Thực trạng khoa học công nghệ phục vụ cho việc phát triển ở Nghệ

Một phần của tài liệu Sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 51 - 55)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Thực trạng khoa học công nghệ phục vụ cho việc phát triển ở Nghệ

ở Nghệ An

Năm 2010 là năm có nhiều thuận lợi để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động khoa học và công nghệ nói riêng, kinh tế thế giới và cả nƣớc có dấu hiệu phục hồi, tác động lớn đến kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những khó khăn nhƣ nắng nóng, hạn hán, dịch bệnh, thiếu điện, lũ lụt…làm cho sản xuất và đời sống bị ảnh hƣởng và tác động không nhỏ đến hoạt động khoa học công nghệ. Mặc dù vậy dƣới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo ngành khoa học công nghệ và sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, hoạt động khoa học công nghệ của tỉnh trong thời gian qua đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận.

Năm 2010 đã tổ chức nghiệm thu 37 đề tài, dự án, trong đó có 15 đề tài, dự án, đƣợc Hội đồng khoa học và công nghệ nghiệm thu xếp loại xuất sắc, 21 đề tài, dự án xếp loại khá, và 1 dự án xếp loại trung bình. Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án đã có những đóng góp thiết thực cho sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể là:

Trong lĩnh vực nông - lâm - ngƣ nghiệp: Kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án đã chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lƣợng tốt nhƣ giống lạc mới 123, giống mía Viên Lâm 3, 6, giống cỏ VA06 phục vụ chăn nuôi, ứng dụng các biện pháp tổng hợp quản lí dịch hại trong phòng trừ bệnh vàng lùn, sọc đen hại lúa, sản xuất và sử dụng các loại phân vi sinh có nguồn gốc sinh học trong sản xuất nông sản, giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông sản an toàn nói chung, sản xuất rau, quả an toàn nói riêng, tiếp nhận và làm chủ các công nghệ sinh sản cá vƣợc, cá tràu đen, cá bống bớp, các quy trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm một số loài thủy sản có giá trị kinh tế nhƣ; cá chình hoa, cá chim biển vây vàng, cá chim trắng, cá thát lát cƣờm, ba ba gai, cá hồi vân, cua lồng…giúp cho tỉnh có điều kiện giải quyết con giống, cung cấp cho yêu cầu sản xuất. Điển hình nhƣ dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình quản lí tổng hợp bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa tại Nghệ An” đã xây dựng đƣợc quy trình tổng hợp phòng trừ bệnh, phổ biến áp dụng trên diện rộng, bƣớc đầu hạn chế đƣợc bệnh, bảo vệ đƣợc sản xuất trong năm qua; dự án: “ Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất và chế biến chè chất lƣợng cao tại vùng núi cao Huồi Tụ, huyện Kì Sơn, tỉnh Nghệ An”, dự án triển khai có hiệu quả mang lại giải pháp phát triển nghề trồng chè, chế biến chè ở vùng núi cao biên giới, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, giúp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc ở vùng núi cao miền Tây Nam Nghệ An.

Trong lĩnh vực khoa học, xã hội nhân văn: Các đề tài dự án nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn, giúp cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành hoạch định các chính sách phát triển kinh - tế xã hội ở các ngành và của tỉnh, điển hình nhƣ: nghiên cứu các giải pháp hạn chế di cƣ trái phép của đồng bào Mông tại các huyện miền núi Nghệ An, văn hóa và ngôn ngữ của ngƣời Ơ-Đu tại Tƣơng Dƣơng, đánh giá tiềm năng, lợi thế và xác định cơ cấu sản phẩm chiến lƣợc của Nghệ An giai

sản văn hóa trên địa bàn huyện Yên Thành, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản Lịch sử Nghệ An, nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lƣợng dạy và học tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp mầm non và phổ thông ở các huyện miền núi cao Nghệ An, giải pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông ở vùng đồng bào theo đạo Thiên chúa, xây dựng mô hình cai nghiện ma túy và quản lí sau cai tại cộng đồng dân cƣ trên địa bàn xã, nghiên cứu sƣu tầm, biên soạn và xuất bản Nghệ An toàn chí.

Lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng: Nghiên cứu, tập trung vào các giải pháp, công nghệ xử lí ô nhiễm hàng nông thủy sản xuất khẩu do sử dụng hóa chất, ô nhiễm đất, không khí, nƣớc bởi các hóa chất bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt, nghiên cứu tác động của hệ thống các dự án thủy điện đến kinh tế - xã hội của vùng hạ du, đến môi trƣờng sinh thái, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ngăn ngừa lũ ống, lũ quét, nghiên cứu lập quy hoạch bảo vệ môi trƣờng thị xã Thái Hòa. Các kết quả nghiên cứu đƣợc tổng hợp báo cáo kịp thời cho các ngành liên quan và triển khai vào cuộc sống.

Lĩnh vực bảo vệ sức khỏe nhân dân: Các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã tập trung vào nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chuyển giao các kĩ thuật - công nghệ phòng chống sốt xuất huyết, bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh hen phế quản ở lứa tuổi học đƣờng, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, hội chứng nhuyễn hóa, bệnh đái tháo đƣờng, cao huyết áp, tăng mỡ máu ở ngƣời cao tuổi, các kết quả nghiên cứu đó đã và đang đƣợc phổ biến áp dụng trong điều trị và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động sáng tạo khoa học - công nghệ đã tổng hợp 50 đề xuất, sáng kiến, trong đó 19 công trình đƣợc công nhận gồm 1 giải đặc biệt, 2 giải nhì, 4 giải ba, 3 giải tƣ, 6 thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục đào tạo, khoa học xã hội nhân văn.

Các nghiên cứu phục vụ phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ: nghiên cứu, xây dựng và trình báo Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển khoa học công nghệ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010- 2020, đề án xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ ở Nghệ An, các chính sách đối với nguồn nhân lực chất lƣợng cao tác trong cơ quan Đảng, hành chính, sự nghiệp, các tổ chức xã hội và Mặt trận Tổ quốc ở Nghệ An…

Lĩnh vực ứng dụng phát triển công nghệ thông tin: Việc triển khai thành công 7 dự án khoa học công nghệ, ứng dụng phần mềm “văn phòng di động M-office” trợ giúp công tác quản lí, điều hành tại một số cơ sở khoa học công nghệ, tài nguyên môi trƣờng, thông tin truyền thông, giao thông

vận tải, trƣờng chính trị tỉnh…Ngoài ra thông qua việc thực hiện các đề tài, dự án đã giúp các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, tiếp nhận và ứng dụng các phần mềm: quản lí quy hoạch xây dựng, quản lí hộ nhân khẩu, quản lí chứng minh nhân dân, phục vụ công tác quản lí giảng dạy và học tập ở các trƣờng học, quản lí công tác khám và chữa bệnh. Cụ thể là:

Hệ thống thông tin liên lạc

Cơ sở vật chất và mạng lƣới bƣu chính viễn thông hiện đại, với đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc trong nƣớc và quốc tế.

Về bƣu chính - phát hành báo chí. Đến cuối năm 2010 doanh thu khối xuất bản, in, phát hành đạt 12,85 tỉ đồng, vƣợt 4,35% kế hoạch đề ra năm 2010, số điểm bƣu điện văn hóa xã là 404 điểm/ 478 xã, phƣờng, thị trấn. Số ki ốt, đại lí bƣu chính, chuyển phát là 64, số xã có báo đọc trong ngày 405/ 437 xã (không bao gồm thị trấn và các phƣờng tại thành phố Vinh). Số bƣu cục: 122 (cấp I: 1, cấp II: 18, cấp III: 103). Trang thông tin điện tử đƣợc duy trì và tiếp tục phát triển. Tính đến 02/12/2010 có 2985 tin bài, 154 văn bản đƣợc cập nhật, đạt 107% kế hoạch năm, số lƣợng truy cập đạt 2.618.084 lƣợt, trung bình 7934 lƣợt/ ngày. Tổng số lƣợt truy cập trang thông tin điện tử Nghệ An trên 12 triệu lƣợt. Có 12 chuyên trang tuyên truyền, 14 trang web các đơn vị tích hợp vào trang Nghệ An

