Đánh giá thực nghiệm từ phía học sinh

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 119)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.3. Đánh giá thực nghiệm từ phía học sinh

Các em đã có sự chuẩn bị bài trước theo sự hướng dẫn của GV ở tiết học trước (Giáo án thực nghiệm có đề ra yêu cầu này ở khâu “chuẩn bị” trước mỗi tiết dạy).

Trong quá trình học, HS tham gia thảo luận nhóm khá sôi nổi, đối thoại với GV những vấn đề hay, lạ. Tuy nhiên, vẫn còn có một số HS chưa thật sự chủ động tích cực, vẫn quen với kiểu đọc – chép.

Trong thời gian dự giờ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy: HS lớp đối chứng chủ yếu tiếp nhận nội dung tác phẩm từ phía bài giảng, tiếp thu kiến thức một cách riêng lẻ nên không khí giờ học thiếu sôi nổi. GV dạy lớp đối chứng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư nhiều cho tiết dạy. Tuy nhiên, việc bám sát những yếu tố hình thức của thể loại ít được đề cập do GV không bám sát hoặc không nắm chắc các đặc trưng nổi bật của thể loại cụ thể, nên việc so sánh, đối chiếu những tác phẩm khác, thể loại khác là không có.

Trong khi đó ở lớp thực nghiệm, HS với định hướng, gợi mở của GV đã có những đối thoại theo nhóm rất sôi nổi. Các em mạnh dạn trình bày cách hiểu của mình, thậm chí còn đặt câu hỏi ngược lại với GV để cả thầy và trò cùng đối thoại. Khi dạy, GV luôn hướng đến tích tích cực hóa, đặc trưng thể loại, qua đó đảm bảo cho HS tiếp thu thể loại đang học một cách đúng hướng, tạo điều kiện cho các em tiếp nhận những tác phẩm khác cùng thể loại ngoài chương trình trong quá trình tự học.

Bảng 3.2. Bảng kết quả điểm số bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng Trường Lớp số Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trung cấp Kỹ thuật Công nghiệp 12A1 (TN) 52 0 0 0 1 3 15 15 12 4 2 0 12A4 (ĐC) 50 0 0 0 4 6 16 12 10 2 0 0

Bảng 3.3. Bảng đánh giá kết quả xếp loại của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng

Trường Lớp số

Xếp loại

Yếu kém Trung bình Khá Giỏi

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Trung cấp Kỹ thuật Công nghiệp 12A1 (TN) 52 4 7.6 30 57.6 16 30 2 3.8 12A4 (ĐC) 50 10 20 28 56 12 24 0 0 3.4.4. Đánh giá chung

Từ bảng phân bố điểm số đến kết quả xếp loại, chúng tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến về chất lượng trong việc dạy học thơ trữ tình hiện đại theo hướng tích cực hóa của chủ thể học sinh. Điểm trung bình trở lên của nhóm thực nghiệm cao hơn đối chứng là 11,4% (TN: 91,4%, ĐC:80%). Đó là thành công bước đầu của việc áp dụng những phương hướng và cách thức dạy đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại theo hướng dạy học đổi mới.

Trong quá trình dự giờ, chúng tôi nhận thấy: GV lớp đối chứng có định hướng, gợi mở cho HS thảo luận, hoạt động nhóm nhưng không hiệu quả như mong muốn vì đa phần HS làm việc riêng lẻ, một bộ phận các em rụt rè, ít nếu ý kiến hoặc có phát biểu nhưng trả lời chưa đạt vì ít chú ý tăng cường tự hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương. GV trong quá trình dạy học cũng ít có sự so sánh, đối chiếu với các tác phẩm khác, thể loại khác. Ở lớp thực nghiệm, GV nêu ra nhiều câu hỏi mang tính chất gợi mở để HS cùng trao đổi, thảo luận làm cho không khí giờ học sôi nổi, trở nên gần gũi, thân thiết.

