Ca ngợi bạo lực cách mạng.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại đề trong tiểu thuyết ''những người khốn khổ của v huy gô (Trang 51 - 53)

Ca ngợi bạo lực cách mạng là một trong hai vấn đề lớn đợc đề cập đến trong "Những ngời khốn khổ". V. Huygô tin rằng bằng tình thơng yêu và sự tha thứ có thể cải tạo đợc con ngời, cải tạo xã hội. Hình tợng Giăng Vangiăng trong tác phẩm là một biểu tợng sáng ngời của tình thơng yêu. Cũng nằm trong một tuyến nhân vật, nhà văn hết sức ca ngợi và xây dựng nhân vật Ănggiôrat thành một biểu tợng, biểu tợng đẹp về bạo lực cách mạng.

Ca ngợi cách mạng tác giả đã sử dụng các t liệu lịch sử để viện dẫn cho điều đó. Tuy ở trong "Những ngời khốn khổ", mỗi chúng ta ai cũng đều nhận thấy có sự mâu thuẫn trong t tởng V. Huygô, nhà văn vừa đề cao tình thơng yêu con ngời, và tin rằng tình thơng yêu có thể cải tạo đợc con ngời, xã hội, vừa ngợi ca cách mạng. Và một điều dễ nhận thấy, Huygô hớng lòng mình về phía ca ngợi tình thơng hơn. Tuy vậy, chúng ta cũng gặp không hiếm những trang, những dòng tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình đối với bạo lực cách mạng. Ngoại đề "Mấy trang sử" là một dẫn chứng. ở ngoại đề này ông ca ngợi cách mạng tháng Bảy bằng những lời lẽ trực tiếp: "Cách mạng tháng Bảy là sự chiến thắng của chính nghĩa đối với hiện trạng. Do đó mà cách

mạng tháng Bảy sáng ngời, cũng do đó mà nó bao dong" (19). Vậy chính nghĩa và hiện trạng là gì? Theo Huygô chính nghĩa là "lẽ công bằng và chân chính" luôn" đẹp và trong sáng", "còn hiện trạng mà không có chính nghĩa thì trở nên dị hình dị dạng, gớm ghiếc, có thể là quái dị nữa" (19). ở một chỗ khác tác giả viết: "cái chúng ta gọi chiến đấu ở đây cũng có thể gọi tên là tiến bộ"(20). Ca ngợi cách mạng tức là ca ngợi những ngời làm nên cuộc cách mạng đó. Hiện trạng đợc miêu tả trong những năm 1830-1831-1832 là: "từng đám mây chồng chất đen nghịt ở chân trời. Một bóng đen kỳ dị kéo đến bao phủ lên mọi ngời, mọi vật, mọi t tởng, đó là bóng đen thoát ra từ mọi căm hờn, mọi hệ thống t tởng ... , cảnh nghèo đói của nhân dân, ngời lao động không có bánh mỳ" (21) Tất cả những cái đó làm nên hiện trạng của Pari, của nớc Pháp thành một khối trở ngại. Hiện trạng nh vậy thì còn đâu chính nghĩa. Những cuộc bạo động là dấu hiệu của một cái gì đó ghê gớm sắp xẩy ra, cũng chính là những dấu hiệu lờ mờ, cha rõ nét về một cuộc cách mạng sắp tới. Ngoại ô Xanh ăngtoan sôi sục tinh thần chuẩn bị cho cuộc cách mạng. Đoạn ngoại đề nhỏ này đợc tác giả đặt tên: "Những sự việc làm nên lịch sử nhng lịch sử không biết đến". Ngay tiêu đề chúng ta cũng đã nhận thấy đợc sự đánh giá cao của tác giả. Tác giả tin rằng: xã hội chảy máu trong cuộc xung đột nhng cái gì làm cho xã hội bây giờ đau đớn, nhất định là cái cứu vớt xã hội sau này. Tinh thần chuẩn bị cho cuộc nổi dậy đợc nhà văn ghi lại chi tiết và sinh động, cụ thể từ những lời nói: "không sáu tháng hai tháng gì hết, không đầy mời lăm hôm là chúng ta sẽ ngang sức với chính phủ, với hai vạn rỡi ngời chúng ta sẽ đạt đợc, mật kế đã muồi, công việc đầy đủ (22), rồi các hoạt động nh thảo luận công khai, thành lập các hội : Hội nhân quyền, hội những ngời tự do, ng- ời ta trồng cây tự do ... Những đội quân xuất phát từ ngoại ô Xanh Ăngtoan là những đội quân dã man, là những đám ngời anh dũng. Những con ngời này nêu cao chính nghĩa, bắt ép nhân loại đi vào cõi cực lạc. Mặc dù bằng khủng

bố và doạ nạt, thực ra họ là những ngời đem bóng tối đi đòi ánh sáng: "Làn sóng cách mạng chuyển động làm cho nó nứt rạn từ chỗ nứt rạn ấy, chủ quyền của dân chảy tháo ra. Chủ quyền ấy có thể làm bậy, nó cũng mắc những sai lầm nh mọi chủ quyền khác. Nhng dù có lầm đờng lạc lối đi nữa, nó vẫn vĩ đại" (23) (Mấy trang sử)

Ca ngợi bạo lực cách mạng, viết về những ngời anh hùng thất trận trong cuộc khởi nghĩa 5-6-1832 Huygô đã viết: "không thể không khâm phục những con ngời quang vinh, những chiến sỹ của tơng lai, những khi họ thua non, họ cũng đáng sùng kính, mà có lẽ trong thất bại họ lại càng lẫm liệt. Đi thuận với quy luật tiến hoá mà thành công thì đáng đợc nhân dân hoan nghênh, thất bại anh dũng thì đáng đợc thơng mến, chiến thắng thì rực rỡ, nh- ng thất bại lại kiêu hùng" (24) (Ngời chết đúng mà ngời sống cũng không sai) . Điều này quả thực đúng với những nhân vật anh hùng nh : Ănggiôrat, Cuốc phêrắc, Cụ già Mabớp, em bé Gavrôsơ ...

Ngoại đề trong "Những ngời khốn khổ" của Huygô hàm chứa nội dung t tởng tình cảm rất lớn. ý nghĩa của hình tợng tác phẩm đợc phản ánh một cách rõ nét hơn trong từng ngoại đề. Là một tác phẩm điển hình cho trờng phái văn học lãng mạn tích cực, các vấn đề đặt ra trong tác phẩm thờng mang tính lý tởng hoá cao. Nhng thành công của tác giả ở đây là đã làm rõ cái đó bằng những ngoại đề mang đậm tính lịch sử nên rất có sức thuyết phục.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại đề trong tiểu thuyết ''những người khốn khổ của v huy gô (Trang 51 - 53)