Lớp từ có nguồn gốc vay mợn

Một phần của tài liệu Từ địa phương trong thơ dân gian bình trị thiên (Trang 57 - 59)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.6. Lớp từ có nguồn gốc vay mợn

Do vị trí đặc biệt của lớp từ này ở trong phơng ngữ - đây là những từ có sự biến đổi ngữ âm, ngữ nghĩa nhngvì nó là những từ gốc Hán nên chúng tôi tách ra xét riêng. Đây là lớp từ đựơc tạo nên bằng cách sử dụng các yếu tố nguồn gốc vay mợn nhng có cách dùng khác với từ toàn dân. Qua khảo sát, chúng tôi thấy các từ là yếu tố gốc Hán đợc sử dụng nhiều trong thơ dân gian Bình Trị Thiên, chúng đợc dùng với vai trò độc lập, trong ngôn ngữ toàn dân lại đợc dùng hạn chế với t cách là yếu tố của từ, hoặc phơng ngữ dùng hình thức Hán Việt, toàn dân dùng dạng Hán Việt - Việt hóa.

Có thể kể các từ có nguồn gốc vay mợn đợc sử dụng trong thơ dân gian Bình Trị Thiên nh: ác (con quạ), lổ (trổ), mả (mồ), cận (gần). Một số câu sử dụng các từ trên nh:

- Cùng đi một đàng kiệt Chừ phân biệt hai đàng

Cau bên em đã lổ, cau bên chàng lổ cha? Em ơi! cùng đi một đàng kiệt

Nay đã phân biệt hai nơng

Cau bên em lổ sớm thì cũng nhờ giống chàng ơm đem - Tàu vô nỏ thấy anh vô

Hay là ăn cận nằm kề ở mô

Những từ thuộc lớp từ này về nguồn gốc có thể là từ Hán cổ cũng có khi là từ Hán Việt hoặc cũng có thể là từ Hán Việt - Việt hoá khi vào tiếng Việt gặp phải từ đồng nghĩa nên một số yếu tố hoạt động tự do, nhng một số yếu tố bắt buộc phải hoạt động hạn chế trong một phạm vi nhất định có một số không còn hoạt động tự do trong ngôn ngữ toàn dân thì lui về hoạt động độc lập trong ph- ơng ngữ. Một số từ đợc tìm thấy trong thơ dân gian Bình Trị Thiên hoạt động tự do và tồn tại ở dạng ngữ âm là Hán cổ hay Hán Việt, Hán Việt - Việt hoá. Những từ này đợc ngời địa phơng quen dùng và dùng một cách rộng rãi nên chúng đi vào thơ thơ dân gian một cách rất tự nhiên có thể nó tồn tại trong cảm thức của ngời địa phơng là từ địa phơng chứ không phải là từ vay mợn nên khi xuất hiện trong thơ dân gian Bình Trị Thiên nó vẫn không làm nhạt đi tính chất khẩu ngữ.

Lớp từ có nguồn gốc vay mợn trong thơ dân gian Bình Trị Thiên có một số từ đợc giữ nguyên hình thức âm thanh nh cận /gần, lổ / trổ, mả / mồ nhng lại có một số từ có sự biến đổi ngữ âm từ Hán Việt sang Hán Việt Việt hoá nh:

Thừa la, nghĩa ngãi, nhất nhứt, nàng nờng, cụ cố, trọng

trợng.

Ví dụ:

Cây đa bến cũ còn la

Con đò đã khác năm xa kia rồi Thấy anh có ngãi em thơng

Ba quân thiên hạ phố phơng thiếu chi.

(Ca dao Bình Trị Thiên) Trở về không có nhứt xu

Lúa ngô khô sạch, bín bù cũng không.

Nh vậy, từ tất cả những điều đã trình bày ở trên cho chúng ta thấy rằng từ địa phơng trong thơ dân gian dân gian Bình Trị Thiên có nguồn gốc vô cùng phong phú và đa dạng trong các lớp từ. Điều này đã làm nên đặc trng, diện mạo, dáng vẻ riêng cho bức tranh từ địa phơng trong thơ dân gian Bình Trị Thiên. Thể hiện đợc những nét riêng biệt về văn hoá trong các phạm trù văn hoá xã hội, kinh tế chính trị và cách cảm, cách nghĩ của những con ngời sống trên dải đất miền Trung này.

Một phần của tài liệu Từ địa phương trong thơ dân gian bình trị thiên (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w