Kết luận thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 122 - 137)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5. Kết luận thực nghiệm

Từ kết quả thực nghiệm qua tiết dạy thực nghiệm và kết quả bài làm của học sinh lớp đối chứng và thực nghiệm (có sự đối chiếu và so sánh ở các bảng trên), đồng thời qua điều tra, quan sát hoạt động học tập của HS, người thực hiện đề tài: “Dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại trong chương trình

Ngữ Văn THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh” rút ra một số kết luận sau:

- Việc hướng dẫn, tổ chức một giờ đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại ở trường THPT theo hướng tích cực hóa chủ thể HS đã đem lại hiệu quả thiết thực khi áp dụng vào thực tiễn. Sự chênh lệch về kết quả giữa hai đối tượng thực nghiệm và đối chứng tuy chưa lớn, nhưng cũng cho thấy ít nhiều có sự tác động tích cực, chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ.

- Quá trình thực nghiệm đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu, chu đáo từ việc xác định đối tượng, địa bàn cho đến soạn giáo án, đề kiểm tra thực nghiệm. Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ những nội dung liên quan đến bài học và phải có cách tổ chức giờ học sao cho thật khoa học, hấp dẫn. Việc dạy học bằng giáo án thực nghiệm vất vả hơn nhiều so với giáo án bình thường nên vai trò của GV là càng quan trọng hơn cả.

- Cần vận dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp với quy luật và đặc thù của nhận thức văn học như đọc diễn cảm, giảng bình với các phương pháp dạy học tích cực hóa vai trò chủ thể HS như nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở… Bên cạnh sự tiếp thu của từng cá thể, GV cần tổ chức hình thức học theo nhóm và về phương diện kiểm tra, đánh giá cũng cần kết hợp linh hoạt các hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quanđể tăng hiệu quả giờ học và góp phần thiết thực vào việc tích cực hóa vai trò chủ thể của HS.

KẾT LUẬN

1. Môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT có một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang trí tuệ, tâm hồn cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống tương lai. Để làm được điều đó thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn cũng nằm trong bức tranh chung của cuộc cách mạng về phương pháp trong nhà trường. Nguyên lý dạy văn theo hướng đổi mới là “tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, làm cho học sinh trở thành chủ thể của quá trình dạy học văn”; phải tạo được sự chuyển hóa bên trong bản thân của người học, phải biến hoạt động học tập của HS thực sự là những hoạt động tìm hiểu và sáng tạo qua hệ thống việc làm và thao tác được tiến hành dưới

sự tổ chức của GV. Dạy học theo hướng tích cực là sự lựa chọn của phần lớn của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Việc vận dung quan điểm này vào dạy học cho thấy hướng đi đúng đắn của nền giáo dục nước ta. Việc lựa chọn quan điểm tích cực trong dạy học không phải là một giải pháp tình thế mà là một bước đột phá vô cùng cần thiết và hết sức phù hợp với xu thế hiện nay.

Việc nhận thức đúng nguyên lý dạy học là cần thiết trong việc đi tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Ngữ Văn. Tuy nhiên, những giải pháp đó chỉ có tính khoa học và khả thi khi xét trên cơ sở của từng bộ phận tri thức, từng thể loại cụ thể được dạy trong chương trình. Từ những lý do trên mà vấn đề đạy văn bản thơ trữ tình hiện đại nói chung và thơ trữ tình hiện đại trong chương trình THPT nói riêng đang là mối quan tâm hàng đầu của GV hiện nay. Tổ chức dạy học thơ trữ tình hiện đại theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS là thực hiện đổi mới về PPDH trong một nội dung dạy học cụ thể với đối tượng dạy học cụ thể. Dạy học theo hướng tích cực hóa không chỉ thành nguyên tắc chủ đạo trong cấu trúc chương trình và SGK Ngữ Văn THPT mà còn hướng đến sự đổi mới đồng bộ các PPDH Ngữ Văn, phát huy tính tối đa, tự giác, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.

