7. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Giáo án TN 3: Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo (GSK 12, tập
3.3.2. Giáo án TN 2 : Tây Tiến – Quang Dũng (SGK 12, tập 1)
3.3.3. Giáo án TN 3: Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo (GSK 12, tập 1) tập 1) ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẶC TỬ - A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Kiến thức
- Cảm nhận được bức tranh thiên nhiên, con người xứ Huế và cũng là bức tranh tâm hồn của Hàn Mặc Tử: với một nỗi buồn cô đơn và sự khắc khoải trong khát vọng hạnh phúc của một con người bất hạnh vì bệnh tật hiểm nghèo, nhưng vẫn tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
- Sự vận động của ánh sáng và cũng là sự vận động của tâm trạng trữ tình, lòng yêu cuộc sống và khát vọng của Hàn Mặc Tử nói riêng, của một thế hệ thanh niên những năm 30-45 nói chung.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ trữ tình lãng mạn.
3. Thái độ
- Có lòng cảm thông, trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn, những khát vọng của một con người bị bệnh tật hiểm nghèo nhưng luôn hướng về cuộc sống, về quê hương và con người.
B. Phương tiện, phương pháp tiến hành
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
2. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, gợi mở, phân tích, so sánh, nếu vấn đề, bình giảng.
C. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức 2. Dạy học bài mới
Lời vào bài: Hàn Mặc Tử là đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới. Những quằn quại đau đớn về thể xác do chứng bệnh nan y mang đến, những trăn trở về cuộc tình duyên và những nỗi đau làm cho tâm hồn ấy rung lên thành những vần thơ. Tâm hồn ông giàu trí tưởng tượng với cuộc sống, trái tim ông thiết tha với cuộc sống. Tiếng thơ của Hàn Mặc Tử là tiếng thơ của một trái tim trĩu nặng nỗi đau, trái tim của một số phận bi kịch với khát vọng lớn lao ở cõi đời này.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- GV gọi HS đọc tiểu dẫn rồi yêu cầu HS trình bày những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Hàn Mặc Tử (1912- 1940), tên thật Nguyễn Trọng Trí, xuất thân trong gia đình công giáo nghèo ở Quảng Bình
- 1HS đọc và trình bày theo yêu cầu. Các HS khác bổ sung
- GV chốt lại những ý cơ bản
- GV nói thêm về xuất xứ của bài thơ
Hoạt động 2:
- Một con người có số phận bất hạnh.
- Một trong những nhà thơ đầy tài năng, có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới; “ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên).
- Nội dung thơ: tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
- Tác phẩm chính: Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ (kịch thơ - 1939), Quần tiên hội, Chơi giữa mùa trăng (Thơ văn xuôi - 1940).
2. Tác phẩm: “Đây thôn Vĩ Dạ” - Tên ban đầu: “Ở đây thôn Vĩ Dạ” - Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1938 tại Quy Nhơn, in trong tập Thơ điên
(1938), được khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc quê ở Vĩ Dạ... (Từ tấm bưu thiếp vẽ phong cảnh Huế có hình người chèo đò trên sông Hương với lời thăm hỏi chúc thi sĩ mau bình phục do Kim Cúc gửi từ Huế vào).
1. GV hướng dẫn và gọi HS đọc và cảm nhận văn bản: Vui tươi (k1)- buồn bã (k2)-khắc khoải (k3)
2. GV cho HS đọc diễn cảm và thảo luận về khổ đầu
(Nhằm mục đích: Rèn luyện Kĩ năng thảo luận nhóm và Kĩ năng trình bày một vấn đề)
- Câu mở đầu bài thơ có gì đặc biệt? (Gợi mở: Ai hỏi? Giọng điệu và ý nghĩa của lời hỏi như thế nào?)
- GV tổ chức HS tái hiện, phân tích thế giới thiên nhiên và con người thôn Vĩ.
- Cảnh thôn Vĩ dưới con mắt của nhà thơ hiện lên như thế nào? Từ đó thấy được nét tâm trạng gì của thi sĩ?
