“Tính hệ thống của chơng trình các môn học thể hiện ở sự sắp xếp lôgíc nội dung của môn học” [2,25]. Trong dạy học lịch sử, ngoài việc coi trọng tính cơ bản phải chú ý đến tính hệ thống, tính toàn diện của các sự kiện lịch sử. Về tính toàn diện của lịch sử là phải cung cấp cho học sinh những sự kiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài ngời (kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa…) làm cho các em nắm đợc sự thống nhất và tác động qua lại giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội loài ngời. Những kiến thức lịch sử đó còn phải đảm bảo tính hệ thống, thể hiện sự phát triển lịch sử theo trình tự thời gian.
Vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử còn phải đảm bảo tính “kế thừa” tức là để giảng dạy và học tập kiến thức mới đòi hỏi giáo viên và học sinh phải huy động những kiến thức lịch sử và kiến thức các môn học khác đã biết, đã học ở lớp dới. Điều này sẽ đảm bảo việc nhận thức lịch sử một cách vững chắc.
Dạy học liên môn đảm bảo tính hệ thống, giáo viên phải “trình bày những tri thức khoa học theo một hệ thống lôgíc chặt chẽ đảm bảo những điều học trớc làm cơ sở cho những điều học sau, những điều học sau dựa vào những điều học trớc và đồng thời làm phong phú những điều học trớc”[14,145]. Hầu hết những tri thức liên môn mà giáo viên sử dụng là những kiến thức văn học, địa lý, giáo dục công dân đã đợc học hoặc đang học. Nh vậy, muốn vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử, giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã học có liên quan để tiến hành vào bài học một cách thuận lợi.