6. Kết cấu của đề tài
1.3.3. Thúc đẩy khoa học phát triển
Khoa học là hệ thống các tri thức của nhân loại về các quy luật vận động và phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tƣ duy của con ngƣời. Đó là một loại hình hoạt động tƣ duy đặc thù nhằm tiến tới các hiểu biết mới và vận dụng những hiểu biết đó vào sản xuất, vào đời sống trong những điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội nhất định. Khoa học phát triển mạnh mẽ tác động vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ con ngƣời, cùng với các cơ sở vật chất mà con ngƣời tạo ra qua quá trình lao động sản xuất. Điều đó có ý nghĩa là sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
Lực lƣợng sản xuất phát triển tạo ra nhu cầu, điều kiện vật chất nhƣ: nhà xƣởng, máy móc, và các phƣơng tiện cần thiết cho nghiên cứu khoa học. Lực lƣợng sản xuất trở thành tiêu chuẩn thực tiễn chứng minh cho tính đúng đắn của các tri thức khoa học.
Sự phát triển cao của lực lƣợng sản xuất đã tạo ra các nhu cầu khách quan để phát triển khoa học kĩ thuật. Chẳng hạn, trong nền sản xuất thủ công nghiệp, đó là nền sản xuất với lao động thủ công nặng nhọc, năng suất lao động rất thấp. Song chính nền sản xuất thủ công đã chứa đựng trong nó những tiền đề khách quan cho sự ra đời và phát triển của một ngành khoa học mới nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất và nhu cầu ngày càng tăng lên của nhân loại.
Lực lƣợng sản xuất phát triển tạo mọi điều kiện cho khoa học phát triển, lực lƣợng sản xuất trở thành điểm xuất phát, cơ sở, động lực, mục tiêu của nghiên cứu khoa học, đến lƣợt nó nghiên cứu khoa học lại thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển hơn nữa.
Nhƣ vậy mối liên hệ giữa lực lƣợng sản xuất và khoa học đã tạo thành mối quan hệ biện chứng, trong đó khoa học đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp và là nguồn gốc của tái sản xuất. Hơn nữa trình độ phát triển của nền sản xuất, mà trƣớc hết đó là trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất đã đạt đến mức độ cao thúc đẩy khoa học phát triển. Nhờ sự tác động và phát triển của mối quan hệ này mà thời gian từ nghiên cứu đến sản xuất, quá trình sáng tạo và đổi mới sản xuất đƣợc rút ngắn lại, khoa học trở thành lực lƣợng dẫn đƣờng cho sản xuất, quá trình sáng tạo và đổi mới kĩ thuật công nghệ và sản phẩm mới cũng đƣợc đẩy mạnh và rút ngắn.
Nói tóm lại việc phát triển lực lƣợng sản xuất vừa có thể theo trình tự phát triển, vừa có thể rút ngắn. Để phát triển nhanh chóng lực lƣợng sản xuất, trƣớc hết phải tạo dựng nguồn nhân lực chất lƣợng cao gồm các nhà quản lí giỏi, các chuyên gia đầu ngành, các nhà doanh nghiệp lớn và đội ngũ công nhân tay nghề bậc cao, đảm bảo tỉ lệ hợp lí về cơ cấu giữa các thành phần đó luôn thích ứng với đòi hỏi của lực lƣợng sản xuất đang phát triển. Sử dụng những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ là phƣơng thức hữu hiệu để “rút ngắn” tiến trình phát triển của lực lƣợng sản xuất ở nƣớc ta. Nhƣng trong quá trình đó, cũng phải đề phòng nguy cơ biến nƣớc ta trở thành “ bãi rác công nghệ” của các nƣớc phát triển hơn.
CHƢƠNG 2
PHÁT TRIỂN LỰC LƢỢNG SẢN XUẤT
THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ở Nghệ An
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tên gọi Nghệ An có từ thời nhà Lí (năm 1036). Năm 1831, triều Nguyễn cắt phần đất phía Nam của Nghệ An lập ra tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 2/12/1975, tại kì họp thứ 2, Quốc hội khóa V ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Nghệ An và tỉnh Nghệ Tĩnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 12/8/1991, Nghị quyết kì họp thứ 2, Quốc hội khóa VIII lại quyết định chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh, lấy tên là tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh.
a. Vị trí địa lí
Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với đủ các vùng thành thị, đồng bằng, ven biển, trung du miền
núi và vùng cao. Tọa độ địa lí từ 18o33’10’’ đến 19o24’43’’ vĩ độ Bắc và từ
103o52’53’’ đến 105o45’50’’kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa
với đƣờng biên giới dài 196,13 km. Phía Nam giáp với tỉnh Hà Tĩnh với đƣờng biên giới dài 92,6 km. Phía Đông nhìn ra biển rộng, phía Tây dựa vào dãy Trƣờng Sơn hùng vĩ.
