7. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Vấn đề dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại ở nhà trường THPT theo hướng
THPT theo hướng phát huy tính sáng tạo tích cực của học sinh
1.2.3.1. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi THPT với việc tích cực hóa hoạt động của các học sinh
Lứa tuổi học sinh THPT bao gồm những em học sinh có độ tuổi từ 15 đến 18, đây là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, phát triển rất phức tạp, nhưng cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân.
Về tính cách, các em đang từng bước trưởng thành về mặt thể chất kéo theo sự phát triển về mặt tâm lý. Các em luôn muốn người khác, trong đó có cả cha mẹ và thầy cô đánh giá đúng khả năng của mình trong mọi hoạt động, có tính tự trọng cao trong học tập, luôn có xu hướng bảo vệ ý kiến, suy nghĩ độc lập của mình, thích hoạt động tập thể, sẵn sàng tham gia vào những công việc chung của lớp, của trường. Những điều trên đã nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình hoàn thiện tâm lý, tính cách con người.
Về năng lực, HS ở lứa tuổi THPT là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên nên đã có một năng lực trí tuệ thực sự. Các em đã có năng lực tri giác có mục đích. Khả năng phân tích, tổng hợp các vấn đề phức tạp cũng dần hình thành và hoàn thiện. Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Tốc độ và khối lượng tri thức được tăng lên, có khả năng tái hiện lại kiến thức theo cách diễn đạt của riêng mình. Sự chú ý có những mâu thuẫn nhất định, một mặt chú ý có chủ định phát triển rất rõ, nhưng mặt khác nó cũng bị khuyếch tán, không bền vững. Giai đoạn này các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo. Các em có thể thực hiện được những thao tác tư duy phức tạp, phân tích những nội dung cơ bản của
những khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã hội.
Về giao tiếp, lứa tuổi THPT có những thay đổi khá lớn về quan hệ giao tiếp. Các em mong muốn người lớn tôn trọng nhân cách, tin tưởng, đối xử bình đẳng với mình. Các em cũng có nhu cầu rất lớn trong việc giao lưu kết bạn, khao khát được hoạt động chung với nhau, khao khát được bạn bè tôn trọng, rất sợ bạn bè tẩy chay, xa lánh… Giáo viên cần nắm bắt được những điều này để khuyến khích các em kết bạn, phát huy tình cảm trong sáng, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tinh thần hợp tác trong học tập đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường hiện nay.
Về học tập, hoạt động học tập của học sinh THPT đã có sự phát triển đáng kể so với hoạt động học tập của học sinh THCS. Nội dung học tập ngày một sâu hơn, đòi hỏi tính năng động và tính độc lập trong tư duy ở mức độ cao hơn, nhất là tư duy lý luận. Thái độ học tập của HS ở giai đoạn THPT trở nên có sự lựa chọn hơn. Hứng thú học cũng tập gắn liền với khuynh hướng lựa chọn nghề nghiệp. Học lệch như một xu thế tất yếu nên dễ dẫn đến sự chênh lệch trong nhận thức và thái độ của các em đối với từng môn học. Nhiệm vụ của GV là làm thế nào để cho các em hiểu được tầm quan trọng của từng môn học trong việc phát triển trí tuệ và nhân cách của chính các em, kích thích việc học tập toàn diện, hạn chế đến mức thấp nhất việc học lệch. Để làm được điều đó, cần phải chú ý:
- Nội dung học tập cần súc tích, khoa học, thiết thực với cuộc sống. - Tạo hứng thú, niềm say mê học tập sáng tạo.
- Kích thích, động viên kịp thời, tạo cho các em có được sự chủ động, tự tin trong học tập.
Chú ý khai thác những yếu tố thuận lợi đồng thời hạn chế những yếu tố bất lợi trong đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT là một việc làm cần thiết trong việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
1.2.3.2. Thực trạng dạy học Đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại theo hướng tích cực hóa vai trò chủ thể học sinh
Trong khả năng nghiên cứu của cá nhân, chúng tôi chỉ có điều kiện khảo sát thực tế dạy học của giáo viên và học sinh trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Tiến hành công việc điều tra và khảo sát ở những vùng giáo dục khác nhau, ở những trường khác nhau, nhiều đối tượng giáo viên và học sinh khác nhau, chúng tôi mong muốn qua kết quả khảo sát có thể phần nào phản ánh được tình hình, thực trạng chung của cả nước.
