Vài nét về từ địa phơng trong thơ dân gian BìnhTrị Thiên

Một phần của tài liệu Từ địa phương trong thơ dân gian bình trị thiên (Trang 31 - 34)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Vài nét về từ địa phơng trong thơ dân gian BìnhTrị Thiên

Từ địa phơng là lời ăn, tiếng nói hằng ngày và rất quen thuộc của ngời dân địa phơng. Chính cái chất địa phơng này đã giúp cho chúng ta nhận ra giọng nói của từng vùng.

Thơ dân gian Bình Trị Thiên là một bộ phận của văn học dân gian Bình Trị Thiên và cũng nh các bộ phận khác nó là các sản phẩm truyền miệng của quần chúng nhân dân lao động trong đời sống hằng ngày. Ca dao, hò, vè là

những thể loại gần với lời ăn tiếng nói của ngời dân cả về trong cấu tạo ngôn ngữ nghệ thuật và trong chức năng thể hiện.

Từ địa phơng trong những sáng tác này đợc dùng khá phổ biến, tự nhiên và nhuần nhuyễn đó là những từ ngời dân Bình Trị Thiên vốn quen dùng để giao tiếp với nhau hằng ngày, những từ đó đi vào thơ dân gian một cách tự nhiên nh một ngôn ngữ văn hóa, đồng thời đem lại cho thơ dân gian Bình Trị Thiên một nét riêng biệt đậm đà màu sắc quê hơng.

Từ trớc đến nay, việc tìm hiểu từ địa phơng trong sáng tác văn học cũng đã đợc chú ý nhiều nhng các tác giả thờng nghiên cứu khảo sát từ địa phơng trong các sáng tác viết của những tác giả cá nhân cụ thể. Mà nh chúng ta đã biết, đã thấy việc dùng từ địa phơng vào trong các sáng tác văn học viết của các cá nhân là rất hạn chế vì đây là những sáng tác phục vụ rộng rãi cho tất cả các đối tợng nên việc dùng từ địa phơng là rất ít, có chăng cũng chỉ là điểm xuyến những chỗ cần nhấn mạnh sắc thái địa phơng cho nhân vật hoặc thể hiện tình cảm quê hơng gần gũi vì vậy dấu ấn phong cách tác giả khá rõ. Ví dụ nh Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho việc sử dụng từ địa phơng trong thơ nhng nói cho cùng việc sử dụng từ địa phơng đó cũng chỉ nhằm làm nổi bật tấm lòng, sự thơng nhớ của nhà thơ đối với quê hơng. Hay khi nhà thơ ở Huế thì việc dùng từ địa phơng trong thơ là dày đặc nhng khi không viết về Huế tác giả lại ít khi sử dụng từ địa phơng, điều đó là để phù hợp với đối tợng ngời đọc.

Thơ dân gian Bình Trị Thiên là những sáng tác của quần chúng lao động cho nên ngôn ngữ đợc dùng trong thơ dân gian, trong đó có từ địa phơng là tiếng nói chân chất hồn nhiên quen thuộc hằng ngày của ngời dân lao động

Từ địa phơng Bình Trị Thiên khi đi vào thơ dân gian đã mang đến cho những tác phẩm thơ dân gian đặc biệt là ca dao, hò, vè Bình Trị Thiên hơi thở mộc mạc, chân chất của cuộc sống. Những sáng tác thơ dân gian Bình Trị Thiên chính là đặc trng của một vùng đất Trung Bộ, bởi ngôn ngữ ở đây là tiếng nói của ngời dân lao động Bình Trị Thiên. Cũng qua đó cho chúng ta hiểu sâu sắc

hơn về những nét lịch sử, văn hóa, tâm hồn, tình cảm và cách ứng xử của những con ngời trên dải đất này. Nh lời của Giáo s Cao Xuân Hạo đã nói: “Giữa tiếng nói của một dân tộc và nền văn hóa của dân tộc ấy chắc chắn phải có một mối quan hệ nhất định”.

Chơng 2

Đặc điểm của từ địa phơng trong thơ dân gian Bình Trị Thiên

Nh mục đích đã trình bày, ở chơng này chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu và nêu lên những đặc điểm của từ địa phơng trong thơ dân gian Bình Trị Thiên trên một số phơng diện. Qua đó rút ra nét riêng biệt của từ địa phơng trong hoạt động sáng tạo thơ dân gian.

Từ địa phơng trong thơ dân gian Bình Trị Thiên, trớc hết đó là những từ địa phơng Bình Trị Thiên mang những đặc điểm chung của phơng ngữ Bắc Trung Bộ. Về mặt từ vựng, đó là những từ vừa có quan hệ gắn bó nội tại với ph- ơng ngữ Bắc Trung Bộ vừa có quan hệ gắn kết chặt chẽ với hệ thống từ vựng của ngôn ngữ toàn dân. Chúng ta có thể tiếp cận từ địa phơng trong thơ dân gian Bình Trị Thiên ở nhiều góc độ khác nhau nh ngữ nghĩa, góc độ định danh hay góc độ từ loại và tất nhiên phải đặt chúng trong mối quan hệ với ngôn ngữ toàn dân.

Trớc tiên, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu từ địa phơng trong thơ dân gian Bình Trị Thiên xét về mặt biểu hiện bên ngoài có tính chất định lợng.

Một phần của tài liệu Từ địa phương trong thơ dân gian bình trị thiên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w