b. Địa hình
Nghệ An là tỉnh lớn, chiều dài và chiều rộng gần 200km. Đây là vùng đất có cấu tạo địa hình, địa chất đa dạng, phức tạp, bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hƣớng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) Ở huyện Kì Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2m so với mặt nƣớc biển. Địa hình gồm có núi, đồi, thung lũng. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.
c. Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ thàng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ƣớt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Khí hậu khắc nghiệt, mƣa nhiều, lƣợng mƣa trung bình hàng năm: 1.670 mm, nhiệt độ
trung bình: 25,2oc nắng to, số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ, độ ẩm tƣơng đối trung bình: 86-87%, gió lớn, nổi tiếng là những đợt gió Lào khô nóng thổi vào mùa hè, dễ xảy ra hạn hán gay gắt.
d. Sông ngòi
Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung
bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả bắt nguồn từ huyện Mƣờng
Pec tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ
An có chiều dài là 361 km). Diện tích lƣu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An
là 17.730 km2). Tổng lƣợng nƣớc hàng năm khoảng 28.109 m3
trong đó có
14,4.109 km2 nƣớc mặt. Các dòng sông không ổn định, gập ghềnh và khá
dốc, khi có mƣa lớn thƣờng trở nên hung dữ, gây lũ lụt đe dọa những bản làng mùa màng, và ngƣời dân sống hai bên bờ. Nhìn chung nguồn nƣớc khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
e. Biển, bờ biển
Hải phận rộng 4.230 hải lí vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tƣơng đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp hẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển ngành du lịch ở Nghệ An. Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối.
Những đặc điểm thiên nhiên trên đã rèn luyện, tôi đúc nên con ngƣời Nghệ An linh hoạt, nghị lực, cần kiệm, chịu khó. Nhƣng đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho Nghệ An khai thác tối đa đối tƣợng lao động, phát triển kinh tế ổn định, vững chắc, hiệu quả hơn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hiện nay các đơn vị hành chính của Nghệ An gồm có: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện (7 huyện miền xuôi, 5 huyện miền núi và 5 huyện vùng cao), 25 phƣờng, 17 thị trấn, 437 xã. Diện
tích 16490.7 km2, dân số khoảng 2919.2 ngƣời, mật độ 177 ngƣời/km2
(năm 2009). Là một cộng đồng đa dân tộc, Nghệ An có 26 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh, kế theo là các dân tộc Thái, Tày, Hmông, Mƣờng, Dao, Nùng, Hoa, Ngài, Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Bru - Vân Kiều, Khơ Me, Chăm, Mơ Nông, Xơ Đăng…mỗi dân tộc có nếp sống văn hóa riêng rất đặc sắc, góp
Nghệ An đƣợc vinh dự là quê hƣơng có nhiều nhà yêu nƣớc, nhiều nhà hoạt động cách mạng, danh nhân văn hóa và anh hùng dân tộc nổi tiếng, mà chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời nổi tiếng nhất. Trong suốt cuộc đời hoạt động, vì bận lo việc nƣớc, Ngƣời chỉ về thăm quê hai lần, nhƣng đã gửi nhiều thƣ, điện động viên, thăm hỏi cán bộ, đồng bào, đồng chí ở quê hƣơng. Về thăm quê ngày 14/6/1957, trong tâm trạng là một ngƣời con xa cách quê hƣơng hơn 50 năm. Ngƣời mừng vì thấy quê hƣơng Nghệ An đã thay đổi rất nhiều, trong đó thay đổi to lớn nhất là đồng bào Nghệ An là những công dân tự do, làm chủ nƣớc nhà. Ngƣời cổ vũ, khen ngợi, động viên khi quê hƣơng dành đƣợc nhiều thắng thành tích trên mặt trận kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngƣời cũng thẳng thắn, chân tình phê bình những thiết sót, khuyết điểm. Ngƣời đã căn dặn đồng bào quê hƣơng: tỉnh ta có truyền thống cách mạng rất vẻ vang…hãy thi đua với các tỉnh khác để xây dựng Nghệ An trở thành một tỉnh gƣơng mẫu.
Về thăm quê lần thứ hai ngày 9/12/1961, tình cảm của Ngƣời dành cho quê hƣơng và quê hƣơng dành cho Ngƣời vô cùng thiêng liêng cao cả. Ngƣời đã dặn dò đồng bào và cán bộ tỉnh Nghệ An những lời tâm huyết: “Tỉnh ta là một tỉnh lớn của miền Bắc, có một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng. Tỉnh ta có nhiều khả năng, đất rộng, ngƣời đông, tài nguyên phong phú, nhân dân có truyền thống anh dũng và cần cù. Đồng bào và cán bộ cần phải có quyết tâm phấn đấu xây dựng tỉnh ta thành một trong những tỉnh khá nhất miền Bắc. Làm đƣợc nhƣ thế là tỉnh ta góp phần xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở vững mạnh thực hiện hòa bình thống nhất nƣớc nhà”.