HS trình bày sau khi đã thảo luận GV nhận xét, chốt lại các ý chính
1. Đọc diễn cảm 2. Tìm hiểu văn bản
2.1/ Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
- Câu 1: Câu hỏi tu từ gợi nhiều ý nghĩa:
+ Lời cô gái: trách móc nhẹ nhàng; mời gọi tha thiết: về chơi thôn Vĩ:
thân mật, tự nhiên, chân tình
+ Lời nhà thơ: tự hỏi, tự trách mình, ao ước được về chốn cũ: thôn Vĩ. -> Khát khao được trở về thôn Vĩ.
- Câu 2,3,4: Cảnh thôn Vĩ
+ Nắng hàng cau, nắng mới lên: ấm áp, rực rỡ ánh nắng đầu tiên trong trẻo, tinh khiết.
+ Vườn (ai)mướt quá: mượt mà, non tơ; xanh như ngọc - so sánh đẹp, trong sáng thiên nhiên tràn trề sức sống.
+ Lá trúc che ngang mặt chữ điền: vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, e ấp, phúc hậu thiên nhiên và con người hài hòa.
Cảnh thôn Vĩ ban mai mượt mà, óng ả, thơ mộng, tinh khôi, tràn đầy
3. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và phân tích khổ hai:
- Bức tranh thiên nhiên xứ Huế qua những hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thứ hai được tái hiện như thế nào và gợi cảm xúc gì?
- Phân tích cái hay, cái độc đáo trong cách miêu tả của nhà thơ?
- Dòng Hương Giang về đêm hiện lên trong tâm trí của nhà thơ như thế nào? Em cảm nhận điều gì về Huế qua hai câu thơ sau của khổ thơ thứ hai?
- Tâm trạng của nhà thơ ở khổ thơ này như thế nào?
sức sống. Người và cảnh gắn bó, hòa hợp nét đẹp tiêu biểu của xứ Huế.
2.2/ Khổ hai: Sự vận động của thiên nhiên từ cảnh hừng đông (đoạn 1) đến cảnh hoàng hôn thôn Vĩ dự cảm niềm đau cô lẻ, chia lìa.
- Hai câu đầu: Hình ảnh gió, mây, sông nước:
+ Tả thực: gió mây nhè nhẹ bay đi, dòng nước chảy lững lờ, cây cỏ khẽ đung đưa - êm đềm, khoan thai
+ Nhân hóa: gió- mây rời xa - không gian trống vắng, chia lìa - dòng nước buồn thiu - sự sống lay lắt, mệt mỏi. Hình ảnh thiên nhiên đẹp nhưng lạnh lẽo, hiu hắt, gợi u buồn, dự cảm chia lìa.
- Hai câu sau: Tả dòng sông Hương trong đêm trăng
+ Hình ảnh: bến sông trăng, thuyền chở trăng: vừa thực, vừa hư ảo - dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng, tuôn chảy khắp vũ trụ - vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của dòng sông.
HS suy nghĩ độc lập, nêu ý kiến
GV chốt lại vấn đề
3. GV: Cho HS đọc diễn cảm và nhận xét về cảnh vật và con người trong khổ thơ thứ ba.
- GV yêu cầu HS so sánh cảnh vật trong khổ thơ này với hai khổ thơ trên.
HS nhận xét GV chốt lại
- Em hãy dùng những từ nào mà em cho là chính xác nhất để khái quát tâm trạng của nhà thơ trong ba câu đầu?
GV: Câu thơ cuối là một câu thơ đặc biệt, một câu hỏi tu từ, em hãy cho
- kịp tối nay?
+ Xem trăng là bạn, là tri kỉ - bày tỏ nỗi niềm, xoa dịu nỗi đau, vơi bớt nỗi cô đơn ...
+ Câu hỏi - tiếng gọi tha thiết, đau đớn, khắc khoải.
Thiên nhiên đẹp nhưng u buồn, mang dự cảm chia lìa và khát vọng cháy bỏng tìm đến cõi mộng để được sẻ chia của nhà thơ.
2.3/ Khổ ba: Hướng đến, tâm sự với con người xứ Huế (nỗi niềm thôn Vĩ)
- Thiên nhiên và ánh sáng từ ban mai rực rỡ, trong trẻo (khổ 1) đến hoàng hôn u buồn (khổ 2) biến thành hư ảo, cõi mộng (khổ 3).
