B. Nội dung
2.2.2. Cách sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học Địa lý 11 – BCB
THCVĐ có thể đợc sử dụng vào lúc bắt đầu bài mới mang một nội dung cụ thể của bài, một khái niệm, một mối liên hệ nhân quả hay để củng cố đánh giá bài học. Nêu và tạo THCVĐ có thể bằng nhiều cách. Việc sử dụng THCVĐ đòi hỏi linh hoạt sáng tạo của ngời giáo viên. Giáo viên cần căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh, căn cứ vào nội dung bài học...để sử dụng cho phù hợp tránh cứng nhắc, gò bó. Vận dụng điều này giáo viên có thể sử dụng THCVĐ ở các bớc sau:
2.2.2.1. Sử dụng THCVĐ để định hớng bài học mới.
THCVĐ đợc sử dụng phần đầu giờ học nhằm mục đích gợi hứng thú, tạo tâm thế cho học sinh khi bớc vào bài học. Điều đáng chú ý là khi sử dụng THCVĐ làm nhiệm vụ định hớng cho bài học thì nội dung của tình huống phải chứa đựng những dữ kiện, những dấu hiệu triển khai ở phần nội dung bài học.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 2: Xu hớng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế. Giáo viên có thể nêu THCVĐ để định hớng nh sau:
Hiện nay toàn cầu hoá, khu vực hoá là một xu hớng tất yếu. Tại sao lại nói nh vậy? Và xu hớng này đã mang lại những cơ hội và thách thức gì cho các quốc gia và toàn thế giới?
Bớc định hớng đó sẽ tạo nhu cầu, hứng thú để học sinh tiếp tục tìm tòi tri thức.
Giáo viên có thể giới thiệu bài học bằng THCVĐ:
'Tình hình KT- XH thế giới hiện nay tởng chừng ổn định và phát triển hơn rất nhiều nhng thực chất đang biến động và chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp. Đặc biệt là ở các nớc đang phát triển.Tại sao lại nói nh vậy?"
2.2.2.2. Sử dụng THCVĐ để tìm tòi tri thức mới của bài học.
Đây là tình huống có nhiệm vụ quan trọng trong giờ dạy học. Nhìn chung các bài viết trong SGK Địa lý 11 – BCB đều có khả năng vận dụng THCVĐ vào để khai thác kiến thức. Có những bài chỉ xây dựng đợc một THCVĐ ở một đề mục, có những bài lại cho phép xây dựng một chuỗi THCVĐ (từ 2 tình huống trở lên) để thực hiện nhiệm vụ cơ bản của bài. Vị trí của THCVĐ phụ thuộc vào nội dung cụ thể của bài đã đợc các tác giả SGK soạn thảo.
Trong một bài học có khi THCVĐ đợc dùng để tìm tòi kiến thức cho một mục, cũng có khi để hiểu rõ một khái niệm nào đấy. Việc sử dụng 1 hay 2 THCVĐ trở lên trong giờ dạy sẽ tạo ra sự khác nhau về tiến trình và tốc độ của giờ học, giáo viên cần đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa việc sử dụng THCVĐ với các phơng pháp khác để đạt đợc mục tiêu bài học. Giáo viên cũng nên cân đối giữa các kiến thức trong bài với các kiến thức đợc chọn để xây dựng THCVĐ sao cho giữ đợc nhịp độ của giờ học thật hài hoà, uyển chuyển luôn hấp dẫn đợc học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài 10: Trung Quốc (tiết 1) Phần III : Dân c và xã hội
Giáo viên có thể tạo tình huống:
"Trung Quốc có dân số đông, trình độ học vấn cao là nguồn lao động dồi dào, trình độ cao đáp ứng cho sự phát triển mạnh của nền kinh tế hiện nay. Nh- ng tại sao lại phải đặt ra vấn đề dân số?"
Học sinh GQVĐ bằng cách đa ra những hậu quả do dân số mang lại cho đất nớc Trung Quốc: Gây sức ép lên nền kinh tế, môi trờng, nhà ở, việc làm, chất lợng cuộc sống, ...
