Mở rộng bối cảnh về không gian

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại đề trong tiểu thuyết ''những người khốn khổ của v huy gô (Trang 32 - 35)

"Những ngời khốn khổ" là tác phẩm đợc viết theo phong cách lãng mạn nhng chứa đựng rất nhiều chi tiết của hiện thực đời sống. Những ngoại đề đã đa ngời đọc trở về với thực tại xã hội rộng lớn. Không gian của tiểu thuyết không chỉ bó hẹp ở những nơi chốn đợc nêu lên trong cột truyện mà nó bao trùm đợc toàn xã hội. Một cuốn tiểu thuyết có tầm vóc to lớn, đồ sộ nh "Những ngời khốn khổ" thì luôn có đợc sự phản ánh cuộc sống ở tầm khái quát rộng lớn. Và trong "Những ngời khốn khổ" tầm khaí quát đó còn đợc bổ sung bởi sự mở rộng bối cảnh tác phẩm về không gian của ngoại đề.

Hình tợng trung tâm của tác phẩm là những ngời khốn khổ, đó cũng là ý nghĩa của đầu đề tác phẩm, không chỉ có Giăng Vangiăng, không chỉ có Phăngtin, không chỉ có Côdet, Gavrôsơ ... những nhân vật chính của tác phẩm mà còn là những con ngời sống ở ngoại ô Pari, ở những khu phố ổ chuột, dới tầng ngầm của xã hội., trong hầm mộ dành cho ngời tù khổ sai, những ngời phụ nữ sống trong nhà tu kín cũng có thể xem nh những con ngời khốn khổ. Đối tợng mà tác phẩm đề cập là một xã hội ngời đông đúc, tuy họ không hiện lên trên bề mặt tác phẩm nhng dờng nh mọi cử chỉ hành động, lời ăn tiếng nói hiện lên sống động qua những trang viết của ông. Bởi vậy mà không gian miêu tả trong tác phẩm của ông không chỉ là một nhà thờ nơi Mirien hành đạo, thị trấn Môngtơrơi nơi ông Mađơlen làm thị trởng, quán ăn Tênacđiê, ngôi nhà số 7 phố Lômacmê, phố Xanh Đơni, nơi những chàng trai phái cộng hoà xây chiến luỹ chiến đấu anh dũng và hy sinh ở đó ... Bối cảnh của tác phẩm đợc giản rộng ra làm cho "Những ngời khốn khổ" có đợc tầm bao quát rộng lớn. Tác giả dắt chúng ta vào khu phố ổ chuột ở ngoại ô Xanh Mácxen, nơi có những căn nhà nát nh căn nhà có tên là Gorbô, nơi ở tồi tàn dành cho những con ngời có cuộc sống nửa ngời, nửa ma sống lay lắt vật vờ trong bóng tối ("Căn nhà nát Gorbô"). Hơn một lần V. Huygô đã dắt chúng ta vào đó và chúng ta cũng đã đợc chứng kiến những mảnh đời, tồi tàn, rách nát, buồn

thảm nh chính căn nhà họ ở vậy. Không gian đó còn là nhà tu kín, hoàn toàn cách biệt vơí thế giới bên ngoài. Bớc chân vào đây ta nh bớc vào một thế giới riêng, một cõi riêng mà mọi cái của cõi đời trần tục ít có cơ may lọt vào. Một hệ thống cống ngầm Pari chạy dài dới chân thành phố Pari hoa lệ không mấy ngời biết đến tối tăm đen ngòm, bẩn thỉu. Hệ thống cống ngầm dài mấy chục vạn mét hiện lên qua lăng kính nhà văn rõ ràng đến từng viên đá, những chỗ mấp mô, những khúc quanh, bớc ngoặt, chỗ lồi lên, thụt xuống ... Cũng ở dới lòng đất tồn tại một cái hầm chứa ngời- những ngời tù khổ sai chờ ngày đi Tulông - thiếu ánh sáng, thiếu không khí, nhớp nhúa và đầy xú uế. Với ngoại đề "Oateclô" tác giả đa chúng ta đến với một không gian chiến trận rộng lớn. Chính ở ngoại đề này, V. Huygô đã bộc lộ rõ những u điểm, nhợc điểm của mình. Chúng ta có thể chê trách Huygô đã không kiềm chế nổi ý thích cá nhân đã viết quá dài nhng mặt khác chính ở đây cũng đã bộc lộ đợc khuynh hớng anh hùng ca và năng khiếu kì lạ của Huygô vơí những bức tranh hoành tráng, bức tranh với những mảng sáng và mảng tối xen nhau, đầy màu sắc và âm thanh. Quang cảnh của đồi Hugômông ở trong hiện tại và quá khứ, rồi những địa điểm nơi diễn ra những trận đánh lịch sử Oateclô hình nh đợc nhìn dới con mắt của nhà địa lý học. Về thế trận Oateclô, tác giả đã tởng tợng và mô tả nó nh hình chữ A viết hoa. Sự tinh tế và nhạy cảm trong quan sát đã giúp cho V. Huygô làm nên thành công đó.

Không gian của tác phẩm đợc mở rộng, không giới hạn trong nớc Pháp. Các nền văn minh của phơng đông, phơng tây cũng đợc tác giả ít nhiều đề cập đến. Đặc biệt là những ngời khốn khổ trong câu chuyện lại gắn với những nơi chốn riêng và tác gỉa đã không ngại ngần khi đi sâu tìm hiểu, khám phá ra những nơi chốn riêng ấy. Cho nên, địa lý kể chuyện của "Những ngời khốn khổ" trừ một vài bớc rẽ ngang vào khung cảnh trởng giả. ("Ngời làm sao nhà làm vậy", một phòng khách ngày trớc) mà tác giả phác qua vội vàng mà

không tỏ ý đắng cay hay giễu cợt gì hết, còn lại toàn đi qua những vùng ven ô, đờng viền Pari. Pari là trung tâm, là đại diện điển hình cho đất nớc Pháp. Thế mà Pari hào hoa tráng lệ, rực rỡ, phong nhã vẫn cha phải là tất cả. Chính tác giả đã viết :" là cái giống thuần tuý của Pari xuất hiện nhiều nhất ở vùng ngoại ô. Đó mới là Pari chính cống, đó mới là bộ mặt thực của Pari" (9). Ngòi bút của nhà văn đã đi sâu, luồn lách vào các ngõ ngách tối tăm nhất của vùng ngoại ô Pari và phát hiện ra một Pari khác hoàn toàn đối lập với một Pari hào nhoáng, hoa lệ mà mọi ngời biết đến. Nghèo đói, dốt nát, lao động, khổ đau, thù hận, chém giết, đĩ điếm vv... cái xã hội tồn tại những thứ đó đang hàng ngày, hàng giờ tiếp tục sinh sôi và nảy nở. ở những nơi mà ánh sáng văn minh nhân loại, ánh sáng cuả trí thức khó lòng lọt tới. V. Huygô đã mạnh dạn đa vào trang viết của mình tất cả những cái gì trần trụi, nhơ nhuốc của cuộc đời, đa vào những điều không ai biết, những chốn không ai hay.

Ngời đọc đơng thời có lẽ phải cảm ơn V. Huygô vì ông đã dẫn dắt họ đi từ thực tại trở về với một miền không gian của quá khứ đầy thơ mộng và mến yêu. Một đoạn ngắn trong "chiến lợc quanh co" nói về cảm xúc cá nhân của bản thân tác giả, vì vậy mang đậm màu sắc trữ tình và chất thơ đã đa ngời đọc trở về một nơi "chốn cũ nhà xa", một Pari đợc tái tạo từ nơi lu đày.

Mỗi đoạn ngoại đề đa ta về một miền, một nơi chốn khác nhau. Tựu trung, lắp ghép các đoạn ngoại đề ấy lại với nhau chúng ta sẽ có đợc một bức tranh rộng lớn về đất nớc Pháp, con ngời Pháp.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại đề trong tiểu thuyết ''những người khốn khổ của v huy gô (Trang 32 - 35)