Từ địa phơng trong thơ dân gian BìnhTrị Thiên xét về cấu tạo

Một phần của tài liệu Từ địa phương trong thơ dân gian bình trị thiên (Trang 36 - 39)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Từ địa phơng trong thơ dân gian BìnhTrị Thiên xét về cấu tạo

Từ các tác phẩm thơ dân gian Bình Trị Thiên chúng tôi khảo sát và thu thập đợc 698 từ địa phơng, phân chia từ theo cấu tạo sẽ có từ đơn tiết và từ đa tiết. Đi vào khảo sát thống kê và phân loại từ trong từng tác phẩm đó chúng ta sẽ có đợc tỷ lệ phân bố từ địa phơng giữa các tác phẩm so với vốn từ chung của tất cả các tác phẩm, số liệu và tỷ lệ đợc minh họa bằng bảng sau:

Bảng 2.2: Từ địa phơng trong các tác phẩm thơ dân gian Bình Trị Thiên xét về cấu tạo

Từ và tỷ lệ Từ đơn tiết Từ đa tiết Tổng

Số lợng Tỷ lệ Số lợng Tỷ lệ Số lợng Tỷ lệ

Ca dao 180 76,9 54 23,1 234 33,5

Hò 65 53,3 57 46,7 122 17,5

Vè 176 51,5 166 48,5 342 49,0

Qua khảo sát, chúng tôi thấy:

Ca dao Bình Trị Thiên có 42.326 âm tiết chung, số từ địa phơng xác định đợc là 234, trung bình 180,9 âm tiết có 1 từ địa phơng xuất hiện.

Hò Bình Trị Thiên có 31.608 âm tiết chung, số từ địa phơng xác định đợc là 122, trung bình 259,1 âm tiết có 1 từ địa phơng xuất hiện.

Vè Bình Trị Thiên có 51.560 âm tiết chung, số từ địa phơng xác định đợc là 342 từ địa phơng, trung bình 150,8 âm tiết có 1 từ địa phơng xuất hiện.

Nh vậy, ba tác phẩm có 125.495 âm tiết xuất hiện với 698 từ địa phơng, trung bình 179,8 âm tiết thì có 1 từ địa phơng xuất hiện, số liệu thống kê này đ- ợc minh họa bằng bảng sau:

Bảng 2.3: Tỷ lệ phân bố của từ địa phơng trong các tác phẩm thơ dân gian Bình Trị Thiên

Tác phẩm Từ địa phơng Âm tiết

tác phẩm

Tỷ lệ từ địa phơng/ âm tiết chung

Ca dao 234 42.326 1/180,9

Hò 122 31.608 1/259,1

Vè 342 51.560 1/150,8

Tơng tự ta cũng có thể thống kê đợc tỷ lệ tần số xuất hiện của từ địa ph- ơng trong các tác phẩm thơ dân gian của Bình Trị Thiên thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Tỷ lệ tần số từ địa phơng trong các tác phẩm

Tác phẩm Tổng số lần âm tiết tác phẩm Tổng số lần từ địa phơng Tỷ lệ tần số từ địa ph- ơng/ âm tiết chung

Ca dao 42.326 789 1/53,6

Hò 31.608 583 1/54,2

Vè 51.560 814 1/63,3

Từ những số liệu đã thống kê ở trên chúng tôi đi đến một vài nhận xét chung về từ địa phơng trong thơ dân gian Bình Trị Thiên nh sau:

Xét về cấu tạo, từ địa phơng đợc dùng trong thơ dân gian Bình Trị Thiên có cả từ đơn tiết và từ đa tiết, tuy nhiên từ đơn tiết đợc sử dụng nhiều hơn trên 60% so với từ đa tiết. Điều này có thể xuất phát từ sự lựa chọn của chủ thể và vai trò đặc điểm của từ đơn tiết. Nh chúng ta đã biết thơ dân gian nói riêng và văn học dân gian nói chung là lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động rất mộc mạc và gần gũi, ít bóng bẩy và trừu tợng. Chính vì vậy, lựa chọn từ đơn tiết để sử dụng trong thơ dân gian là rất phù hợp. Trong tiếng Việt từ đơn tiết có đặc điểm: nghĩa rất cụ thể, dễ hiểu, là lớp từ cơ bản có nội dung phản ánh những sự vật hiện tợng, tính chất, hoạt động thiết yếu nhất trong đời sống tự nhiên và xã hội đó là lớp từ rất quen thuộc đối với tất cả mọi ngời.