- Con người hiện diện rõ ràng (khổ 1) đến mờ khuất (khổ 2) biến thành mơ hồ (khổ 3).
- Mơ ước về bóng dáng người xa với những hình ảnh: khách đường xa (2 lần), áo trắng quá, sương khói mờ nhân ảnh Gợi sự xa xôi, hư ảo... trong mộng.
biết cảm nhận chung về câu thơ cuối này.
- Em hãy phân tích hai từ “ai” trong câu thơ cuối.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Vì sao có sự thay đổi đột ngột trong hệ thống hình tượng ở mỗi khổ thơ? Mạch cảm xúc của bài thơ có gì đặc biệt? Sự “đứt mạch” và “nhảy cóc” đột ngột trong mạch cảm xúc và hình tượng trong bài thơ nói lên điều gì? (PP Nêu vấn đề)
HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày.
GV chốt lại vấn đề: Có lẽ ở đây tứ thơ được tổ chức theo sự vận động của thời gian, mà sự vận động ấy lại song hành cùng sự vận động của tâm trạng. Sự vận động của tâm trạng lại bị quy định bởi nỗi buồn của các sắc thái cảm xúc khác nhau trong mối tình đơn phương, vô vọng của chủ thể dành cho khách thể trữ tình.
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS tổng kết:
- Qua bài thơ, em hãy nêu cảm nhận
đường xa thảng thốt, khắc khoải, xót xa, khát khao hội ngộ.
- Câu hỏi Ai biết ... có đậm đà - nghi ngờ, đau buồn, nhưng vẫn chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời. Từ Ai -
phiếm chỉ:
+ Tình người thôn Vĩ có đậm đà. + Người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ với cảnh Huế, người Huế hết sức thắm thiết, đậm đà.
+ Hi vọng (khổ 1) dự cảm chia lìa, thất vọng, hồ nghi (khổ 2)
tuyệt vọng (khổ 3)
Cảnh vật mờ ảo, nỗi cô đơn, nỗi buồn xót xa, sâu lắng trong một tâm hồn tha thiết yêu quê hương, con người và cuộc đời.
III. Tổng kết
- Nội dung: Bài thơ thể hiện bức tranh đẹp về thiên nhiên và con người của một miền quê đất nước và
về cảnh đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con người thôn Vĩ xứ Huế, đồng thời thấy được điều gì về tâm hồn Hàn Mặc Tử?
- Thành công về nghệ thuật của tác phẩm này?
HS dựa vào bài học, phần ghi nhớ để tổng kết
GV chốt lại: “ĐTVD là tiếng nói của một cái tôi bơ vơ, cô đơn, là khát vọng ngàn đời của con người về sự đồng cảm, đồng điệu mà tình yêu và hạnh phúc lứa đôi là biểu hiện cao nhất” (Lã Nguyên)
tình cảm yêu mến của nhà thơ.
+ Nỗi buồn sâu kín trong dự cảm chia lìa, tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người nhưng đầy uẩn khúc.
- Nghệ thuật: đặc sắc
+ Trí tưởng tượng phong phú.
+ Nghệ thuật so sánh, nhân hoá; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ ...
+ Hình ảnh sáng tạo, độc đáo, gợi cảm, đẹp, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
+ Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, đa nghĩa.
IV. Củng cố và luyện tập
- Học thuộc bài thơ và nắm vững giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
- Làm bài tập 1, 3 phần luyện tập trang 40
- Nêu ý kiến của em về nhận định sau: “Đây thôn Vĩ Dạ vừa đem đến cho người đọc bức tranh thiên nhiên đặc trưng cho hoa cỏ núi sông một vùng miền Trung nước Việt, vừa cho người ta thấy được vẻ đẹp lãng mạn của tình yêu thời thơ Mới”. - Luyện tập bằng câu hỏi TNKQ
* Câu hỏi đúng sai:
1. Hàn Mặc Tử quê ở Bình Định. (Đúng hay sai?)
2. Cảnh Thôn Vĩ được miêu tả vào buổi hừng đông.(Đúng hay sai?)
1. Dạng câu khẳng định
Từ kịp trong câu thơ “ Thuyền ai .../ ... kịp tối nay” gợi lên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư thi sĩ?