Việc đi vào khảo sát thực trạng dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học thơ trữ tình hiện đại nói riêng, có thể xem là bước đầu đi vào giải quyết bài toán về nâng cao hiệu quả dạy học văn theo hướng tích cực hóa hoạt động của chủ thể HS theo yêu cầu đổi mới. Và để đưa ra được những biện pháp có tính chất định hướng nhằm giúp GV hướng dẫn, tổ chức, điều khiển tốt các giờ dạy học văn bản thơ trữ tình hiện đại theo hướng tích cực hóa hoạt động của chủ thể HS, khắc phục tình trạng dạy học xem nhẹ vai trò chủ thể của HS, biến HS thành khách thể thụ động trong giờ học; chúng tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra trực tiếp hoặc qua mạng internet để tiến hành khảo sát nắm bắt tình hình dạy học Đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại ở một số trường THPT ở các tỉnh đã kể trên. Số lượng GV được tham gia khảo sát là 115 và HS là 320 thông qua hình thức điều tra trắc nghiệm (xem phần Phụ lục).
Sau đây là những kết luận về bước đầu về thực trạng dạy đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại trong chương trình THPT
Đứng về góc độ người GV – chủ thể chịu trách nhiệm tổ chức toàn bộ quá trình dạy học đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại trong chương trình, chúng ta có thể rút ra một số nhận định về thực trạng cũng như thuận lợi và khó khăn trong thực tế nhà trường THPT hiện nay.
Có một thực tế bất ngờ và khá đáng buồn, đáng ngại là lâu nay chúng ta cứ nghĩ rằng đối với người GV văn học, việc giảng dạy thơ nói chung và thơ trữ tình hiện đại nói riêng là một niềm hạnh phúc và hứng thú. Nhưng kết quả khảo sát thực tế cho thấy chỉ có 47,8% GV đứng lớp cảm thấy rất hứng
thú khi được dạy thơ trữ tình hiện đại vì đây là những tác phẩm được đánh giá cao của thơ ca hiện đại. Có đến 17,3% GV cảm thấy bình thường hoặc ít hứng thú. Số giáo viên cảm thấy hoàn toàn không hứng thú khi dạy thơ trữ tình hiện đại lại khá nhiều, chiếm đến 21,7%. Có nhiều nguyên nhân, trong đó lớn nhất là do HS thờ ơ, lãnh đạm với bài học (40%), sự bí bách về mặt thời gian trên lớp cũng ảnh hưởng không ít đến hứng thú của giáo viên. Bởi vì, một số GV tâm sự rằng, bản thân họ có kiến thức, có cảm xúc, có đầu tư cho thiết kế bài giảng, nhưng thời gian trên lớp quá hạn chế, khiến họ trở nên bối rối, lúng túng trong quá trình tổ chức giờ dạy học. Nguyên nhân là do bài học ít hấp dẫn (13%) cũng là con số đáng quan tâm. Một số GV cũng tự nhận trách nhiệm về mình là năng lực văn chương và năng lực sư phạm còn hạn chế.
Phần lớn GV được hỏi đều cho rằng việc tạo tâm thế tiếp nhận cho HS trước khi bắt đầu một bài học thơ trữ tình hiện đại là rất cần thiết. Thế nhưng, vẫn còn một số dù rất ít GV vẫn khăng khăng cho rằng điều đó không quan trọng lắm, hoàn toàn không cần thiết. Có lẽ, họ cho rằng chỉ cần sự hứng thú từ phía người thầy là có ý nghĩa quyết định.
Về phương pháp dạy học, các GV đều thấy rõ một nguyên tắc giảng dạy tác phẩm văn chương là phải phối hợp nhịp nhàng, cân đối các phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Họ thường sử dụng nhiều phương pháp, nhưng do đặc thù của kiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại nên giảng bình vẫn là phương pháp chủ yếu (40,9%). Một điều đáng mừng là hệ thống PPDH nêu vấn đề đã bước đầu được quan tâm (17,3%).
