Trờng hợp vận dụng

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX (SGK lớp 10 ban cơ bản) (Trang 35 - 39)

- Năng lực, nghệ thuật của giáo viên

2.2.2. Trờng hợp vận dụng

2.2.2.1. Trong bài nội khoá

Bài nội khóa là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng nhất trong quá trình dạy học. Bài nội khoá là hình thức bắt buộc của việc học tập trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt chơng trình đã quy định về thời gian, nội dung… Trong dạy học lịch sử ở trờng phổ thông có 5 loại bài học lịch sử chủ yếu là: nghiên cứu kiến thức mới; bài ôn tập, sơ kết, tổng kết; bài kiểm tra kiến thức; bài hỗn hợp; bài học tại thực địa, tại bảo tàng ..v.v..

Vận dụng kiến thức liên môn trong bài học nội khóa là điều cần thiết, trong đó chủ yếu thực hiện đối với bài nghiên cứu kiến thức mới. Bởi vì nghiên cứu kiến thức mới là yếu tố chủ đạo của quá trình dạy học ở trờng phổ thông. Nội dung của nó là những kiến thức cơ bản phù hợp với việc vận dụng tri thức liên môn bởi nó cung cấp về lịch sử dân tộc hay lịch sử thế giới trong một giai đoạn nhất định, trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: đấu tranh giai cấp, hoạt động kinh tế, đời sống chính trị, văn hoá…

Vận dụng tri thức liên môn phải tuân thủ theo tiến trình nội dung của bài nghiên cứu kiến thức mới.

Bớc đầu tiên là kiểm tra bài cũ hoặc kiến thức đã học có liên quan đến bài mới.Trong trờng hợp không cần thiết, áp dụng cấu trúc động thì bớc này có

thể không tiến hành. Do đặc điểm kiểm tra kiến thức lịch sử là chủ yếu cho nên ít hoặc không cần thiết sử dụng tri thức liên môn.

Đối với việc chuẩn bị cho học sinh tiếp nhận nghiên cứu kiến thức mới, giáo viên có thể liên hệ những kiến thức liên môn từ đó tạo tình huống nêu vấn đề.

Kiến thức liên môn đợc vận dụng một cách rõ nét nhất trong việc thực hiện nghiên cứu kiến thức mới. Trong tiến trình bài học, giáo viên có thể vận dụng kiến thức liên môn khi trình bày về một sự kiện, một nhân vật, một giai đoạn lịch sử. Việc vận dụng một cách khéo léo các kiến thức đó chẳng những giúp học sinh lĩnh hội nội dung bài học mà còn gây hứng thú cho bài học.

Chẳng hạn khi giảng dạy về tình hình xã hội phong kiến Đàng ngoài cuối thế kỷ XVIII, giáo viên có thể sử dụng tác phẩm văn học “Hoàng Lê nhất thống chí” (Ngô Gia Văn Phái) để minh hoạ cho giờ học chân thực, sinh động. Bởi tác phẩm đã phản ánh phong phú, sinh động diện mạo thời đại: sự thối nát và khủng hoảng triền miên đi đến sụp đổ của tập đoàn phong kiến – Lê Trịnh và khí thế quật khởi chống thù trong giặc ngoài của phong trào nông dân khởi nghĩa Tây Sơn.

Kiến thức liên môn còn đợc giáo viên sử dụng sau khi nghiên cứu kiến thức mới nhằm củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo viên ra bài tập về nhà chủ yếu là để củng cố lại kiến thức lịch sử đã học. Qua đó cần hớng dẫn cho học sinh tiếp cận các tài liệu tham khảo thuộc lĩnh vực văn học, địa lý, giáo dục công dân để các em hiểu sâu hơn kiến thức lịch sử trong SGK.

Thực hiện dạy học liên môn trong bài nghiên cứu kiến thức mới sẽ đợc đề cập cụ thể ở phần sau.

Việc vận dụng kiến thức liên môn cũng rất cần thiết đối với bài học tại thực địa, tại bảo tàng, phòng học lịch sử ... Việc tổ chức giảng dạy lịch sử tại thực địa là rất cần thiết và rất bổ ích (nếu điều kiện có thể). Nếu biết tổ chức kết hợp học kiến thức địa lý và kiến thức lịch sử tại các di tích lịch sử ở quê h- ơng thì kết quả giáo dục sẽ cao hơn.

Việc tiến hành bài học tại di tích lịch sử sẽ giúp các em quan sát địa hình, cảnh vật, quan sát di tích và liên hệ với kiến thức đã học, đã nghe kể, trên cơ sở đó biểu tợng về không gian hiện rõ hơn trong tâm trí các em. Tuy nhiên hình thức tổ chức học tại thực địa đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị chu đáo về nội dung và phơng pháp, giáo viên nắm vững kiến thức bộ môn và các môn học có mối quan hệ gần gũi.

2.2.2.2. Trong hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học ở trờng phổ thông. Công tác ngoại khóa hoạt động của thầy và trò đợc tiến hành ngoài giờ học trên lớp, nhng chủ đề và nội dung của hoạt động này phải sát với nội dung học chính khóa. Hoạt động ngoại khóa phải đạt đợc mục đích giáo dỡng, giáo dục, phát triển nh ở bài nội khóa nhng đợc thực hiện trên các phơng diện khác. Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khóa mang tính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức của học sinh, góp phần gây hứng thú trong học tập lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử cho rằng hoạt động ngoại khóa có hai đặc trng nổi bật: “tính tự nguyện và sự phát triển nhận thức tích cực độc lập, năng khiếu của học sinh trong lĩnh vực lịch sử”[5,257].