Để có cơ sở cho hướng triển khai đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu nhiều công trình lý luận về vấn đề khái niệm tích cực hóa vai trò chủ thể HS trong quan niệm dạy học đổi mới môn Ngữ Văn ở trường THPT hiện nay. Chúng tôi cũng tìm hiểu về thơ trữ tình nói chung, thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ Văn ở trường THPT hiện nay và đã điều tra thực trạng dạy học thơ trữ tình hiện đại trên một số trường học ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đồng Nai, làm cơ sở cho việc đề xuất những nguyên tắc có tính định hướng và những giải pháp cụ thể, cùng sự đa dạng hóa các hoạt động ngoài giờ và hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học những tác phẩm thơ trữ tình hiện đại trong chương trình. Chúng tôi cũng đã tiến hành thực

nghiệm và đối chứng một số tiết dạy ở các địa bàn trên, có kiểm tra, thống kê, phân tích kết quả thực nghiệm, để từ đó rút ra những kết luận cần thiết. Kết quả thu được tuy chưa cao và chưa hoàn toàn thuyết phục nhưng đã bước đầu cho thấy hiệu quả thực sự từ việc dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện dại theo hướng tích cực hóa hoạt động của chủ thể học sinh. Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ là những định hướng có giá trị, là những tư liệu đáng tin cậy giúp GV thiết kế, tổ chức và hướng dẫn có hiệu quả các giờ học thơ trữ tình hiện đại nói riêng và mở rộng hướng dạy các tác phẩm thơ trữ tình nói chung trong chương trình.

3. Từ góc độ chiếm lĩnh văn bản thơ trữ tình hiện đại với mong muốn đề tài được hiện thực hóa trong thực tiễn, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị:

- Đối với GV: Phải có những hiểu biết nhất định và phải giúp HS nắm được đặc trưng thi pháp văn học hiện đại, nắm được kiến thức về các đặc trưng của thơ trữ tình hiện đại và có hiểu biết về phương pháp học tập thì mới có cơ sở cho việc định hướng cách thức hướng dẫn, tổ chức HS trong giờ đọc – hiểu văn bản có hiệu quả, HS mới được trang bị kiến thức và cách tiếp cận văn bản thơ trữ tình hiện đại đúng hướng.

- Đối với nhà trường, tổ bộ môn cần tăng cường những hoạt động trao đổi về phương pháp tiếp cận, giải mã tác phẩm trong nhà trường nói chung, thảo luận về phương pháp dạy học đọc – hiểu thơ trữ tình nói riêng, trong đó có phương pháp dạy thơ trữ tình theo hướng tích cực hóa hoạt động HS và đặc trưng thể loại, để tiến tới tiếp cận những văn bản có định hướng, có phương pháp, hiệu quả. Có như vậy, những tác phẩm văn chương mới thực sự sống đời sống của nó.

- Đối với các cấp ban ngành liên quan, cần có nhiều chuyên đề bồi dưỡng những kiến thức song song với việc bồi dưỡng lý luận dạy học văn nói

chung, phương pháp dạy đọc – hiểu thơ trữ tình nói riêng. Bởi đó, là chìa khóa cánh cửa giúp GV đi vào tìm hiểu tác phẩm.

4. Từ góc nhìn về vấn đề tích cực hóa hoạt động của chủ thể HS, chúng tôi cũng xin đề xuất thêm một số ý kiến như sau:

- Tính ưu việt của tích cực hóa hoạt động của HS là rõ ràng, người GV khi tổ chức dạy học thơ trữ tình hiện đại ở THPT theo hướng này cần phải có tính kiên trì, không nên vội vàng loại bỏ nó khi bước đầu áp dụng không thành công. Nói cách khác, việc tạo nên tính tích cực hóa của HS trong học tập nói chung và học tập thơ trữ tình hiện đại nói riêng cần phải được thực hiện từng bước. Sự thành công của việc dạy học thơ trữ tình hiện đại ở THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS phải được kiểm chứng qua cả quá trình dạy học, chứ không phải một hai tiết dạy.

- Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS đòi hỏi GV phải trau dồi nghề nghiệp, đầu tư vào cách thiết kế bài học, tổ chức các hoạt động dạy học, kịp thời điều chỉnh những sai lệch từ phía HS. GV phải vận dụng phù hợp, linh hoạt các PPDH, nhất là các PPDH hiện đại, bởi lẽ trong quá trình dạy học không có phương pháp nào là độc tôn. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng, cần phát huy thế mạnh từng phương pháp để phát huy dần tính tích cực , chủ động học tập của HS.

- GV luôn có ý thức đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, thường xuyên tham gia dự giờ, rút kinh nghiệm, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.

Nếu như tích cực hóa hoạt động học tập của HS là sự lựa chọn phù hợp với xu thế phát triển chung, thì việc tổ chức dạy học thơ trữ tình hiện đại theo hướng tích cực hóa là điều nên làm. Vì thế, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng góp thêm một tiếng nói của mình vào việc cụ thể hóa những quan điểm, những đổi mới trong dạy học Ngữ Văn.