Về hướng tiếp cận và giải mã tác phẩm, qua điều tra, chúng tôi nhận thấy phần lớn GV có ý thức tuân thủ tinh thần tích hợp tri thức (39,2%). Trong phân tích tác phẩm, nhiều GV chú ý khai thác theo hướng đi từ vẻ đẹp của ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật để khám phá nội dung (26%). Nhưng vẫn có một số GV còn nặng về hướng khai thác nội dung tư tưởng
thuần túy (17,4%). Đáng tiếc là ở nhà trường phổ thông hiện nay, rất ít GV có ý thức và bản lĩnh trong việc dạy học theo đặc trưng thi pháp thể loại dù đã có rất nhiều chuyên đề bồi dưỡng kiến thức này.
Một vấn đề cần quan tâm vì nó thiết thực, gắn bó với đề tài này là ý thức tích cực hóa vai trò chủ thể của HS từ phía người thầy. Hơn một nửa số GV được hỏi đều cho biết bản thân họ đã tích cực hoặc rất tích cực tạo điều kiện để học sinh được thể hiện vai trò chủ thể tích cực sáng tạo của mình. Nhưng một số không ít GV cũng cho rằng họ chỉ khích lệ học sinh ở mức độ bình thường. Một số khác cho biết họ hoàn toàn không quan tâm, không chủ động tạo tình huống học tập tích cực hóa vai trò chủ thể của HS mà chỉ thụ động chấp nhận mọi tâm thế của HS (15,7%).
Cũng xin được nói thêm đôi điều về chương trình, về các bài thơ có trong chương trình có nhiều ý kiến ngược chiều hoặc bất đồng. Có nhiều GV đề nghị tăng số bài, số tiết (47%), ngược lại, có GV đề nghị giảm số bài, số tiết (27,8%), số đề nghị giữ nguyên chương trình không nhiều (13%). Đặc biệt có một số ý kiến đề nghị bổ sung một số bài thơ đương đại vào chương trình (12,2%).
Về những bài thơ trữ tình hiện đại trong chương trình được yêu thích nhất thì phần lớn tập trung vào Thơ mới. Ngoài ra, thì Sóng của Xuân Quỳnh,
Đàn Ghita của Lorca… được lựa chọn nhiều nhất.
Phản hồi thông tin qua phiếu điều tra về phía HS cũng cho chúng ta nhiều ý kiến bất ngờ và thú vị.
Trước hết, với 320 học sinh trả lời câu hỏi xác định giai đoạn của thơ trữ tình hiện đại là một tín hiệu lạc quan, là một lợi thế cho GV trong quá trình giảng dạy, vì từ việc xác định đúng giai đoạn, HS sẽ phần nào từ hoàn cảnh mà hiểu được giá trị tác phẩm.
Về lòng yêu thích và sự lựa chọn của các em đối với các bộ phận thơ trữ tình Việt Nam hiện đại (45,9%), thơ trữ tình dân gian (22,5%), và thơ trữ
tình nước ngoài (43,5%) cho thấy rõ ưu thế nghiêng hẳn về thơ trữ tình hiện đại. Nhưng khi tìm hiểu về nguyên nhân của lòng yêu thích thì tính thực tế lại nổi hơn hẳn các lý do khác khi 175 HS cho rằng vì tác phẩm có trong nội dung thi tốt nghiệp và đại học (chiếm 54,7%). Cũng có nhiều HS thật sự yêu thích thơ trữ tình hiện đại vì tác phẩm hay và đẹp (16,6%), và vì tác phẩm gắn với cuộc sống hiện đại nên gần gũi với các em (20,3% học sinh).
Riêng đối với các em ít hoặc không hề thích thơ trữ tình hiện đại thì chủ yếu cho rằng vì các tác phẩm khó (31,3%), hoặc ít gắn với lứa tuổi hiện nay (28A,6%), một phần cho rằng do thầy cô dạy ít hấp dẫn (29,7%).
Thực tế điều tra về việc chuẩn bị bài ở nhà của các em cũng còn nhiều biểu hiện chưa tốt với 67 HS không chuẩn bị bài ở nhà. Tuy nhiên, đa phần các em có chuẩn bị đầy đủ hoặc chuẩn bị một phần yêu cầu của SGK và thầy cô đề ra.
