Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 35 - 36)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.1.Điều kiện tự nhiên

Tên gọi Nghệ An có từ thời nhà Lí (năm 1036). Năm 1831, triều Nguyễn cắt phần đất phía Nam của Nghệ An lập ra tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 2/12/1975, tại kì họp thứ 2, Quốc hội khóa V ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Nghệ An và tỉnh Nghệ Tĩnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 12/8/1991, Nghị quyết kì họp thứ 2, Quốc hội khóa VIII lại quyết định chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh, lấy tên là tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh.

a. Vị trí địa lí

Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với đủ các vùng thành thị, đồng bằng, ven biển, trung du miền

núi và vùng cao. Tọa độ địa lí từ 18o33’10’’ đến 19o24’43’’ vĩ độ Bắc và từ

103o52’53’’ đến 105o45’50’’kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa

với đƣờng biên giới dài 196,13 km. Phía Nam giáp với tỉnh Hà Tĩnh với đƣờng biên giới dài 92,6 km. Phía Đông nhìn ra biển rộng, phía Tây dựa vào dãy Trƣờng Sơn hùng vĩ.

b. Địa hình

Nghệ An là tỉnh lớn, chiều dài và chiều rộng gần 200km. Đây là vùng đất có cấu tạo địa hình, địa chất đa dạng, phức tạp, bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hƣớng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) Ở huyện Kì Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2m so với mặt nƣớc biển. Địa hình gồm có núi, đồi, thung lũng. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.

c. Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ thàng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ƣớt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Khí hậu khắc nghiệt, mƣa nhiều, lƣợng mƣa trung bình hàng năm: 1.670 mm, nhiệt độ

trung bình: 25,2oc nắng to, số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ, độ ẩm tƣơng đối trung bình: 86-87%, gió lớn, nổi tiếng là những đợt gió Lào khô nóng thổi vào mùa hè, dễ xảy ra hạn hán gay gắt.

d. Sông ngòi

Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung

bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả bắt nguồn từ huyện Mƣờng

Pec tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ

An có chiều dài là 361 km). Diện tích lƣu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An

là 17.730 km2). Tổng lƣợng nƣớc hàng năm khoảng 28.109 m3

trong đó có

14,4.109 km2 nƣớc mặt. Các dòng sông không ổn định, gập ghềnh và khá

dốc, khi có mƣa lớn thƣờng trở nên hung dữ, gây lũ lụt đe dọa những bản làng mùa màng, và ngƣời dân sống hai bên bờ. Nhìn chung nguồn nƣớc khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.

e. Biển, bờ biển

Hải phận rộng 4.230 hải lí vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tƣơng đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp hẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển ngành du lịch ở Nghệ An. Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối.

Những đặc điểm thiên nhiên trên đã rèn luyện, tôi đúc nên con ngƣời Nghệ An linh hoạt, nghị lực, cần kiệm, chịu khó. Nhƣng đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho Nghệ An khai thác tối đa đối tƣợng lao động, phát triển kinh tế ổn định, vững chắc, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 35 - 36)