a/ Một lời khẩn cầu, hi vọng gặp lại người thương
b/ Một niềm trông ngóng, mong đợi đối với người thương
c/ Một niềm khao khát, một sự thúc bách chạy đua với thời gian d/ Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương
2. Dạng câu phủ định
Hình ảnh người xứ Huế hiện lên giữa cảnh bình minh nơi khu vườn Vĩ Dạ không mang sắc thái nào?
a/ Dịu dàng, đôn hậu c/ Lặng lờ b/ Duyên dáng, kín đáo d/ Chân quê
*Câu hỏi nhiều lựa chọn:
Con đường thơ của Hàn Mặc Tử là con đường: a/ Hiện đại hóa thơ Việt Nam
b/ Đi từ thể loại thơ truyền thống đến Thơ Mới c/ Làm cách mạng giải phóng dân tộc bằng thơ
*Câu hỏi TNKQ kết hợp tự luận:
Đại từ nhân xưng phiếm chỉ "ai" trong câu thơ cuối "Ai biết tình ai có đậm đà" là để ám chỉ
a/ Chủ thể trữ tình
b/ Khách thể trữ tình là "em"trong bài thơ
c/ Khách thể trữ tình là một khách thể mơ hồ phiếm chỉ nào đó. d/ Phương án khác. Vì sao?
* Câu hỏi điền khuyết:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu thơ sau: "Áo em...quá nhìn không ra.
*Câu hỏi ghép đôi:
A
"Đây thôn Vĩ Dạ" không chỉ là một bức tranh đẹp về khung cảnh nhà vườn xứ Huế mộng mơ mà còn là
B
a. ...tiếng lòng một người con yêu nước xa quê.
b. ...bức tranh tâm trạng của một tình yêu đơn phương, mơ hồ và hư ảo. c. ...bài thơ ca ngợi lòng yêu quê hương của người dân xứ Huế.
TÂY TIẾN
- QUANG DŨNG -
A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp oai hùng, lẫm liệt, hào hoa của người lính Tây Tiến trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp được miêu tả dưới ngòi bút lãng mạn, với những hồi tưởng xúc động chân tình của tác giả về một thời “một đi không trở lại” của cuộc kháng chiến gian khổ mà đậm chất anh hùng ca của dân tộc.
- Thấy được bút pháp nghệ thuật lãng mạn, tài hoa của tác giả Quang Dũng. Tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ
cho người đọc về một Tây Bắc bao la hùng vĩ vừa dữ dội, hiểm trở, vừa đẹp một cách thơ mộng. Trên cái nên thiên nhiên ấy, hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa với những chi tiết gây ấn tượng, gợi nên những cảm xúc sâu xa.
- Nhận thức được màu sắc thẩm mĩ bi tráng của bài thơ.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ trữ tình Cách mạng.
3. Thái độ
- Có thái độ cảm phục, tin yêu người lính cụ Hồ.
- Góp phần xây dựng đạo đức và lối sống vì lí tưởng cao đẹp.
B. Phương tiện, phương pháp tiến hành
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
2. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, gợi mở, phân tích, bình giảng.
C. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức 2. Dạy học bài mới
Lời vào bài: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta vừa vô cùng gian khổ, ác liệt, nhưng cũng thật hào hùng, lãng mạn và hào hoa. Nếu không có cái thuở "mùa xuân ấy", không có cái hồn thơ, tài thơ của nhà thơ Quang Dũng, thì cũng sẽ không có bài thơ Tây Tiến đã đi vào tâm thức bao thế hệ. Với sự biến cách thể hành bảy chữ xuôi theo dòng cảm xúc, bài thơ Tây Tiến đã góp thêm cho mảng thơ chống Pháp một cái nhìn về người lính, về cuộc chiến của một thời không thể nào quên.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Cho HS đọc tiểu dẫn SGK Nêu vài nét về tác giả Quang Dũng?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Quang Dũng - Bùi Đình Diệm (1921- 1988)
+ Sinh ra ở Hà Tây, sống chủ yếu và mất ở Hà Nội.
Tác phẩm tiêu biểu?
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài