Bài 25: Kiến thức lịch sử bài này ít kiến thức liên quan đến giáo dục công dân.

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX (SGK lớp 10 ban cơ bản) (Trang 64 - 67)

công dân.

- Bài 26:

Chế độ quân chủ chuyên chế bị suy thoái trầm trọng – biểu hiện là nhà Nguyễn với những chính sách bảo thủ, phản động đa nớc ta đến khủng hoảng. Mâu thuẫn nhân dân với chế độ nhà Nguyễn thêm sâu sắc các cuộc đấu tranh nổ ra tiêu biểu là: khởi nghĩa Phan Bá Vành, Cao Bá Quát…

- Bài 27: Kiến thức lịch sử bài này ít liên quan đến kiến thức giáo dục công dân.

Truyền thống yêu nớc là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong đó nổi bật lên là truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Thông qua đó giáo dục cho học sinh lòng yêu nớc và ý thức dân tộc; lòng biết ơn các anh hùng dân tộc và ý thức phát huy lòng yêu nớc đó.

Chơng 3

Thực nghiệm s phạm

3.1. Mục đích thực nghiệm

Việc nghiên cứu của chúng tôi nhằm chứng minh trong thực tế tính khả thi, hiệu quả mang lại của những đề xuất và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học khoá trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX ở trờng phổ thông (Ban cơ bản).

3.2. Đối tợng thực nghiệm

Đối tợng chúng tôi tiến hành thực nghiệm là học sinh ở hai lớp: 10A1 (lớp thực nghiệm) và lớp 10A2 (lớp đối chứng) ở trờng THPT Nghèn – Hà Tĩnh.

Việc lựa chọn đối tợng này sẽ đảm bảo tính khách quan, chính xác trong quá trình thực nghiệm bởi vì:

- Qua quá trình thực nghiệm s phạm, tôi đã dự giờ tại hai lớp này đồng thời trao đổi với các giáo viên giảng dạy tại lớp, tôi thấy ở hai lớp này học sinh có ý thức học tập tốt, có tinh thần tham gia xây dựng bài học.

- Mặt khác đây là hai lớp chọn tự nhiên, có trình độ nhận thức khá và t- ơng đơng nhau.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Nội dung mà chúng tôi chọn thực nghiệm là bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X - XV”.

3.4. Phơng pháp thực nghiệm

- Trao đổi, thống nhất về nội dung và phơng pháp của bài thực nghiệm và bài đối chứng với thầy giáo, cô giáo thực hiện.

- Dự giờ ở cả hai lớp để bớc đầu quan sát, rút ra nhận xét về thái độ, tinh thần, không khí học tập của học sinh cũng nh mức độ tiếp nhận của các em.

- Sau đó chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 15 phút tại cả hai lớp để kiểm tra mức độ nhận thức bài học.

A. Mục tiêu:

- Về mặt giáo dỡng:

+ Gần sáu thế kỷ đầu thời kỳ độc lập, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.

+ Với tinh thần dũng cảm, truyền thống yêu nớc ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động sáng tạo vợt qua mọi thách thức, khó khăn đánh bại các thế lực xâm lợc.

+ Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những trận quyết chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện các nhà chỉ huy quân sự tài năng.

- Về mặt giáo dục:

+ Giáo dục lòng yêu nớc, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của tổ quốc.

+ Bồi dỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.

+ Bồi dỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì tổ quốc.

- Về mặt phát triển:

Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dỡng kỹ năng phân tích, tổng hợp.

B. Tài liệu tham khảo và chuẩn bị của giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo trình lịch sử Việt Nam đại cơng Tập 1.

- Bản đồ lịch sử Việt Nam có ghi các địa danh liên quan đến bài học. - Một số tranh ảnh về trận đánh hay các anh hùng dân tộc….

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX (SGK lớp 10 ban cơ bản) (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w