Ngoại đề tạo bớc chuyển tiếp giữa các phần trong tác phẩm:

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại đề trong tiểu thuyết ''những người khốn khổ của v huy gô (Trang 41 - 42)

Tiểu thuyết "Những ngời khốn khổ" gồm 5 phần thì 3 phần giữa có ngoại đề mở đầu.

Phần I: "Phăngtin" không có ngoại đề mở đầu

Phần II: "Côdet" mở đầu bằng ngoại đề "Oateclô"

Phần III: "Mariuytx" mở đầu bằng ngoại đề "Pari xét qua một hạt bụi của nó"

Phần IV: "Tình ca phố Pơluymê và anh hùng ca phố Xanh Đơni" mở đầu bằng ngoại đề : "Mấy trang sử".

Phần V: "Giăng Vangiăng" - không cóngoại đề mở đầu.

Giải thích sao về hiện tợng này ? Trong bản luận văn này chúng tôi xin đợc đa ra một cách lý giải sau:

Phần I là phần mở đầu của tác phẩm nên có thể tác giả cho rằng không cần phải có ngoại đề mở đầu.

Phần V nói về nhân vật Giăng Vangiăng, tác giả không sử dụng ngoại đề mở đầu nh các phần khác bởi vì Giăng Vangiăng là nhân vật trung tâm. Tuy đợc xếp vào phần cuối cùng của tác phẩm nhng hình tợng nhân vật thì xuyên suốt trong toàn tác phẩm.

Các phần còn lại của cuốn tiểu thuyết đều có ngoại đề mở đầu, chúng tôi xem các ngoại đề này nh là một bớc chuyển tiếp giữa phần trớc và phần sau của cốt truyện (tuy nhiên không phải cứ kết thúc mỗi phần nh vậy là phần đó đã mang tính trọn vẹn mà phần trớc chuẩn bị cho phần sau ra đời và các phần có mối quan hệ chặt chẽ đan xen lẫn nhau). Mỗi ngoại đề liên quan đến một nhân vật, một sự kiện chính của tác phẩm, dù gián tiếp hay trực tiếp. Kết thúc

phần I, mở đầu phần II nói về nhân vật Côdet với ngoại đề "Oatéclô" chuẩn bị cho sự xuất hiện của Tênacđiê, nhân vật gắn liền với tuổi thơ của Côdet, trở thành nỗi ám ảnh trong suốt cuộc đời Côdet, làm cho ngời đọc không có cảm giác bất ngờ trớc một con ngời đầy bản chất ti tiện, độc ác là Tênácđiê. Sự xen lẫn các ngoại đề vào giữa các phần của cốt truyện đa ngời đọc di chuyển từ địa hạt này sang điạ hạt khác một cách tự nhiên, bởi vì trong mỗi ngoại đề đều chứa đựng một dấu hiệu nào đó về những điều sắp sửa xẩy ra. "Pari xét qua một hạt bụi của nó" là một báo hiệu cho sự xuất hiện của một chú bé mang tên Gavrôsơ, đại diện cho một lớp trẻ lang thang, lấy bầu trời làm nhà, mặt đất làm giờng nhng tâm hồn tơi trẻ, thơ ngây, trong sáng nghĩa hiệp và giàu lòng dũng cảm, hăng say chiến đấu vì chính nghĩa. "Mấy trang sử" báo hiệu một cuộc khởi nghĩa sắp nổ ra sẽ là tất yếu. Nh vậy lôgic của tác phẩm không những không bị phá vỡ mà nó còn đợc đảm bảo phù hợp với quy luật phát triển, diễn biến của cốt truyện.

Không thể nói rằng, ngoại đề trong "Những ngời khốn khổ" hoàn toàn đóng vai trò tích cực nhng chúng ta cũng không thể không công nhận vai trò của nó trong việc tạo ra nhịp điệu riêng cho cuốn tiểu thuyết bậc nhất này.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại đề trong tiểu thuyết ''những người khốn khổ của v huy gô (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w