tƣ xây dựng trong đó có 7 bến tƣơng đối khang trang là bến xe Vinh, chợ Vinh, Cửa Lò, Quế Phong, Đô Lƣơng, Thanh Chƣơng, Qùy Châu, Thái Hòa. Quy hoạch đến đầu năm 2020 trên địa bàn Nghệ An có 29 bến.

Hệ thống giao thông

Tuyến quốc lộ số 1, quốc lộ 48, quốc lộ 7, quốc lộ 46, quốc lộ 15, cảng Cửa Lò, sân bay Vinh, cầu Bến Thủy 2, đƣờng nối quốc lộ 7 - quốc lộ 48, đƣờng quốc lộ 1 - Đông Hồi, đƣờng ven sông Lam, đƣờng phía Tây Nghệ An, Châu Thôn - Tân Xuân và 18 tuyến vào các xã chƣa có đƣờng ô tô đều đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp. Tiếp tục nâng cấp và làm mới hơn 500km tỉnh lộ 532, 533, 536, 598, 545, 558, 537, 538, đƣờng đến các nhà máy xi măng, khu kinh tế, khu công nghiệp, đƣờng vùng nguyên liệu, đƣờng du lịch, các tuyến đƣờng vùng biên giới, các bến cảng, cầu thay thế các bến đò…Huy động sức dân cùng nhiều nguồn vố xây dựng đƣợc 1.245 km đƣờng nhựa và 1.580 km đƣờng bê tông. Có đƣờng sắt Bắc - Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Ga Vinh là một trong những ga hành khách và hàng hóa lớn của cả nƣớc. Tổng khối lƣợng hàng hóa vận chuyển năm 2008 là 24855.0 nghìn tấn (năm 2007 là 22567.7 nghìn tấn).

Tỉnh Nghệ An nhận nguồn cung cấp điện, chủ yếu từ nhà máy thủy điện Hòa Bình cấp điện cho trạm 220 kv Hƣng Đông bằng đƣờng dây 220 kv, dây dẫn AC-300 dài 471 km, 7 trạm 110 kv đƣợc cấp điện chính từ trạm Hƣng Đông và một phần trạm Thanh Hóa. Tập trung đầu tƣ xây dựng một số công trình lớn nhƣ trạm 110kv Thanh Chƣơng, Diễn Châu, cải tạo lƣới điện thành phố Vinh, khu công nghiệp Nam Cấm, xây dựng thêm 78 công trình, trong đó đƣa điện về xã 16 công trình, 642 km đƣờng dây hạ thế và trạm biến áp…Đến nay, có 20/20 huyện, thành thị và 460 xã có điện lƣới quốc gia. Ít khi để xảy ra tình trạng thiếu điện, mất điện thƣờng xuyên.

Hệ thống cấp nước

Hiện tại nƣớc cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập, có ở Nghệ An nhiều và lƣợng mƣa hàng năm tƣơng đối cao so với cả nƣớc. Riêng nƣớc sinh hoạt cho đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống nhà máy nƣớc phân bố đều trên

địa bàn toàn tỉnh đảm bảo. Nhà máy nƣớc Vinh công suất 6 vạn m3

/ ngày

đêm, hàng năm cung cấp gần 18,5 triệu m3

nƣớc sạch cho vùng Vinh và phụ

cận, đang chuẩn bị nâng công suất lên 8 vạn m3/ ngày. Ngoài 13 nhà nƣớc ở

các thị xã và thị trấn đang hoạt động, đến năm 2007 đã nâng công suất nhà máy nƣớc Quỳnh Lƣu và xây dựng thêm 5 nhà máy nƣớc ở thị trấn Yên Thành, Nam Đàn, Quế Phong, Tƣơng Dƣơng, Kì Sơn cùng với hệ thống nƣớc sạch ở nông thôn đảm bảo đủ cung cấp cho 85-90% số dân và 100% cơ sở sản xuất công nghiệp. Hiện nay, tỉ lệ số dân nông thôn đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh là 85%.

Hệ thống thủy lợi

Nhiều công trình thủy lợi lớn đƣợc đầu tƣ xây dựng và cải tạo, nâng cấp các cụm hồ đập lớn ở Thanh Chƣơng, Đô Lƣơng, Anh Sơn, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lƣu, hồ sông Đào, hệ thống thủy nông Bắc, thủy lợi Nam, kiên cố hóa 4420 km kênh mƣơng, đƣa tổng diện tích tƣới lên 225.000 ha, trong đó diện tích tƣới ổn định 175.000 ha. Đảm bảo hệ thống tƣới tiêu đƣợc ổn định.

Về phát triển đô thị

Tập trung quy hoạch và phát triển đô thị có tính đến năm 2020. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phát triển khá. Thành phố Vinh đƣợc công nhận đô thị loại I, Thị xã Cửa Lò đạt dô thị loại III, quy hoạch xây dựng thành lập thị xã Thái Hòa, chuẩn bị thành lập thị xã Hoàng Mai, Con Cuông, nhiều thị trấn trung tâm của các huyện đƣợc quy hoạch, xây dựng và nâng cấp, nhiều đô thị mới đƣợc hình thành và phát triển, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc.

Các công trình văn hóa xã hội đều cơ bản đƣợc triển khai xây dựng hoặc đang lập thủ tục triển khai.

Về thu hút đầu tư

Thu hút đầu tƣ có nhiều chuyển biến tích cực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2006-2010 có 278 dự án/95.440,4 tỉ đồng đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, so với 103 dự án/27.843 tỉ đồng của giai đoạn

2001-2005, số lƣợng dự án tăng 3,42 lần, vốn đăng kí tăng 2,69 lần. Trong đó đầu tƣ trong nƣớc là 258 dự án/74.368 tỉ đồng, đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài là 20 dự án FDI/21.072 tỉ đồng vốn. Bên cạnh nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức, một nguồn vốn tài trợ quốc tế khác do các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tài trợ. Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh Nghệ An có 61 dự án/228,59 tỉ đồng.

Về dịch vụ, du lịch

Dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng, rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, vùng miền. Gía trị sản xuất dịch vụ tăng nhanh đạt 13,47% trong giai đoạn 2005- 2010. Gía trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân hàng năm đạt 22,90%. Số lƣợng khách du lịch tăng bình quân 16% /năm. Các ngành dịch vụ khác nhƣ vận tải, bƣu chính viễn thông đến năm 2010 đạt chỉ số 48,7 thuê bao điện thoại/100 dân), ngân hàng phát triển nhanh. .

Tóm lại, Nghệ An cần phải tập trung đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm tạo nền tảng cho kinh tế phát triển nhanh, toàn diện và bền vững trong thời gian tới..

2.2.2.2. Thực trạng đối tƣợng lao động

Tài nguyên đất đai

Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con ngƣời. Đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con ngƣời và là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nghệ An năm 2010 là 1.648.821 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 1.448.720 ha, chiếm 87,87%, đất sản xuất nông nghiệp là 259.132 ha. Đất trồng cây hàng năm là 190.463 ha. Trong đó đất trồng lúa là 101.515 ha. Đất trồng cây lâu năm là 68.669 ha. Đất lâm nghiệp: 1.178.182 ha, đất rừng sản xuất: 613.032 ha, đất rừng phòng hộ 395.146 ha, đất rừng đặc dụng 170.004 ha, đất nuôi trồng thủy sản 10.400 ha. Đất làm muối 871 ha, đất nông nghiệp khác 135 ha, đất phi nông nghiệp 121.263 ha. Đất ở 17.367 ha, đất chuyên dùng 60.028 ha, đất chƣa sử dụng 78.838 ha, còn lại là đất khác. Tài nguyên đất đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, ô nhiễm đất.

Đất đai là đối tƣợng lao động và là tƣ liệu sản xuất hàng đầu khi mà nền sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao. Ở Nghệ An nguồn lực này đang có xu hƣớng cạn kiệt, suy thoái và bị thu hẹp. Qúa trình đô thị hóa đã và đang làm cho đối tƣợng lao động hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và ô nhiễm nặng nề do sản xuất công nghiệp và ứng dụng hóa học

các khu công nghiệp và sản xuất dịch vụ cũng là nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng ngày càng thu hẹp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài nguyên nước

Nƣớc là tài nguyên đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và việc duy trì sự bền vững của môi trƣờng. Nƣớc quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nƣớc. Hiện nay, ở Nghệ An sự suy thoái của các lƣu vực sông cùng với sự gia tăng ô nhiễm nƣớc khiến cho nguồn nƣớc sạch đang ngày một giảm sút rất nhanh chóng. Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đó nhiều khu công nghiệp chế xuất với hàng trăm nhà máy, doanh nghiệp ra đời góp phần tạo việc làm cho một bộ phận dân cƣ. Song do công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng kĩ thuật thiếu đồng bộ, nhiều nơi ít quan tâm tới việc xử lí chất thải, cho nên hàng trăm nghìn tấn chất thải cứ đổ ra ao, hồ, sông, suối. Trong số đó có không ít kim loại nặng thủy ngân, hóa chất độc hại gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nƣớc.

Nƣớc dƣới đất trên toàn tỉnh Nghệ An có tổng trữ lƣợng khai thác

tiềm năng đạt 21.223.000 m3, phân bố trong nhiều tầng chứa nƣớc và có

nhiều cấp độ trữ lƣợng khác nhau có thể phục vụ cho các mục đích dân sinh và phát triển nông nghiệp. Phần nƣớc nhạt gồm có vùng Nam Đàn, vùng Vinh - Cửa Lò, vùng Đô Lƣơng - Diễn Châu. Phần nƣớc mặn và lợ phân bố chủ yếu ở dải ven biển từ Quỳnh Lƣu, Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc đến Hƣng Nguyên. Do bị ảnh hƣởng của thủy triều, nƣớc biển cũng nhƣ quá trình thành tạo, nƣớc ngầm mặn và lợ thƣờng phân bố ở tầng sâu và vùng cửa sông ven biển. Trong sinh hoạt, đại bộ phận ngƣời dân trong vùng sử dụng nƣớc dƣới đất. Trong thời gian qua công tác quản lí tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tiến bộ, một số tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng nƣớc vào mục đích sản xuất, kinh doanh đã có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nƣớc. Tuy vậy công tác quản lí và sử dụng tài nguyên nƣớc còn hạn chế và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc trái phép, bừa bãi còn phổ biến. Nguy cơ làm tác động xấu đến môi trƣờng và đời sống nhân dân do cạn kiệt ô nhiễm nguồn nƣớc, nhiễm mặn một số cùng ven biển ngày càng cao.

Tài nguyên khoáng sản

Toàn tỉnh hiện có 113 vùng mỏ khoáng sản với trữ lƣợng lớn, 171 điểm quặng, đá vôi. Một số kim loại và đá quý có trữ lƣợng lớn nhƣ vàng sa khoáng, hồng ngọc, bích ngọc. Đặc biệt thiếc sa khoáng ở Nghệ An đƣợc đánh giá là lớn nhất Việt Nam, với trữ lƣợng khoảng 42.000 tấn (khoảng

30% trữ lƣợng thiếc cả nƣớc). Ngoài ra một số khoáng sản khác nhƣ mangan, sắt, titani, bôxít, phốtphorit,các mỏ nƣớu khoáng. Nghệ An còn có thế mạnh về đá xây dựng với trữ lƣợng rất lớn, nhiều loại đá có giá trị kinh tế cao nhƣ đá trắng, đá vôi. Đó là chƣa kể hàng loạt các loại khoáng sản khác nhƣ sét để sản xuất gạch ngói, sét xi măng. Trong những năm qua, việc khai thác khoáng sản đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ban ngành chức năng chú ý đầu tƣ và dần đƣa vào quản lí một cách tích cực hơn. Do vậy sản lƣợng một số loại khoáng sản đã đƣợc khai thác năm sau cao hơn năm trƣớc. Nếu nhƣ năm 2000 tỉ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh mới đạt 5,66% thì năm 2011 đã đạt gần 7%. Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lƣợng cao, gần đƣờng giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 320 doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển tích cực vẫn còn nhiều tồn tại, sai phạm và bộc lộ một số vấn đề cần phải quan tâm, chẳng hạn do chính quyền một số địa phƣơng còn buông lỏng trong công tác quản lí, thậm chí chính quyền một số xã chƣa nắm vững luật khoáng sản, nên để xảy ra tình trạng khoáng sản bị khai thác bừa bãi nhiều năm nhƣng không đƣợc chấn chỉnh nhƣ tình trạng khai thác vàng sa khoáng, thiếc, đá quý, đá xây dựng…Bên cạnh đó, do lợi nhuận nên một số đơn vị tuy không đủ năng lực tài chính, công nghệ khai thác và chế biến lạc hậu, không đồng bộ nhƣng vẫn hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên. Đặc biệt, do việc quản lí còn lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, đùn đẩy và không tránh khỏi tình trạng tiêu cực, nên việc khai thác khoáng sản trái phép đã và đang diễn ra ở hầu hết các nơi trong tỉnh. Mặc dù đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh mỗi năm đều xử phạt hành chính đối với những tổ chức, cá nhân phạm luật khoáng sản nhƣng do thiếu sự phối hợp đồng bộ của chính quyền địa phƣơng nên việc xử lí không đạt kết quả. Ngoài việc gây nên lãng phí, thất thoát tài nguyên, việc khai thác khoáng sản ồ ạt, bừa bãi còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến hệ thống nƣớc mặt, nƣớc ngầm, suy thoái đất nông nghiệp, phá vỡ cảnh

quan và hệ sinh thái. Đó là chƣa kể đến việc chế biến khoáng sản không đúng quy trình còn gây nên tác hại cho lâu dài.

Hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ khoáng sản trong nƣớc, trong khu vực và trên thế giới ngày càng tăng, việc khai thác, chế biến khoáng sản đã và đang đƣợc các doanh nghiệp nhà nƣớc và tƣ nhân tập trung để nâng cao sản lƣợng. Hiện đã có thêm 167 mỏ đƣợc đƣa vào khai thác. Trong đó có 88 điểm khai thác đá xây dựng, 2 điểm khai thác vàng sa khoáng, 5 điểm khai thác thiếc, 3 điểm khai thác mangan, 2 điểm khai thác chì, 20 điểm khai thác đá trắng.

Cần phải khẳng định rằng so với cả nƣớc, tỉnh Nghệ An có một nguồn tài nguyên khoáng sản hết sức dồi dào và phong phú. Để làm tốt công tác bảo vệ tài nguyên, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các ban, ngành chức năng làm tốt hơn nữa công tác quản lí. Ngoài việc khai thác khoáng sản hiệu quả, cần phải giữ gìn nguồn tài nguyên vô giá cho thế hệ mai sau.

Tài nguyên rừng

Diện tích rừng trồng năm 2009 ƣớc tính đạt 128.151 ha, tăng 26301 ha so với năm 2008. Sản lƣợng gỗ khai thác năm 2009 ƣớc tính đạt 117.855

m3 tăng 15.359 m3 so với năm 2008. Diện tích rừng tự nhiên năm 2009 ƣớc

tính đạt 737.628 ha, tăng 96.255 ha so với năm 2008. Diện tích rừng tự nhiên tăng chủ yếu do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa. Gía trị sản xuất lâm nghiệp năm 2009 đạt 1.091.748 triệu đồng, tăng 4494 triệu đồng so với năm 2008. Tre nứa, mét có trên 1 tỉ cây, ƣớc tính có khoảng 226 loài dƣợc liệu và nhiều lâm sản quý. Diện tích rừng cần bảo vệ năm 2010 la 856.507,0 ha. Trong đó rừng phòng hộ và rừng đặc dụng 451.213,1 ha. Diện tích cần bảo vệ giai đoạn 2011-2015 là 890.000 ha/năm. Trong đó rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là 458.000 ha. Diện tích cần khoanh nuôi năm 2010 là 185.832,6 ha; trong đó rừng phòng hộ là 66.100,0 ha, rừng đặc dụng là 11.300 ha. Giai đoạn 2011-2015 diện tích cần khoanh nuôi là 139.429,5

Một phần của tài liệu Sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 43)