Trong tiến trình thâm nhập tác phẩm, thơ trữ tình hiện đại trên lớp dưới sự tổ chức hướng dẫn của thầy cô, các em vẫn có ý thức được phần phân tích cảm thụ là phần quan trọng và hay nhất với 189 HS lựa chọn. Ngoài ra, có hai khâu mà các em cũng rất thích đó là Lời vào bài (16,3%) và Đọc diễn cảm tác phẩm (15%), cho thấy GV cần đầu tư hai khâu này thật chu đáo. Riêng phần tổng kết rất quan trọng mà ít HS lựa chọn, chỉ 11HS chiếm 3,4%. Có lẽ vì trên thực tế, phần này hay qua loa, đại khái do hết giờ.
Sự lựa chọn tác phẩm thơ trữ tình hiện đại trong chương trình được các em yêu thích thật phong phú trong tiếp nhận. Nổi bật lên vẫn là Thơ mới, rồi đến thơ trữ tình sau 1975, và thơ trữ tình nước ngoài dù khoảng cách về văn hóa cũng gây ra nhiều khó khăn trong tiếp nhận.
Có thể thấy, việc khảo sát dạy học đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại ở nhà trường THPT theo hướng tích cực hóa vai trò chủ thể HS đã cung cấp một cách nhìn toàn diện hơn về thực tế giảng dạy để tìm ra nguyên nhân cũng
như nắm bắt nhu cầu của GV và HS nhằm tìm ra hướng khắc phục và biện pháp sư phạm hợp lý.
Nhìn chung, từ những kết quả điều tra, khảo sát trên tài liệu văn bản và thực tế, chúng tôi rút ra được những kết luận sau đây:
- Trong những năm gần đây, qua các kì bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng thay sách và mới đây là tập huấn GV dạy học, kiểm tra đánh giá theo tiêu chuẩn kiến thức, GV đã phần nào được trang bị thêm kiến thức lý luận văn học, lý luận dạy học cũng như kiến thức văn học. Mặt khác, tài liệu tham khảo ngày càng phong phú, rất thuận lợi cho GV trong việc nghiên cứu, tìm hiểu để dạy học ngày càng tốt hơn. Phần lớn HS thích học văn học hiện đại vì không có khoảng cách quá xa về thời đại, văn hóa cũng như thị hiếu thẩm mỹ. Đây cũng là một lợi thế cho GV trong quá trình giảng dạy.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn rất nhiều những khó khăn, hạn chế. Ngoài những khó khăn xuất phát từ phía HS (thờ ơ, thiếu tập trung trong giờ học), và GV (có kiến thức nhưng lúng túng trong cách truyền đạt…), còn có những khó khăn từ chính các bài học. Thơ, nhất là phần thơ hiện đại, do đặc trưng nắm bắt thế giới một cách đặc biệt, do kiểu cấu trúc hình tượng đối với GV chỉ thuân theo logic của cảm xúc và có nhiều cách tân nghệ thuật, nên việc đọc và thưởng thức thơ đã khó, giúp người khác hiểu lại càng khó hơn.
Để có một hướng đi đúng trong dạy văn nói chung, dạy thơ trữ tình nói riêng, chúng tôi cho rằng: cần phải có cách tiếp cận thơ một cách phù hợp, đó là dạy học theo đặc trưng thể loại và tích cực hóa hoạt động của chủ thể HS. Đồng thời, cần phải nắm bắt tầm đón nhận, nhu cầu của HS để có những điều chỉnh trong giờ dạy cho phù hợp, và để giờ dạy thơ trữ tình đạt hiệu quả cao, GV cần phải biết lựa chọn nội dung dạy học thiết thực và bổ ích. Bên cạnh đó, việc thiết kế, tổ chức giờ học một cách khoa học, phù hợp với từng bộ môn, trình độ người tiếp nhận sẽ là một yếu tố quyết định đến việc nâng cao
chất lượng và hiệu quả của giờ dạy học đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện đại nói chung.
Tiểu kết chương 1
Với vai trò là chương cơ sở lý luận, cơ sở khoa học cho toàn bộ luận văn, ở chương này, trước hết chúng tôi làm sáng tỏ khái niệm tích cực hóa của chủ thể nhận thức từ khái niệm đến các cơ sở triết học, tâm lý học, giáo