Bàn về lịch sử và vai trò quần chúng trong lịch sử.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại đề trong tiểu thuyết ''những người khốn khổ của v huy gô (Trang 53 - 56)

Khi bàn về lịch sử, tác giả quan tâm nhiều đến sự vận động của nó. Ông coi vận động của lịch sử là sự xuất hiện và biến mất của chủ nghĩa, học thuyết và dục vọng: "những tầng lớp xã hội, những nền móng văn minh, cái khối chắc nịch những quyền lợi chồng lên nhau và gắn bó với nhau, những nét truyền thống của cấu trúc dân tộc, tất cả đều hiện ra rồi lặn mất giữa mây mù

của cái chủ nghĩa, học thuyết và dục vọng. Ngời ta gọi những hiện tợng đó là đối kháng, là vận động" (25). Sự vận động của lịch sử là một quá trình liên tục, không ngừng và luôn có những đột biến, bớc ngoặt. Trong quá trình vận động của lịch sử, quần chúng nhân dân đóng vai trò quan trọng có thể nói là đóng vai trò quyết định. Quan niệm này đợc tác giả trình bày rất rõ trong các ngoại đề: "Oateclô", "Mấy trang sử" ...

Trong ngoại đề viết về trận đánh lịch sử Oateclô của hai thiên tài quân sự Napôlêông và Oenlintơn, Huygô nói về vai trò của quần chúng. Trong trận đánh này thiên tài nghệ thuật chiến tranh Napôlêông đã bị Oenlintơn đánh bại. Theo Huygô, chiến thắng không thuộc về Oenlintơn mà thuộc về dân tộc Anh, quân đội Anh, Huygô viết :"trong trận Oateclô đáng khâm phục là nớc Anh, lòng cơng nghị Anh, chí kiên quyết Anh, dòng máu Anh, cái rực rỡ nhất ở đây nói hơi thất lễ là bản thân nớc Anh" (26). Những con ngời làm nên chiến thắng, những con nguời làm nên sự vĩ đại không nằm ở ngời chỉ huy mà nằm ở chính những con ngời bình thờng, những con ngời tiềm ẩn sức mạnh tơng lai. Vì vậy mà "ở đài kỉ niệm Oateclô giá ngời ta xây dựng tợng một dân tộc chứ đờng xây dựng một ngời thì đúng hơn".

Chúng ta thấy khi bàn về lịch sử, mặc dù quần chúng nhân dân lao động không đợc Huygô phác hoạ một cách rõ nét mà chỉ bằng những phác thảo nh- ng hình dáng của họ vẫn hiện lên sinh động. Vận mệnh của một dân tộc không nằm trong tay một ông vua, một vị chỉ huy dù đó là ông vua tốt, một vị chỉ huy tài năng. Quần chúng nhân dân quyết định vận mệnh của lịch sử. Napôlêông thất bại là do những chiến sĩ dũng cảm và do quân đội Anh. Sự trở về hay sự ra đi của một ông vua phụ thuộc vào ý chí của nhân dân. Cũng bàn tay ấy có thể cất nhắc một ngời lên làm và cũng có thể hạ bệ một vị vua nào đó xuống. ở trong "Mấy trang sử" tác giả đã viện dẫn chi tiết lịch sử sự trở về

của dòng họ Buốcbông để minh hoạ cho điều tác giả muốn nói. Buốcbông trở về, lên ngôi vua là theo ý của dân chúng: "chính họ cũng đợc ngời ra dọn đến nh bị ngời ta dọn đi. Họ không biết rằng họ cũng ở trong chính bàn tay đã cất Napôlêông đi"(27). "Họ tởng họ là gốc rễ bởi vì họ là quá khứ. Họ lầm. Họ là bộ phận của quá khứ, còn tất cả quá khứ là của nớc Pháp. Gốc rễ của xã hội Pháp không nằm ở dòng họ Buốcbông mà ở dân tộc. Chùm rễ hèn mọn đầy sức sống đó không tạo nên đặc quyền cho một dòng họ, nó tạo nên lịch sử dân tộc. Nó ở khắp nơi nhng không ở dới ngai vàng" (27). Đất nớc có biến cố, ai ra tay và đủ sức đa nó về trật tự vốn có ? Điều này không ai làm đợc ngoài nhân dân. Bởi vậy cho nên nhân dân thật đáng khâm phục. Nhân dân thừa "sức mạnh" để có thể "bê vị vua già Saclơ X dới chiếc tàn đã che Lui XIV và nhẹ nhàng đặt ngài xuống đất" (27).

Cuộc khởi nghĩa ngày 5-6-1832 thất bại là do đâu? Vì nhân dân cha thực sự ủng hộ, cha thực sự đi theo cách mạng. Mọi cánh cửa nhà ngời dân còn đóng kín với các chiến sĩ cách mạng thì sức mạnh của cách mạng cha đủ lớn để giành chiến thắng, cho nên thất bại là một điều tất yếu. Điều này lại thêm một lần nữa khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với sự vận động của lịch sử, của cách mạng.

Trong cuốn "Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phơng Tây thế kỉ XIX" ( Đặng Thị Hạnh - Lê Hồng Sâm, NXB ĐH&THCN Hà nội -1985 tr ) đã có nhận xét sâu sắc rằng: "nhìn cả trên bình diện nội dung và nghệ thuật, thành tựu cơ bản của Huygô trong tác phẩm tiểu thuyết lớn nhất của mình là nhận thức và thể hiện đợc quan điểm coi "nhân dân là động lực của tiến bộ xã hội". "Những ngời khốn khổ" hơn bất cứ tiểu thuyết nào của trào lu lãng mạn đã biểu hiện đợc hình tợng dân chúng, "dân chúng đau khổ vì nghèo đói, kiếm ăn bằng mồ hôi nớc mắt của chính mình" và không những thế còn "cầm

trong tay vũ khí mở đờng đi tới tơng lai trên các chiến luỹ". Và "mặc dầu không nhận thức ra và sẽ không bao giờ hoàn toàn nhận thức đợc sâu sắc vấn đề đấu tranh giai cấp trong "bản anh hùng ca lãng mạn" lớn nhất của mình, Huygô cũng đã phản ánh trên bình diện lịch sử, một phơng diện khách quan của tiến trình của nhân loại, đó là sự phát triển của vai trò quần chúng trong lịch sử.

Một phần của tài liệu Vai trò của ngoại đề trong tiểu thuyết ''những người khốn khổ của v huy gô (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w