Khuynh hƣớng biến đổi của lực lƣợng sản xuất trong thời kì công

Một phần của tài liệu Sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 55 - 60)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.Khuynh hƣớng biến đổi của lực lƣợng sản xuất trong thời kì công

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay

Nƣớc ta đang trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế lạc hậu mang tính chất tự nhiên sang một nền kinh tế thị trƣờng có nghĩa là chúng ta đang

trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ sang một nền kinh tế sản xuất lớn ngày càng hiện đại. Một nền sản xuất lớn đòi hỏi phải có một cơ cấu cơ sở hạ tầng và những công cụ lao động ngày càng tiến bộ. Để tạo lập ra những cơ sở vật chất kĩ thuật đó thì theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lênin, mọi quốc gia đều phải tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu quan trọng nhất của công nghiệp hóa là phát triển sản xuất xã hội trƣớc hết là lực lƣợng sản xuất.

Nghệ An tiến hành công nghệp hóa cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Bộ phận cách mạng nhất, tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất của lực lƣợng sản xuất to lớn của xã hội ngày nay là khoa học công nghệ. Đó là lực lƣợng sản xuất hàng đầu. Do đó vai trò của các yếu tố vật chất có tính truyền thống của lực lƣợng sản xuất có sự thay đổi lớn, yếu tố trí tuệ có vai trò quyết định nhất trong mối quan hệ với yếu tố tài nguyên thiên nhiên, sức lao động. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặc biệt là chƣa gắn đƣợc công nghiệp hóa với hiện đại hóa mà cho đến nay lực lƣợng sản xuất chủ yếu vẫn đang trong tình trạng lạc hậu. Trƣớc thực trạng nhƣ vậy yêu cầu chúng ta phải hiện đại hóa nền sản xuất, trƣớc hết là phải thực hiện hiện đại hóa các yếu tố vật chất của lực lƣợng sản xuất, đẩy mạnh phát triển lực lƣợng sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, từ đó làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ta.

Hiện nay đối tƣợng lao động có sẵn trong tự nhiên ngày đang cạn kiệt dần. Vì vậy, chúng ta không thể vì mục tiêu trƣớc mắt, mục tiêu tăng trƣởng kinh tế mà để lại gánh nặng cho thế hệ sau. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta trong giai đoạn hiện nay là phải tìm ra những công cụ sản xuất mới phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, muốn làm đƣợc điều đó chúng ta phải ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất, trong giai đoạn này ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuát chính là ƣu tiên phát triển khoa học công nghệ. Nói đến vai trò nền tảng và động lực của khoa học công nghệ trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa là nói đến con đƣờng công nghiệp hóa, dựa trên cơ sở khoa học công nghệ, coi khoa học công nghệ là lực lƣợng sản xuất trực tiếp và hàng đầu. Dƣới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhờ áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến mà tƣ liệu sản xuất - một bộ phận của lực lƣợng sản xuất đã có biến đổi một cách căn bản. Trên thực tế, khoa học công nghệ đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế.

Cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công nghệ tập trung nhiều hơn vào công nghệ và ứng dụng các kĩ thuật tiên tiến để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo các giống mới có năng suất cao và hiệu quả kinh tế, phù hợp với sinh thái, nâng cao trình độ cơ giới hóa trong nông nghiệp. Với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã làm cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp diễn ra với tốc độ mạnh hơn, đó là chuyển đổi từ sản xuất thuần nông, độc canh sang đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, đã tạo đƣợc những vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa làm tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn. Song hiện nay việc chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ ở nông thôn mới chỉ xuất hiện ở một số vùng ven đô, vùng có làng nghề truyền thống, có cơ sở hạ tầng kĩ thuật, có trình độ dân trí khá, có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Còn ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa sự chuyển đổi này diễn ra chậm chạp, thậm chí vẫn còn đang tình trạng thuần nông, độc canh, tự cung tự cấp và lao động thủ công là chính. Điều đó làm cho thu nhập của đại bộ phận dân cƣ nông thôn còn bấp bênh, sức mua, khả năng thanh toán về tƣ liệu sản xuất và tƣ liệu tiêu dùng đều rất hạn chế, gây ảnh hƣởng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp vẫn đƣợc coi là mặt trận hàng đầu để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng lên của quần chúng nhân dân và phục vụ cho xuất khẩu. Tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách nhằm đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp, thay thế dần công cụ sản xuất lạc hậu bằng công cụ sản xuất bằng máy móc hiện đại trong sản xuất nông nghiệp, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Các công cụ sản xuất thủ công nhƣ con trâu, con bò, xe thồ..đã đƣợc thay thế bằng các loại máy cày, máy bừa, ngƣời lao động đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, họ đã ý thức đƣợc rằng trong giai đoạn này “ không thể con trâu đi trƣớc, cái cày đi sau” mà phải đƣa máy móc vào sản xuất nông nghiệp, nhằm giải phóng đất đai kịp thời, giải phóng sức lao động của ngƣời nông dân, đồng thời nâng cao năng suất lao động.

Dƣới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta đã có những điều chỉnh về cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng ngày càng tăng lên của thị trƣờng. Cái bất lợi lớn nhất của tỉnh ta trong giai đoạn hiện nay chính là có sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu. Do vậy, cả năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm tạo ra vẫn còn thấp so với mặt bằng chung. Gần đây, tỉnh đã tiếp tục tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật

cho nông nghiệp. Chủ yếu tập trung vào các công trình thủy lợi, giao thông, điện và các công trình phúc lợi khác.

Từ thực tiễn của nền sản xuất nông nghiệp yêu cầu trong những năm tới tỉnh Nghệ An cần phải đầu tƣ về khoa học và công nghệ cho lĩnh vực này nói riêng và toàn bộ nền sản xuất nói chung, trang bị công cụ sản xuất từ lạc hậu sang tiên tiến nhằm mục đích thay đổi cơ cấu chung của toàn bộ nền kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Bƣớc chuyển dịch này sẽ tạo tiền đề nền tảng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong công nghiệp, nhiều ngành sản xuất dịch vụ chủ yếu sử dụng công nghệ tiên tiến, trình độ công nghệ đƣợc nâng cao rõ rệt so với trƣớc đây, công nghệ tự động hóa dần thay thế công nghệ truyền thống, nâng cao khả năng chế tạo máy, các dây chuyền thiết bị. Trong các ngành sản xuất hàng tiêu dùng đã đổi mới công nghệ khá nhanh, chất lƣợng sản phẩm ngày càng đƣợc nâng cao, có sức cạnh tranh với các khu vực khác trong cả nƣớc.

Ngành giao thông vận tải - bộ phận của tƣ liệu sản xuất từng bƣớc đƣợc hiện đại hóa hơn. Ngành bƣu chính viễn thông đi thẳng vào công nghệ số, công nghệ cáp quang, thông tin vệ tinh tạo nên bƣớc tiến mạnh trong hiện đại hóa mạng lƣới bƣu chính viễn thông tƣơng ứng với những thành phố phát triển khác trong cả nƣớc.

Ngày nay, xu hƣớng vận động chung của lực lƣợng sản xuất hiện đại là không ngừng thay thế dần các trang bị kĩ thuật, các quy trình hệ thống công nghệ chƣa hoàn thiện, cho năng suất thấp, tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu, thải nhiều các chất gây ô nhiễm môi trƣờng bằng những thiết bị những hệ thống công nghệ cao, công nghệ mang nhiều hàm lƣợng tri thức. Điều này chỉ có thể thực hiện đƣợc bằng con đƣờng phát triển khoa học công nghệ. Những bƣớc tiến trong lĩnh vực khoa học công nghệ sẽ góp phần làm biến đổi các yếu tố của lực lƣợng sản xuất.