Trong quá trình tiếp nhận văn bản, GV cũng luôn hướng đến đặc trưng thể loại, đặt trong sự so sánh với những tác phẩm khác, thể loại khác để HS nắm bắt được được đặc trưng thể loại thơ trữ tình hiện đại. Điều đó không chỉ đảm bảo cho HS tiếp thu tác phẩm một cách đúng hướng mà còn tạo điều kiện cho HS tiếp nhận những tác phẩm ngoài chương trình trong quá trình tự học của mình.

Trong khi chấm bài, chúng tôi nhận thấy: Số bài yếu kém của lớp đối chứng chiếm tỉ lệ 20%. Đây là tỉ lệ khá cao so với lớp thực nghiệm (7.6%). Trong khi đó, số bài chiếm tỉ lệ khá giỏi của lớp thực nghiệm là 33.8%, lớp đối chứng là 24%. Điều đó cho thấy mức độ hiểu bài của học sinh thực nghiệm cao hơn HS đối chứng. Tìm hiểu nguyên nhân bài làm của HS lớp đối chứng, chúng tôi thấy rằng các em ít chú ý hoặc ít biết đến đặc trưng thể loại, mà chỉ đi vào khai thác những khía cạnh của nội dung tư tưởng. Ở lớp thực nghiệm, bài làm của HS tỏ ra nắm được yêu cầu của đề, có những cảm nhận sâu sắc của về đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng như có sự liên hệ mở rộng đến những tác phẩm, thể loại khác. Nhiều bài viết của các em còn bộc lộ được cảm nhận, thái độ của mình. Đồng thời, cũng có một số bài rất giàu cảm xúc. Điều này cho thấy các em đã nắm khá chắc đặc trưng thể loại khi đi vào tiếp nhận tác phẩm, và ngược lại, phân tích tác phẩm để củng cố, làm rõ đặc trưng thể loại. Rõ ràng, định hướng dạy học theo đặc trưng thể loại thơ trữ tình hiện đại đã thật sự có hiệu quả to lớn trong việc tích cực hóa hoạt động của chủ thể HS.

3.5. Kết luận thực nghiệm

Từ kết quả thực nghiệm qua tiết dạy thực nghiệm và kết quả bài làm của học sinh lớp đối chứng và thực nghiệm (có sự đối chiếu và so sánh ở các bảng trên), đồng thời qua điều tra, quan sát hoạt động học tập của HS, người thực hiện đề tài: “Dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại trong chương trình

Ngữ Văn THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh” rút ra một số kết luận sau:

- Việc hướng dẫn, tổ chức một giờ đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại ở trường THPT theo hướng tích cực hóa chủ thể HS đã đem lại hiệu quả thiết thực khi áp dụng vào thực tiễn. Sự chênh lệch về kết quả giữa hai đối tượng thực nghiệm và đối chứng tuy chưa lớn, nhưng cũng cho thấy ít nhiều có sự tác động tích cực, chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ.

- Quá trình thực nghiệm đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu, chu đáo từ việc xác định đối tượng, địa bàn cho đến soạn giáo án, đề kiểm tra thực nghiệm. Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ những nội dung liên quan đến bài học và phải có cách tổ chức giờ học sao cho thật khoa học, hấp dẫn. Việc dạy học bằng giáo án thực nghiệm vất vả hơn nhiều so với giáo án bình thường nên vai trò của GV là càng quan trọng hơn cả.

- Cần vận dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp với quy luật và đặc thù của nhận thức văn học như đọc diễn cảm, giảng bình với các phương pháp dạy học tích cực hóa vai trò chủ thể HS như nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở… Bên cạnh sự tiếp thu của từng cá thể, GV cần tổ chức hình thức học theo nhóm và về phương diện kiểm tra, đánh giá cũng cần kết hợp linh hoạt các hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quanđể tăng hiệu quả giờ học và góp phần thiết thực vào việc tích cực hóa vai trò chủ thể của HS.