Hoạt động ngoại khoá trong dạy học lịch sử có u thế hơn so với giờ nội khoá ở chỗ đối với giờ nội khoá thì học sinh bị gò bó trong khuôn khổ một tiết học 45 phút. Trong giờ học đó giáo viên chỉ có thể cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất để giải quyết nội dung chơng trình. Ngợc lại, giờ học ngoại khoá, điều đầu tiên dễ nhận thấy là nó thu hút sự hứng thú học tập của các em. Bởi các em không bị gò bó trong không gian lớp học. Thời gian hoạt động ngoại khoá rất phong phú, có nhiều hình thức tổ chức khác nhau, tuỳ thuộc ở mục đích tổ chức, ở quy mô tổ chức, ở trình độ học sinh.Giáo viên lựa chọn hình thức ngoại khoá thích hợp để tổ chức cho học sinh sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể cho phép. Việc lựa chọn hình thức ngoại khóa phải nghiên cứu điều kiện thực tế địa phơng nơi trờng đóng. Nếu có nhiều di tích liên quan đến nhân vật thì cho học sinh học tập tại thực địa sẽ có kết quả, nếu không có thể vận dụng các hình thức khác.

Hoạt động ngoại khóa tạo nên một khả năng vận dụng kiến thức liên môn phong phú và đa dạng. Để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa,giáo viên nên phối hợp đồng bộ với các môn khác, với các đoàn thể của nhà trờng. Ví dụ, phối hợp với giáo viên các môn Văn, Giáo dục công dân… trong việc tổ chức các ngày lễ lớn trong năm của dân tộc và địa phơng. Tính liên môn trong hoạt động ngoại khóa làm cho kết quả học tập của học sinh đợc toàn diện, sâu sắc.

Trong các hình thức ngoại khóa thì đọc sách là hình thức phổ biến có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh. Đây là hình thức đơn giản, dễ làm song lại có hiệu quả cao về mặt giáo dỡng, giáo dục và phát triển ngoài việc các tài liệu lịch sử thì học sinh cần đọc các tài liệu của các môn học hỗ trợ đặc biệt là Văn học, giáo viên cần lập danh mục sách cần đọc cho mỗi khóa trình trong năm học có liên quan đến phần kiến thức lịch sử.

Để khơi dậy tính tích cực, hứng thú, sự hiếu kỳ và lòng ham hiểu biết cái mới của học sinh, giáo viên có thể tóm tắt sơ lợc một số cuốn hoặc dẫn ra một số chi tiết, những đoạn nhỏ hấp dẫn để kích thích học sinh tìm đọc.

ở khóa trình lịch sử thế giới cổ – trung đại, học sinh có thể đọc các tập sách thần thoại, cổ tích của Việt Nam, của các nớc khác nh Iliat, Ôđixê, thần thoại Hy Lạp, thần thoại ấn Độ… các sách nói về cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của nô lệ, nông nô…

Về phần lịch sử thế giới cận đại, học sinh cần đọc các tác phẩm văn học thế giới đã dịch ra tiếng Việt nh: “Những ngời khốn khổ” của Víchto Huygô, “Tấn trò đời” của Ban Zăc “Chiến tranh và hoà bình” của L.Tônxtôi...

Về phần lịch sử thế giới hiện đại, giáo viên hớng dẫn học sinh chọn đọc các tác phẩm nói về các nớc đế quốc chủ nghĩa, sự xây dựng đất nớc ở Liên Xô (cũ), phong trào cách mạng ở các nớc thuộc địa và phụ thuộc, những thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện nay.

Trong chơng trình lịch sử Việt Nam từ thời kỳ dựng nớc đến nay có rất nhiều tác phẩm văn học có liên quan đến lịch sử dân tộc, bao gồm: văn học

dao…nh Thánh Gióng, Âu Cơ - Lạc Long Quân, Mị Châu TrọngThuỷ… Văn học viết bao gồm: thơ văn yêu nớc, cách mạng, các tác phẩm văn học hiện thực qua các thời kỳ, những truyện kí, tiểu thuyết lịch sử.

Một hình thức ngoại khóa nữa có ý nghĩa đối với dạy học liên môn là dạ hội lịch sử. Dạ hội lịch sử là một hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả học sinh trong lớp, trờng tham dự. Để tiến hành buổi dạ hội lịch sử có hiệu quả cần phải chuẩn bị công phu và kỹ lỡng, kiến thức liên môn đợc vận dụng rộng rãi. Khi tiến hành một buổi dạ hội lịch sử, các em có thể lựa chọn một hình thức phù hợp với khả năng của mình để tham gia: đọc thơ, vẽ trang trí hội trờng, báo ảnh, báo tờng, hát ca khúc có nội dung liên quan, “nhập vai” nhân vật lịch sử.

Nguyên tắc liên môn cũng đợc vận dụng đối với kể chuyện lịch sử, nói chuyện lịch sử, tham quan lịch sử…

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học khoá trình lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX (SGK lớp 10 ban cơ bản) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w