Trao đổi thảo luận

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động ngoại khoá trong khoá trình lịch sử việt nam 1919 1945 (lớp 12 cơ bản) (Trang 45 - 49)

- Nhiệm vụ phát triển:

2.2.2.4. Trao đổi thảo luận

Là hình thức ngoại khoá nhằm giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề lịch sử nhằm củng cố, mở rộng kiến thức khoa học, lòng tin sau khi

đọc một cuốn sách, nghe một câu chuyện hay đợc học về một vấn đề nào đó. Trao đổi thảo luận không chỉ là một phơng pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử trong giờ nội khoá mà còn là một hình thức HĐNK rất phù hợp đối với học sinh. Nó có thể đợc tiến hành dới nhiều hình thức khác nhau:

- Theo nhóm: một nhóm học sinh yêu thích một chủ đề nào đó, tiến hành trao đổ thông tin với nhau trong khi sinh hoạt nhóm.

- Theo lớp: giáo viên gợi ý vấn đề để lớp thảo luận, trình bày chính kiến của mình trong các tiết “ngoài giờ lên lớp”.

- Diễn đàn chung của nhà trờng: thông qua các tổ bộ môn hoặc câu lạc bộ lịch sử (nếu có) vấn đề đợc tung ra và có các ý kiến nhỏ trao đổi gửi về. Có thể kết quả diễn đàn đợc thể hiện qua các tập nội san, các tờ báo tờng, báo bảng. Chủ đề đa ra thảo luận, trao đổi phải là những vấn đề đợc nhiều ngời quan tâm hoặc có mối liên hệ mật thiết với hiện tại để các em dễ dàng bày tỏ quan điểm của mình, thể hiện đợc sự liên hệ tới bản thân và cuộc sống. Ví dụ nh vai trò của nhân dân trong lịch sử, tinh thần yêu nớc xa và nay?...

Trong khi trao đổi, thảo luận, giáo viên cần có những biện pháp thích hợp để động viên, khích lệ toàn thể học sinh tham gia, phát huy tính tích cực, chủ động giải quyết vấn đề của các em. Cần tôn trọng những ý kiến cá nhân, nếu có những ý kiến bộc lộ những hạn chế, thiếu sót thì không nên phủ nhận ngay khiến các em tự ti và không muốn tiếp tục tham gia nữa. Giáo viên phải nhẹ nhàng, khéo léo uốn nắn để các em nhận thức đúng bản chất của vấn đề.

Tổng kết hoạt động thảo luận trong một chủ đề cần có những nhận xét, đánh giá mang tính chất khái quát của giáo viên. Cũng qua đó biểu dơng các em về tinh thần học tập, về mức độ giải quyết vấn đề…

Trao đổi, thảo luận là một hình thức dễ tổ chức và phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh phổ thông nên có thể tổ chức thờng xuyên trong khoá trình. Trong khoá trìnhLịch sử Việt Nam 1919 – 1945 có nhiều nội dung hấp dẫn cần thảo

luận, trao đổi để khắc sâu thêm kiến thức, giúp học sinh nhận thức rõ bản chất của vấn đề lịch sử.

Trao đổi, thảo luận là một HĐNK chứ không phải là thảo luận trong tiết học nên có thể tiến hành theo chủ đề mở, những vấn đề còn gây tranh cãi. Có nh vậy mới lôi cuốn đợc học sinh tình nguyện tham gia. Trao đổi diễn ra dới nhiều hình thức: tọa đàm, báo tờng, nội san… vừa bằng ngôn ngữ viết, vừa bằng ngôn ngữ nói. Chúng ta cũng dự đoán đợc rằng hoạt động này không thể lôi cuốn đợc toàn bộ học sinh tham gia, nhng dù sao nó cũng rất bổ ích, nó góp phần tìm kiếm những tài năng sử học nhỏ tuổi, tìm kiếm và phát triển các năng lực hùng biện. Vì thế, giáo viên phải tìm cách làm cho hoạt động này trở nên sôi nổi, cuốn hút đông đảo học sinh tham gia. Đây là hình thức rèn luyện cho các em t duy suy luận lôgic, phân tích, bình luận vấn đề và phát triển ngôn ngữ.

Để học sinh dễ vận dụng hình thức ngoại khoá này cần có sự cố vấn, đánh giá của những giáo viên lịch sử có tầm kiến thức sâu rộng.

Theo chúng tôi, trong khoá trình Lịch sử Việt Nam 1919 – 1945, giáo viên có thể xây dựng thành các nội dung thảo luận sau:

- Suy nghĩ của các em khi đọc tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Với chủ đề này, cần thảo luận để làm nổi bật 2 nội dung: những chính sách cai trị, những biện pháp dã man của chủ nghĩa thực dân; nỗi khổ nhục, lòng căm thù của những ngời dân nô lệ.

- Bình luận một số tác phẩm của Bác Hồ nh: “Phong trào cách mạng ở

Đông Dơng”; “Lịch sử nớc ta”; “Bài ca sợi chỉ”; “Nhóm lửa”.

Giáo viên có thể gới thiệu và cung cấp tác phẩm cho các em đọc ở nhà, sau đó tổ chức thảo luận, trao đổi ý kiến và phát biểu suy nghĩ, cảm tởng của mình về các tác phẩm trên. Cuối cùng, giáo viên phân tích ý nghĩa, giá trị của các tác phẩm vừa đợc thảo luận.

- T tởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngời.

Đây là chủ đề làm cho học sinh phải tìm tòi thêm, bớc đầu làm quen với việc phân tích, học tập t tởng Hồ Chí Minh. Qua thảo luận, giáo viên cần hớng vào những nội dung sau:

+ Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đờng của cách mạng vô sản. “Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn ái Quốc đã chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Phải xem cách mạng ở thuộc địa nh là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản. Mặt khác cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đờng cách mạng vô sản” [ 17, 17].

+ Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đảng có vững thì cách mạng mới thành công, Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm “cốt” đó là chủ nghĩa Mác - Lênin.

+ Cách mạng giải phóng dân tộc cần đợc tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trớc cách mạng vô sản ở chính quốc.

+ Cách mạng giải phóng dân tộc phải đợc thực hiện bằng con đờng bạo lực, kết hợp lực lợng chính trị của quần chúng với lực lợng vũ trang của nhân dân.

+ Giải phóng dân tộc là động lực lớn mà ngời cộng sản phải nắm lấy và phát huy, là một bớc quan trọng để tiến tới giải phóng giai cấp.

+ Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp có mối quan hệ khăng khít. + Cốt lõi t tởng Hồ Chí Minh là giải phóng con ngời và mu cầu hạnh phúc cho hết thảy mọi ngời trên trái đất.

+ Chủ nghĩa xã hội mang trong mình bản chất nhân văn và văn hoá. + Hồ Chí Minh khẳng định: nguồn lực con ngời là nhân tố quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng…

- So sánh “Luận cơng” (tháng 10/1930) và “Chính cơng vắn tắt” (tháng 2/1930).

Hoàn cảnh ra đời, nội dung, hạn chế (nếu có) và ý nghĩa của từng văn bản.

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động ngoại khoá trong khoá trình lịch sử việt nam 1919 1945 (lớp 12 cơ bản) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w