KẾT LUẬN

1. Môn Ngữ Văn trong nhà trường THPT có một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang trí tuệ, tâm hồn cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống tương lai. Để làm được điều đó thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn cũng nằm trong bức tranh chung của cuộc cách mạng về phương pháp trong nhà trường. Nguyên lý dạy văn theo hướng đổi mới là “tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, làm cho học sinh trở thành chủ thể của quá trình dạy học văn”; phải tạo được sự chuyển hóa bên trong bản thân của người học, phải biến hoạt động học tập của HS thực sự là những hoạt động tìm hiểu và sáng tạo qua hệ thống việc làm và thao tác được tiến hành dưới

sự tổ chức của GV. Dạy học theo hướng tích cực là sự lựa chọn của phần lớn của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Việc vận dung quan điểm này vào dạy học cho thấy hướng đi đúng đắn của nền giáo dục nước ta. Việc lựa chọn quan điểm tích cực trong dạy học không phải là một giải pháp tình thế mà là một bước đột phá vô cùng cần thiết và hết sức phù hợp với xu thế hiện nay.

Việc nhận thức đúng nguyên lý dạy học là cần thiết trong việc đi tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Ngữ Văn. Tuy nhiên, những giải pháp đó chỉ có tính khoa học và khả thi khi xét trên cơ sở của từng bộ phận tri thức, từng thể loại cụ thể được dạy trong chương trình. Từ những lý do trên mà vấn đề đạy văn bản thơ trữ tình hiện đại nói chung và thơ trữ tình hiện đại trong chương trình THPT nói riêng đang là mối quan tâm hàng đầu của GV hiện nay. Tổ chức dạy học thơ trữ tình hiện đại theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS là thực hiện đổi mới về PPDH trong một nội dung dạy học cụ thể với đối tượng dạy học cụ thể. Dạy học theo hướng tích cực hóa không chỉ thành nguyên tắc chủ đạo trong cấu trúc chương trình và SGK Ngữ Văn THPT mà còn hướng đến sự đổi mới đồng bộ các PPDH Ngữ Văn, phát huy tính tối đa, tự giác, sáng tạo của HS trong quá trình học tập.

Để có cơ sở cho hướng triển khai đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu nhiều công trình lý luận về vấn đề khái niệm tích cực hóa vai trò chủ thể HS trong quan niệm dạy học đổi mới môn Ngữ Văn ở trường THPT hiện nay. Chúng tôi cũng tìm hiểu về thơ trữ tình nói chung, thơ trữ tình hiện đại trong chương trình Ngữ Văn ở trường THPT hiện nay và đã điều tra thực trạng dạy học thơ trữ tình hiện đại trên một số trường học ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đồng Nai, làm cơ sở cho việc đề xuất những nguyên tắc có tính định hướng và những giải pháp cụ thể, cùng sự đa dạng hóa các hoạt động ngoài giờ và hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học những tác phẩm thơ trữ tình hiện đại trong chương trình. Chúng tôi cũng đã tiến hành thực

nghiệm và đối chứng một số tiết dạy ở các địa bàn trên, có kiểm tra, thống kê, phân tích kết quả thực nghiệm, để từ đó rút ra những kết luận cần thiết. Kết quả thu được tuy chưa cao và chưa hoàn toàn thuyết phục nhưng đã bước đầu cho thấy hiệu quả thực sự từ việc dạy đọc – hiểu thơ trữ tình hiện dại theo hướng tích cực hóa hoạt động của chủ thể học sinh. Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ là những định hướng có giá trị, là những tư liệu đáng tin cậy giúp GV thiết kế, tổ chức và hướng dẫn có hiệu quả các giờ học thơ trữ tình hiện đại nói riêng và mở rộng hướng dạy các tác phẩm thơ trữ tình nói chung trong chương trình.