Điểm xuất phát về kinh tế của Nghệ An rất thấp, trong thời gian dài lại lại hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp nên các ngành kinh tế ở Nghệ An hoạt động cầm chừng, chậm phát triển, chƣa có vùng sản xuất hàng hóa tập trung của nông lâm nghiệp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tối thiểu về lƣơng thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cho nhân dân địa phƣơng. Nói chung đời sống của nhân dân còn nghèo và gặp nhiều khó khăn. Thực tế đó đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, đây chính là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sống còn.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), đã đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc từ chính trị, kinh tế - xã hội cũng nhƣ trong đƣờng lối quốc tế và chính sách đối ngoại và bắt đầu là sự đổi mới về tƣ duy kinh tế.
Nắm vững và vận dụng sáng tạo, linh hoạt đƣờng lối, chính sách đổi mới của Đảng và nhà nƣớc, Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An đã lãnh đạo nhân dân địa phƣơng triển khai, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nhằm phát huy cao nhất lợi thế, tiềm năng của mình. Nhìn vào sự phát triển của kinh tế Nghệ An thời gian gần đây có thể nhận thấy rõ nét nổi bật là kinh tế có sự tăng trƣởng nhanh, ổn định, cơ cấu kinh tế từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phƣơng tiện, phƣơng pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Nhƣ vậy thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình phát triển dựa trên việc ứng dụng các thành tựu mới
nhất về khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Mỗi phƣơng thức sản xuất xã hội
nhất định có một cơ sở vật chất - kĩ thuật tƣơng ứng. Cơ sở vật chất - kĩ
thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lƣợng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kĩ thuật tƣơng ứng mà lực lƣợng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội. Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất - kĩ thuật của một xã hội là sự biến đổi và phát triển của lực lƣợng sản xuất, sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, tính chất và trình dộ của các quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị. Mỗi bƣớc tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bƣớc tăng cƣờng cơ sở vật chất - kĩ thuật, phát triển mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất. Nhƣ vậy, xác định ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất ở tỉnh Nghệ An trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là một sách lƣợc hoàn toàn đúng đắn.
Với quyết tâm cao của toàn tỉnh, trong 5 năm 2005-2010, tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh bình quân đạt 9,54%/ năm, trong khi đó, bình quân GDP cả nƣớc đạt 6,9%; bình quân GDP đầu ngƣời năm 2010 đạt 13,83 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng hơn 2,4 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa: tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,30% năm 2005 lên 33,47% năm 2010, tỉ trọng nông nghiệp từ 34,41% năm 2005 xuống còn 28,87% năm 2010. Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,29% lên 37,66% năm 2010.
Tóm lại, năm 2010 là một năm đầy thách thức đối với cả nƣớc nói chung và Nghệ An nói riêng. Kinh tế phát triển trong sự tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới. Thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt trên diện rộng nghiêm trọng hơn các năm trƣớc. Kinh tế xã hội Nghệ An không thể thoát khỏi ảnh hƣởng cơn địa chấn của kinh tế toàn cầu và những tác động xấu của thiên tai. Tuy nhiên vƣợt qua những khó khăn đó, kinh tế Nghệ An năm 2010 đã dạt đƣợc những kết quả hết sức quan trọng trên cả lĩnh vực vĩ mô và vi mô. Với kết quả đó, trong năm 2011, triển vọng kinh tế Nghệ An tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc, hiệu quả hơn.
2.2. Thực trạng phát triển lực lƣợng sản xuất trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nghệ An hiện nay nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nghệ An hiện nay
2.2.1. Thực trạng nguồn lao động ở Nghệ An hiện nay 2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng dân số ở Nghệ An 2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng dân số ở Nghệ An
Dân số luôn đóng vai trò hai mặt trong sự phát triển. Một mặt, dân số là nguồn cung cấp lao động cho xã hội, mà lao động là lực lƣợng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Mặt khác, họ là ngƣời tiêu dùng sản phẩm do chính con ngƣời tạo ra. Vì vậy quy mô, cơ cấu và chất lƣợng dân số có ảnh hƣởng rất lớn tới quy mô, cơ cấu sản xuất, đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nếu dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến tình trạng thừa lao động, không có việc làm, sinh ra các tệ nạn xã hội, mức sống thấp, sức khỏe thể lực kém.
Tổng số dân của Nghệ An vào năm 2006 là 3064,3 ngƣời đến năm 2009 là 2919,2 ngƣời. Số ngƣời sống ở khu vực thành thị năm 2006 là 324,2 ngƣời (chiếm 10,6% tổng dân số) đến năm 2009 là 368,5 ngƣời (chiếm