Cũng cần lu ý rằng trong một bài dạy học theo phơng pháp nêu và GQVĐ không chỉ một câu hỏi bao trùm toàn bài mà có thể là các câu hỏi có vấn đề kế tiếp nhau. THCVĐ trong trờng hợp nh vậy đợc tạo ra một cách liên tục trong toàn bài, khi vấn đề đợc giải quyết xong thì cũng kết thúc THCVĐ.
Trở lại ví dụ trên giáo viên có thể tạo tiếp tình huống:
Tạo tình huống 1: "Sự bùng nổ dân số ở Trung Quốc đã dẫn đến nhiều hậu quả đối với sự phát triển KT- XH. Vậy vấn đề này phải giải quyết nh thế nào?"
Học sinh dới sự hớng dẫn của giáo viên, kiến thức thực tế, và sự tìm hiểu SGK đã tìm ra đợc các biện pháp để có thể giảm sự gia tăng dân số nh: Nhà nớc phải đề ra các chính sách kế hoạch hoá gia đình, tuyên truyền, giáo dục ý thức ngời dân đối với vấn đề này...
Tạo tình huống 2: "Trung Quốc đã thực hiện có hiệu quả các biện pháp trong việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số (năm 2005 chỉ còn 0,6%), nhng tại sao số dân tăng mỗi năm vẫn cao?"
Giáo viên gợi ý cho học sinh chú ý tới đặc điểm dân số Trung Quốc là đông nhất thế giới vì vậy tuy tỉ lệ gia tăng có giảm nhng số ngời tăng mỗi năm vẫn cao.
Tạo tình huống 3:
"Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp giảm tỉ lệ gia tăng dân số đạt kết quả cao. Nhng tại sao điều này cũng dẫn đến những hậu quả về mặt xã hội? Vấn đề này phải giải quyết nh thế nào?"
Học sinh dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân, sách giáo khoa và sự hớng dẫn của giáo viên để tìm ra những hậu quả cũng nh các phơng án giải quyết.
2.2.2.3. Sử dụng THCVĐ để củng cố, đánh giá
Sử dụng THCVĐ ở bớc này qua cách GQVĐ của học sinh sẽ giúp giáo viên nắm đợc mức độ hiểu bài, khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào để xử lý tình huống. Từ đó giáo viên có thể uốn nắn, điều chỉnh sai lệch, thiếu sót trong cách hiểu của học sinh (nếu có). Việc học sinh GQVĐ, bày tỏ trình độ năng lực nhận thức của mình không những giúp giáo viên có kế hoạch bồi dỡng
phù hợp, kịp thời mà còn giúp chính các em tự đánh giá điều chỉnh cách học của mình, tạo cho các em khả năng tự học.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 10: Trung Quốc (tiết 2), giáo viên có thể đa ra tình huống:
"Để có đợc một nền kinh tế có tốc độ tăng trởng cao nhất thế giới, Trung Quốc đã thực hiện những biện pháp gì trong công nghiệp và nông nghiệp? Trong đó biện pháp nào là quan trọng nhất? Tại sao?"
Tóm lại dù vị trí của từng THCVĐ đợc đặt ra trong từng thời điểm khác nhau của giờ học nhng chúng đều có chung một mục đích là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực của bản thân cũng nh gắn bó với tập thể khi tham gia vào quá trình GQVĐ. Trớc THCVĐ đòi hỏi học sinh phải giải quyết, các em có dịp tranh luận bày tỏ chính kiến của mình, vì thế hiểu bài nhanh, khắc sâu kiến thức lý thuyết, rèn luyện đ- ợc các kĩ năng đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. Vận dụng phơng pháp dạy học nêu và GQVĐ còn cho phép phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên. Ngời thầy giáo với trình độ chuyên môn và khả năng s phạm của mình sẽ tạo ra đợc những giờ học lôi cuốn, hấp dẫn học sinh