Bên cạnh đó sự thâm nhập của tri thức khoa học vào lĩnh vực sản xuất đã đem lại một lực lƣợng sản xuất có trình độ phát triển cao với hệ thống kĩ thuật đồng bộ, do đó đem lại sự phát triển nhịp nhàng và toàn diện của đối tƣợng, tƣ liệu lao động và cả con ngƣời. Đó là sự mở rộng khai thác các nguồn lực tự nhiên mà trƣớc đây kĩ thuật chƣa cho phép, nhƣng khoa học ngày nay đã tìm ra những cách thức và giải pháp có hiệu quả. Đó là sự nâng cao trình độ của công cụ và kĩ thuật sản xuất, cải tiến và sáng chế công cụ,

chức năng hoạt động cơ bắp của con ngƣời sang máy móc, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm lao động sống, tiết kiệm nhiên nguyên liệu, nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao trình độ tay nghề của ngƣời lao động, tăng cƣờng năng lực lao động trí tuệ, cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời nói chung và ngƣời lao động nói riêng.

Sự thâm nhập sâu và phổ biến của tri thức khoa học vào sản xuất làm cho lực lƣợng sản xuất ngày càng mang tính chất trí tuệ, làm cho việc tìm kiếm và tạo nguồn đối tƣợng lao động của con ngƣời ngày càng ít phụ thuộc vào giới tự nhiên, làm cho công cụ máy móc hoạt động đồng bộ, làm cho ngƣời lao động nâng cao năng lực tri thức của mình. Trí tuệ hóa lực lƣợng sản xuất làm cho con ngƣời trở nên tự do hơn, độc lập hơn với hệ thống kĩ thuật, kích thích lao động sáng tạo của họ, thôi thúc các nhà sản xuất tìm kiếm phƣơng thức tổ chức quản lí mới năng động sao cho vừa bảo đảm tốt hơn đòi hỏi về quyền tự do vừa có thể khai thác có hiệu quả nhất những sức mạnh sáng tạo của con ngƣời mà trƣớc hết là ngƣời lao động.

Khuynh hƣớng biến đổi của yếu tố ngƣời lao động trong giai đoạn hiện nay là ngày càng đƣợc nâng cao hơn về trình độ, chuyên môn kĩ thuật, tay nghề, có khả năng làm việc trong môi trƣờng công nghệ và cạnh tranh, có tác phong kỉ luật làm việc. Ngƣời lao động có những phẩm chất vƣợt trội hơn nhƣ thông minh, cần cù, chịu khó, khả năng nắm bắt các kĩ năng lao động, đặc biệt là kĩ năng sử dụng công nghệ hiện đại tƣơng đối nhanh. Hàng năm số ngƣời tham gia vào độ tuổi lao động ngày một tăng, tỉ lệ số học sinh, số trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp, trƣờng đào tạo nghề tăng nhanh, tỉ lệ tốt nghiệp đại học, tỉ lệ học vị thạc sĩ, tiến sĩ tăng nhanh vƣợt bậc. Bên cạnh đó, cuộc sống thoải mái, điều kiện ăn uống, đi lại, sinh hoạt vui chơi giải trí đƣợc đảm bảo hơn so với những năm trƣớc đây nên ngày nay thể lực của ngƣời lao động cũng từng bƣớc đƣợc cải thiện. Số lƣợng lao động hoạt động trong ngành nông lâm thủy sản đang chuyển dần sang hoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Lực lƣợng sản xuất là nhân tố thƣờng xuyên biến đổi và phát triển. Sự biến đổi của lực lƣợng sản xuất có nhiều nguyên nhân. Một là do bản thân ngƣời lao động với những kinh nghiệm và kĩ năng không ngừng tích lũy và tăng lên. Hai là bản thân tri thức khoa học, tri thức công nghệ trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp

Một phần của tài liệu Sự phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an hiện nay (Trang 55 - 60)