Công nghệ thông tin, bƣu chính viễn thông: Đến cuối năm 2010, tổng số thuê bao internet ADSL toàn tỉnh đạt 72,875 thuê bao, gấp 123 lần so với cuối năm 2005. Thuê bao internet tăng nhanh làm tăng nhanh mật độ thuê bao internet quy đổi. Từ 1,9 thuê bao quy đổi/ 100 dân vào năm 2006, đến cuối năm 2010 đạt mật độ 20,3 thuê bao quy đổi/ 100 dân, gấp 10,7 lần. Số trạm BTS là 2079 (tăng 956 trạm so với cùng kì năm 2009), số km cáp quang trên 6.570 km.

Giai đoạn 2005- 2010 là giai đoạn tăng trƣởng nhanh của các dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong đó, có sự đóng góp đáng kể của dịch vụ điện thoại, đặc biệt là điện thoại di động. Trong tổng số 2.135.637 thuê bao điện thoại tăng lên từ năm 2005 đến năm 2010, thuê bao điện thoại di động chiếm 84,3%, điện thoại cố định hữu tuyến và vô tuyến chiếm 15,7%. Đến cuối năm 2010, tỉ lệ thuê bao điện thoại cố định chiếm 78,8% trong tổng số thuê bao điện thoại toàn tỉnh. Tốc độ tăng trƣởng thuê bao điện thoại toàn tỉnh giai đoạn 2005- 2010 tăng bình quân 49,26%/ năm,

cố định tăng 22,86%/ năm. Tốc độ tăng trƣởng thuê bao điện thoại cố định có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây (thấp nhất là 7,4% vào năm 2010) và tốc độ tăng trƣởng thuê bao điện thoại di động có xu hƣớng tăng (cao nhất là 140,4% vào năm 2010). Với sự tăng trƣởng của điện thoại cố định, đến cuối năm 2010, toàn tỉnh đạt 84,1 thuê bao điện thoại/ 100 dân. So với chỉ tiêu Đai hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI đề ra : đến năm 2010 đạt 28,8 thuê bao/ 100 dân, vƣợt gấp 3 lần.

Tuy nhiên, sự tăng trƣởng thuê bao điện thoại trên địa bàn tỉnh không đồng đều. Một phần lớn diện tích tỉnh Nghệ An là vùng đồi núi, việc đầu tƣ phát triển mạng lƣới của các doanh nghiệp viễn thông cũng nhƣ cung cấp dịch vụ còn hạn chế do hiệu quả đầu tƣ thấp.

Doanh thu công nghệ thông tin, bƣu chính viễn thông năm 2010 đạt 1.851,25 tỉ đồng, vƣợt 41,42% kế hoạch đề ra năm 2010. Riêng công ty VTC online năm 2010 đạt trên 3.900 tỉ đồng.

Hiện tại có trên 200 đơn vị đăng kí hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, 300 phóng viên báo chí, 200 kĩ thuật viên của 6 cơ quan báo chí, hơn 40 cơ quan đại diện, phóng viên thƣờng trú báo chí trên địa bàn, có Công ty cổ phần In Nghệ An, Công ty cổ phần sách Nghệ An, nhà in báo Nghệ An và gần 20 cơ sở in và phát hành khác đã cùng với khối doanh nghiệp bƣu chính viễn thông tạo thành một hệ thống các đơn vị kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Nghệ An.

Nhìn chung, năm 2010 hoạt động khoa học công nghệ đã tạo đƣợc chuyển biến quan trọng trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, quần chúng và nhân dân về vai trò của khoa học - công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Tuy vậy vào thời điểm này, so với cả nƣớc, Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo, mức tăng trƣởng kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và chƣa bền vững, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn rất thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, một số vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội chƣa đƣợc giải quyết. Bởi vậy muốn có sự chuyển biến nhanh và bền vững tỉnh nhà cần đƣa ra những giải pháp kịp thời để phát triển lực lƣợng sản xuất.

Một phần của tài liệu Sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)