3. Từ góc độ chiếm lĩnh văn bản thơ trữ tình hiện đại với mong muốn đề tài được hiện thực hóa trong thực tiễn, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị:

- Đối với GV: Phải có những hiểu biết nhất định và phải giúp HS nắm được đặc trưng thi pháp văn học hiện đại, nắm được kiến thức về các đặc trưng của thơ trữ tình hiện đại và có hiểu biết về phương pháp học tập thì mới có cơ sở cho việc định hướng cách thức hướng dẫn, tổ chức HS trong giờ đọc – hiểu văn bản có hiệu quả, HS mới được trang bị kiến thức và cách tiếp cận văn bản thơ trữ tình hiện đại đúng hướng.

- Đối với nhà trường, tổ bộ môn cần tăng cường những hoạt động trao đổi về phương pháp tiếp cận, giải mã tác phẩm trong nhà trường nói chung, thảo luận về phương pháp dạy học đọc – hiểu thơ trữ tình nói riêng, trong đó có phương pháp dạy thơ trữ tình theo hướng tích cực hóa hoạt động HS và đặc trưng thể loại, để tiến tới tiếp cận những văn bản có định hướng, có phương pháp, hiệu quả. Có như vậy, những tác phẩm văn chương mới thực sự sống đời sống của nó.

- Đối với các cấp ban ngành liên quan, cần có nhiều chuyên đề bồi dưỡng những kiến thức song song với việc bồi dưỡng lý luận dạy học văn nói

chung, phương pháp dạy đọc – hiểu thơ trữ tình nói riêng. Bởi đó, là chìa khóa cánh cửa giúp GV đi vào tìm hiểu tác phẩm.

4. Từ góc nhìn về vấn đề tích cực hóa hoạt động của chủ thể HS, chúng tôi cũng xin đề xuất thêm một số ý kiến như sau:

- Tính ưu việt của tích cực hóa hoạt động của HS là rõ ràng, người GV khi tổ chức dạy học thơ trữ tình hiện đại ở THPT theo hướng này cần phải có tính kiên trì, không nên vội vàng loại bỏ nó khi bước đầu áp dụng không thành công. Nói cách khác, việc tạo nên tính tích cực hóa của HS trong học tập nói chung và học tập thơ trữ tình hiện đại nói riêng cần phải được thực hiện từng bước. Sự thành công của việc dạy học thơ trữ tình hiện đại ở THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS phải được kiểm chứng qua cả quá trình dạy học, chứ không phải một hai tiết dạy.

- Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS đòi hỏi GV phải trau dồi nghề nghiệp, đầu tư vào cách thiết kế bài học, tổ chức các hoạt động dạy học, kịp thời điều chỉnh những sai lệch từ phía HS. GV phải vận dụng phù hợp, linh hoạt các PPDH, nhất là các PPDH hiện đại, bởi lẽ trong quá trình dạy học không có phương pháp nào là độc tôn. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng, cần phát huy thế mạnh từng phương pháp để phát huy dần tính tích cực , chủ động học tập của HS.

- GV luôn có ý thức đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, thường xuyên tham gia dự giờ, rút kinh nghiệm, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.

Nếu như tích cực hóa hoạt động học tập của HS là sự lựa chọn phù hợp với xu thế phát triển chung, thì việc tổ chức dạy học thơ trữ tình hiện đại theo hướng tích cực hóa là điều nên làm. Vì thế, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng góp thêm một tiếng nói của mình vào việc cụ thể hóa những quan điểm, những đổi mới trong dạy học Ngữ Văn.

Với các kết quả thu được như trên, có thể nói đề tài đã đạt được những mục đích và yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, như đã nói, do thời gian có hạn, năng lực chuyên môn còn hạn chế, tài liệu tham khảo còn ít, vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo tận tình từ quý thầy cô, quý bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

CÁC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN

1. Nguyễn Thị Thanh Lâm (2012), "Tích cực hóa hoạt động của chủ thể học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại bằng hình thức kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan", Tập san Khoa học và Giáo dục Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng (9), tr.48-56.

2. Nguyễn Thị Thanh Lâm (2012), "Tích cực hóa hoạt động của chủ thể học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại bằng hình thức kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan", Kỷ yếu hội thảo khoa học nghiên

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w