Với các kết quả thu được như trên, có thể nói đề tài đã đạt được những mục đích và yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, như đã nói, do thời gian có hạn, năng lực chuyên môn còn hạn chế, tài liệu tham khảo còn ít, vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo tận tình từ quý thầy cô, quý bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

CÁC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN

1. Nguyễn Thị Thanh Lâm (2012), "Tích cực hóa hoạt động của chủ thể học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại bằng hình thức kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan", Tập san Khoa học và Giáo dục Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng (9), tr.48-56.

2. Nguyễn Thị Thanh Lâm (2012), "Tích cực hóa hoạt động của chủ thể học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại bằng hình thức kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan", Kỷ yếu hội thảo khoa học nghiên

cứu và dạy học Ngữ Văn trong bối cảnh hiện nay, Đại học Sư phạm Huế, tr.381 - 384.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học (Tài liệu BDTX chu kì 1993 – 1996 cho GV THPT), Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Nguyễn Gia Cầu (2007), “Dạy học phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh”, Tạp chí Giáo dục (156), tr 20 -21.

3. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương

4. Trương Dĩnh (1997), Giáo trình phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông, Tủ sách ĐHSP Huế. TRưtrươ

5. Trương Dĩnh (2008), Thiết kế dạy học Ngữ Văn 11 theo hướng tích hợp, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Phạm Văn Đồng (1994), “Phương pháp dạy học phát huy tích cực – một phương pháp vô cùng quý báu”, Nghiên cứu giáo dục (12), tr. 1.

9. Nguyễn Văn Đường (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 2,Nxb Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Đường (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Hà Nội.

11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm.

13. Trần Bá Hoành (2007), “Những vấn đề cơ bản về dạy học tích cực”, Thế giới trong ta (4), tr 4-6.

14. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội

15. Nguyễn Thanh Hùng (chủ biên) (2006), Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT – Những vấn đề cập nhật, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thanh Hương, “Giảng dạy thơ trữ tình hiện đại trong nhà trường”, http://diendankienthuc.net/diendan/

17. Nguyễn Thị Thanh Hương (2007), Để dạy và học tốt tác phẩm văn chương (phần trung đại) ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Dư Khánh (2006), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Phan Trọng Luận (1997), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2007), Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2007), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1 , Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2007), Sách giáo viên ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục , Hà Nội

25. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2007), Sách giáo viên ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội

26. Phan Trọng Luận (2008), Văn học nhà trường, nhận diện-tiếp cận-đổi mới, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

27. Phan Trọng Luận chủ biên (2008), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

28. Phương Lựu (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Trần Hồng Quân (1995), “Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới”, Tạp chí giáo dục (1). 30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI (2005), Luật Giáo dục.

31. Trần Đình Sử tổng chủ biên (2007), Sách giáo khoa Ngữ văn (nâng cao) 11, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội

32. Trần Đình Sử tổng chủ biên (2007), Sách giáo khoa Ngữ văn (nâng cao) 11, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Trần Đình Sử tổng chủ biên (2007), Sách giáo viên ngữ văn nâng cao 11, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội

34. Trần Đình Sử tổng chủ biên (2007), Sách giáo viên ngữ văn nâng cao 11, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội

35. Trần Đình Sử (2008), Lí luận văn học, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

36. Cung Kim Tiến (chủ biên) (2002), Từ điển triết học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

37. Thái Duy Tuyên (2003), “Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của người học”, Tạp chí Giáo dục (48), tr. 13-14.

38. Nguyễn Tri – Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Một số vấn đề đổi mới PPDH Văn – Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

39. Trịnh Xuân Vũ (2002), Phương pháp dạy – học Văn ở bậc Trung học, Nxb ĐHQG TPHCM.

40. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH HIỆN ĐẠI TRONG

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT (PHIẾU DÀNH CHO GIÁO VIÊN)

==================

1. Cảm nhận của thầy (cô) khi trực tiếp giảng dạy những bài thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ Văn THPT là

a. Rất hứng thú c. Ít hứng thú

2. Những khó khăn thầy (cô) thường gặp khi dạy thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ Văn THPT là

a. Thời gian bị hạn chế c. Bài học không thật sự hấp dẫn b. Năng lực cá nhân hạn chế d. HS thờ ơ, lãnh đạm với bài học

3. Theo thầy (cô), việc tạo tâm thế cho HS qua việc tự học ở nhà khi dạy học thơ trữ tình hiện đại trong chương trình THPT cần thiết ở mức độ là?

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 122 - 137)

w