Cần chú ý việc hình thành và rèn luyện cho học sinh về mặt phương pháp

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 65 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Cần chú ý việc hình thành và rèn luyện cho học sinh về mặt phương pháp

phương pháp luận và phương pháp đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại

Theo tác giả Phan Trọng Luận trong Phương pháp giảng dạy văn học, thì phương pháp là một vấn đề thời sự của nhà trường thế giới và Việt Nam. Phương pháp là khâu đột phá cho chất lượng đào tạo, và mặt hạn chế lớn nhất trong giáo dục đào tạo của chúng ta hiện nay chính là do khâu phương pháp quyết định. Và tác giả đã khẳng định: “Một sự thay đổi nhận thức về phương pháp đào tạo không phải là việc làm nhiễu sự của các nhà sư phạm, các nhà tâm lý học hoạt động mà là một đòi hỏi có ý nghĩa thời đại như đã nói ở trên. Tiếc rằng những lời cảnh báo, những điều khuyến nghị hay những lời nhắc nhở của các nhà văn hóa, khoa học lớn có tầm nhìn chiến lược trên thế giới và trong nước chưa trở thành một tiếng nói đồng tình trong giới khoa học”[21; 21].

Trên thực tế, muốn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì phải trang bị cho các em những tri thức phương pháp luận và những phương

pháp thực hiện cụ thể. Điều này là hoàn toàn đúng đắn trong việc học tập nói chung cũng như việc đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại nói riêng.

Tuy nhiên, trong thực tế dạy học ở trường phổ thông hiện nay, ngay cả trong đội ngũ GV vẫn còn quá nhiều người hoặc không có kiến thức hoặc mơ hồ kiến thức lý luận về PP dẫn đến hiệu quả dạy học không cao, sản phẩm họ tạo ra còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của xã hội và thời đại. Còn về phía HS thì tình hình còn đáng lo hơn. HS đa phần chỉ phụ động làm việc theo yêu cầu của giáo viên chứ hầu như hoàn toàn không có hiểu biết về phương pháp. Điều đó dẫn đến hậu quả là các em dễ trở thành khách thể thụ động, khó hình thành được các kĩ năng trong việc học Văn nói chung, đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại nói riêng. Và như vậy yêu cầu đạt tới phát huy tính tích cực chủ thể là rất hạn chế nếu không nói quá xa vời.

Theo chúng tôi, để có thể thực hiện tốt nguyên tắc này, người GV cần chú ý một số vấn đề sau đây:

- GV nên thường xuyên nhấn mạnh cho HS tầm quan trọng của việc nắm vững phương pháp luận và phương pháp phân tích tác phẩm văn học nói chung, thơ trữ tình hiện đại nói riêng. Tri thức phương pháp luận này được hình thành từ nhiều nguồn: tri thức về văn bản, tri thức về lí luận văn học, tri thức về phương pháp phân tích tác phẩm cụ thể… Nó được hình thành trong quá trình tích lũy tài liệu và cả trong các hoạt động ứng dụng phân tích văn bản cụ thể của GV và HS. Muốn vậy, GV phải tự thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, về các kĩ năng và phương pháp sư phạm và rèn luyện kỹ năng thực hành PP trong các tiết dạy học của thầy và trò. GV cần thuyết trình thêm cho HS hiểu biết thêm về con đường, cách thức phân tích tác phẩm mà mình đang sử dụng để HS có thể học cách vận dụng, ứng dụng phương pháp một cách cụ thể, tích cực.

- GV hãy đi từ chính những bài học về thơ trữ tình trong chương trình để hình thành các phương pháp đọc - hiểu văn bản cho HS. GV cần mở ra cả

những tác phẩm ngoài nhà trường, chú ý đa dạng hóa các loại hình tác phẩm thơ cho HS (ca dao, dân ca, thơ trung đại, thơ hiện đại từ thơ lãng mạn, thơ tượng trưng, thơ siêu thực, thơ cách mạng...)

- GV cần tích hợp giờ đọc - hiểu văn bản với các bài lý luận văn học, phần Tri thức đọc – hiểu để cung cấp cho HS tri thức lý luận văn học một cách có hệ thống, đặc biệt là tri thức về cấu trúc và thể loại tác phẩm, đặc biệt đi sâu vào thể loại thơ trữ tình và thơ trữ tình hiện đại để hình thành phương pháp đọc - hiểu văn bản một cách chắc chắn và khoa học nhất.

Ngoài ra, GV còn cần gia tăng việc rèn luyện và nâng cao các phương pháp, các biện pháp để hình thành kỹ năng sử dụng phương pháp trong giờ đọc - hiểu văn bản của HS như thông qua các hoạt động thực hành luyện tập ứng dụng: tập phân tích tác phẩm văn chương trong giờ, ngoài giờ, thực hành tốt bài Làm văn định kỳ, tham gia sáng tác... Nếu thực hiện được những yêu cầu này, người học sẽ không còn nặng về cảm xúc, cảm tính mà sẽ mang tính lý luận cao.

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w