Những hoạt động ngoại khoá đơn giản, ít thời gian, có thể tổ chức trong lớp

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động ngoại khoá trong khoá trình lịch sử việt nam 1919 1945 (lớp 12 cơ bản) (Trang 68 - 70)

- Nhiệm vụ phát triển:

3.2.1. Những hoạt động ngoại khoá đơn giản, ít thời gian, có thể tổ chức trong lớp

trong lớp

Đó là các hoạt động đọc sách, thảo luận, trò chơi. - Hoàn cảnh sử dụng.

Đây là những hoạt động có thời lợng ngắn gọn nên có thể tổ chức trong trờng hợp: sinh hoạt 10 – 15 phút đầu buổi học. Đây là một thuận lợi vì trong bố trí nội dung sinh hoạt của Đoàn trờng, trờng nào cũng có sinh hoạt 10 – 15 phút đầu buổi học.

Cũng có thể tổ chức vào những giờ ôn tập, sơ kết, tổng kết trong khi củng cố nội dung bài học, hoặc trong những lúc đầu, giữa các buổi học thêm. Giáo viên tận dụng những khoảng thời gian này vừa để học sinh giải trí giữa giờ học vừa để ôn tập kiến thức một cách nhẹ nhàng.

Ngoài ra, ở một số trờng phổ thông, nhà trờng đã ý thức đợc vai trò của HĐNK nên đã dành 1tiết / 1 tuần cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tiêu biểu là trờng THPT Huỳnh Thúc Kháng – TP. Vinh – Nghệ An. Đây là cơ hội tốt để giáo viên lịch sử tổ chức những HĐNK lịch sử phù hợp với thời gian cho phép.

- Cách thức tiến hành:

Đọc sách: Nếu yêu cầu học sinh tự về nhà học, tự đọc thì trên lớp giáo viên phải tiến hành các bớc sau:

+ Cho danh mục những sách cần đọc: 1) Đại cơng lịch sử Việt Nam, tập 2. 2) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2. 3) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3.

4) Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch.

5) Những lao động sáng tạo của thế kỉ XX, tập 1, 2. + Phát phiếu kết quả đọc sách cho học sinh.

Tên sách

đã đọc Tác giả Nội dung chính

Đoạn trích em thích Cảm nghĩ của em. 1, … 2, … 3, …

+ Sau đó tổ chức báo cáo, thảo luận, tổng kết việc đọc sách.

Nếu tiến hành đọc chung cả lớp, giáo viên cần tìm một thời gian phù hợp nh: dành một ít thời gian trong buổi học thêm lịch sử; tận dụng buổi sinh hoạt 15 phút có nội dung là chữa bài tập để tổ chức cho các em đọc sách. Giáo viên cần phổ biến về cuốn sách đó cho học sinh, yêu cầu các em tìm kiếm cuốn sách, mặt khác giáo viên cũng chuẩn bị cuốn sách hoặc phô tô phần cần đọc để cung cấp cho học sinh. Giáo viên điều hành buổi đọc sách theo trình tự: cử một em có giọng đọc to, rõ ràng đọc cho cả lớp nghe; quán triệt học sinh cả lớp tập trung nghe và có ngững nhận xét về nội dung vừa nghe. Cuối cùng, giáo viên tổng kết nội dung, ý nghĩa của cuốn sách đó. Đây là cách giới thiệu sách hợp lí vì qua buổi đọc tập thể này, học sinh sẽ tự tìm đọc hết cuốn sách ấy nếu thấy hấp dẫn.

Thảo luận, trao đổi:

Trớc tiên giáo viên đa ra vấn đề, định hớng, gợi ý cho các em thảo luận theo nhóm. Sau đó cho các em trình bày ý kiến, quan điểm của mình. Trong khi trao đổi, thảo luận phải lắng nghe hết tất cả các ý kiến dù sai lệch lạc, thiếu sót của các em.

Trò chơi:

Khi tổ chức trò chơi trong lớp phải chú ý đến thời gian diễn ra trò chơi, quy mô trò chơi. Trớc tiên, giáo viên phổ biến và hớng dẫn cách chơi, yêu cầu của trò chơi. Nên chia học sinh thành các đội chơi để tăng thêm phần hào hứng, sôi nổi khi tham gia.

Cho học sinh chơi các trò khác nhau và giáo viên là ngời dẫn dắt trò chơi đó, đồng thời giải quyết những thắc mắc nếu có.

Cuối buổi, thông báo ngời thắng cuộc, đội thắng cuộc cùng đáp án trò chơi và có hình thức khen thởng hợp lí. Cụ thể với mỗi loại trò chơi nh sau:

+ Trò chơi ô chữ:

Giáo viên lần lợt thực hiện các bớc:

- Phổ biến luật chơi: 4 tổ của lớp là 4 đội chơi, mỗi đội có 1 hoặc 2 lợt chọn và trả lời câu hỏi hàng ngang, trả lời đúng 1 câu sẽ nhận đợc 10 điểm. Đội nào tìm ra từ hàng dọc trớc khi lật mở hết các hàng ngang sẽ nhận đợc 40 điểm, nếu sau khi tất cả các hàng ngang đều đợc mở và giáo viên đa ra gợi ý hàng dọc thì chỉ đợc 20 điểm. Tổ nào có tổng điểm cao hơn sẽ thắng cuộc.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi, đọc câu hỏi và đa ra đáp án từng hàng ngang.

- Tổng kết và trao quà cho tổ thắng cuộc.

+ Trò chơi mật mã:

- Phổ biến cách chơi: giáo viên cung cấp mật mã cho mhọc sinh trớc khi chơi, chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm học sinh có một nội dung cần phải giải mã. Đội nào xong trớc và có đáp án đúng đội đó sẽ thắng. Giáo viên cung cấp nội dung đã đợc mã hoá cho học sinh, để tiết kiệm thời gian, giáo viên nên chuẩn bị trớc vào giấy, sau đó cho học sinh thảo luận và tìm cách giải.

- Lần lợt mời các nhóm đọc kết quả theo thứ tự nhóm nào xong trớc thì đọc trớc.

- Giáo viên nhận xét và trào quà cho nhóm thắng cuộc.

+ Trò chơi nhận diện lịch sử:

- Giáo viên đa ra một bức ảnh đang bị che khuất cùng các thông tin kèm theo và yêu cầu học sinh dự đoán ngời trong bức ảnh là ai.

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động ngoại khoá trong khoá trình lịch sử việt nam 1919 1945 (lớp 12 cơ bản) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w