Các mức độ của phơng pháp dạy học nêu và GQVĐ

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để nâng cao hiệu quả dạy học địa lí lớp 11 ban cơ bản (Trang 30 - 33)

B. Nội dung

1.1.6.Các mức độ của phơng pháp dạy học nêu và GQVĐ

Muốn phơng pháp này đạt hiệu quả cao giáo viên cần lu ý đến khả năng nhận thức của học sinh, khả năng tự lập giải quyết các vấn đề và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, để từ đó có cách thức xây dựng các tình huống thích hợp.

Dạy học nêu và GQVĐ có nhiều mức độ khác nhau, tơng ứng với tỉ trọng sự tham gia trực tiếp của giáo viên và học sinh vào các công việc: Đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, GQVĐ và kết luận.

Sau đây là các mức độ cụ thể của phơng pháp dạy học nêu và GQVĐ:

* Mức 1:

- Giáo viên đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, nêu cách GQVĐ. - Học sinh thực hiện cách GQVĐ theo hớng dẫn của giáo viên. - Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.

Mức độ này học sinh hầu nh không động não. Có chăng chỉ có vài ba học sinh khá trong lớp. Số còn lại làm gì giáo viên không thể kiểm soát đợc. Yêu cầu đối với phơng pháp dạy học không thể chỉ dừng lại ở đây. Tuy rằng giáo viên đã có ý thức sử dụng phơng pháp mới để phát huy tính tích cực hoạt động cho học sinh nhng hiệu quả cha cao.

* Mức 2 :

- Giáo viên đặt vấn đề gợi ý học sinh tìm ra cách GQVĐ. - Học sinh thực hiện cách GQVĐ.

- Giáo viên cùng học sinh đánh giá.

Mức độ này học sinh đã đợc hoạt động nhiều hơn, giáo viên thực sự là ngời dẫn dắt để học sinh giải quyết các vấn đề. Sự giúp đỡ của giáo viên chỉ dừng lại ở mức hớng dẫn.

Giáo viên thờng sử dụng mức độ 2 khi vốn kinh nghiệm, vốn tri thức của học sinh cha nhiều. Trong nhiều trờng hợp, mức độ 2 thể hiện đợc quan niệm dạy học hiện đại: học sinh tự mình tìm kiếm tri thức mới. Chẳng hạn trong trình bày bài, hình thành kiến thức mới.

* Mức 3:

- Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống.

- Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn giải pháp.

- Học sinh thực hiện cách GQVĐ với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. - Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

Giáo viên chỉ là ngời nêu tình huống, nhận xét, tổng kết, đánh giá kết quả, biện pháp giải quyết của học sinh, còn toàn bộ quá trình GQVĐ đều do học sinh tự suy nghĩ, tìm ra cách GQVĐ thích hợp nhất.

Khi sử dụng phơng pháp nêu và GQVĐ đạt đến mức độ 3 thì khả năng sáng tạo, khả năng tự lập và tính tích cực hoạt động của học sinh đã tơng đối hoàn chỉnh. Giờ học thực sự là giờ hoạt động của học sinh, học sinh tự làm việc để tìm ra tri thức mới. Học sinh là chủ thể của giờ học. Nhng nói vậy không đồng nghĩa với việc phủ nhận vai trò của giáo viên mà yêu cầu đối với trình độ của giáo viên còn phải cao hơn. Giáo viên phải tạo đợc các tình huống kích thích suy nghĩ của học sinh, giáo viên phải biết thiết kế giờ học để làm sao không chỉ học sinh khá giỏi mà học sinh yếu kém cũng có hứng thú GQVĐ đó.

* Mức 4:

- Học sinh tự lực, độc lập phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết.

- Học sinh tự GQVĐ, tự đánh giá chất lợng và hiệu quả. (Vai trò của giáo viên ít hơn mức 3).

Đến đây, việc chiếm lĩnh tri thức mới của học sinh là con đờng khám phá tri thức mới nh các nhà khoa học, khi học sinh tự mình đặt và giải quyết các vấn đề thì hoạt động học tập của học sinh lúc này đã đạt đến mức tự giác tích cực. Mà ở đây là tự giác khám phá ra các tri thức mới từ cuộc sống. Giáo viên phải

thờng xuyên lu ý đến việc tổ chức cho học sinh giải quyết các tình huống ở mức 1, 2 và 3. Từ việc giải quyết các tình huống có sự giúp đỡ của giáo viên học sinh sẽ làm quen dần và hình thành đợc kĩ năng, năng lực GQVĐ, mà cao hơn là đa ra đợc các vấn đề và tự GQVĐ vấn đề đó.

Có thể tóm tắt các mức độ của phơng pháp dạy học nêu và GQVĐ theo bảng sau: Các mức Đặt vấn đề Nêu giả thuyết Lập kế hoạch Giải quyết vấn đề Kết luận 1 GV GV GV HS GV 2 GV GV HS HS HS + GV 3 GV + HS HS HS HS HS + GV 4 HS HS HS HS HS + GV

Tóm lại, trong dạy học nêu và GQVĐ giáo viên đa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh tự lực GQVĐ đặt ra. Bằng cách đó, học sinh vừa nắm đợc tri thức mới, vừa nắm đợc phơng pháp đi tới tri thức đó, lại vừa

Mức

Sự tham gia trực tiếp của giáo viên

phát triển t duy tích cực sáng tạo và có khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết tình huống mới.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để nâng cao hiệu quả dạy học địa lí lớp 11 ban cơ bản (Trang 30 - 33)