Trong thơ dân gian Bình Trị Thiên lớp từ đơn tiết không chỉ đợc sử dụng nhiều hơn từ đa tiết mà tần số xuất hiện cũng cao. Chúng ta có thể thống kê một số từ xuất hiện cao để thấy đợc điều đó.

(chị, 10 lần), bây (chúng mày, 19 lần), chộ (thấy, 23 lần), chừ (giờ, 27 lần), coi (xem, 19 lần), côi (trên, 19 lần), đàng (đờng, 31 lần), bây chừ (bây giờ, 12 lần), (đâu, nào, 121 lần), mạ (mẹ, 13 lần), mần (làm, 35 lần), mệ (bà, 26 lần), mụ (bà, 25 lần), mụ gia (bà gia, 10 lần), (nào, 35 lần), nỏ (chẳng, không, 73 lần), nay chừ (bây giờ, 25 lần), ngó (nhìn, 43 lần), ni (này, 52 lần), O

(cô, em, 29 lần), rày (nay, 21 lần), rứa (vậy, 31 lần), thiệt (thật, 32 lần), tui (tôi, 49 lần), (vào, 75 lần), răng chừ (bao giờ, lúc nào, 19 lần), răng (sao, 41 lần),

Trong 28 từ có tần số xuất hiện cao mà chúng tôi đã thống kê trên thì có 4 từ đa tiết còn lại là từ đơn tiết. Việc sử dụng từ đơn tiết nhiều hơn từ đa tiết trong vốn từ địa phơng của thơ dân gian Bình Trị Thiên ngoài lý do đặc điểm

của từ đơn tiết còn xuất phát từ đặc trng của thể loại. Nh đã nói ca dao, hò, vè Bình Trị Thiên thờng đợc làm bằng thơ, văn vần với các thể nh lục bát, song thất lục bát, thơ năm chữ với số chữ đợc hạn định. Ngoài việc thể hiện nội dung còn phải đảm bảo yêu cầu về nghệ thuật nh hiệp vần, ngắt nhịp sao cho nhịp nhàng dễ nhớ nên sử dụng từ đơn tiết phù hợp hơn từ đa tiết vì vậy từ đơn tiết đ- ợc các tác giả dân gian lựa chọn là một điều dễ hiểu.

Về từ đa tiết, qua khảo sát chúng tôi thấy số lợng từ ghép chiếm 80,8% so với từ láy. Nhìn trên đại thể từ vựng phơng ngữ Bình Trị Thiên các loại từ cũng có cấu tạo theo nguyên tắc chung vốn có trong tiếng Việt. Các từ phức ph- ơng ngữ cũng đợc cấu tạo theo nguyên tắc láy và ghép; Tuy nhiên khi đi sâu vào một số vấn đề cụ thể chung tôi thấy từ láy phơng ngữ Bình Trị Thiên có nét riêng về biểu hiện. Điều nổi bật ở bộ phận từ láy đáng chú ý là phần lớn chúng đợc dùng để gọi tên các loại động vật thực vật trong khi đó ngôn ngữ toàn dân và phơng ngữ khác thờng dùng từ ghép hoặc từ đơn. Ta có thể so sánh sự tơng ứng giữa từ địa phơng trong thơ dân gian Bình Trị Thiên với ngôn ngữ toàn dân để thấy đợc điều đó: Còng còng - Dã tràng, Ve ve - Ve sầu, Vọ vọ - Con ghẹ, Cu cu - Chim cu , Sầu đâu - Cây xoan.

Qua số liệu thống kê chúng tôi thấy do quy mô của từng tác phẩm khác nhau nên tỷ lệ phân bố từ địa phơng cũng khác nhau nhng nhìn chung đều rất phong phú. Từ địa phơng tham gia phản ánh tất cả các nội dung, lĩnh vực khác nhau từ hiện tợng thiên nhiên đến đời sống vật chất, tinh thần của con ngời.

Một phần của tài liệu Từ địa phương trong thơ dân gian bình trị thiên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w