Trong phong trào Yên Thế

Một phần của tài liệu Đóng góp của trí thức nho học quỳnh lưu (nghệ an) đối với lịch sử dân tộc (1802 1919) (Trang 100 - 129)

Phong trào nông dân Yên Thế là phong trào đấu tranh vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX sang mời năm đầu của thế kỷ XX. Tình hình suy sụp của nông nghiệp Việt Nam dới thời Nguyễn làm cho nông dân nhiều vùng đồng bằng miền Bắc buộc phải bỏ làng mạc đi nơi khác kiếm sống, trong đó có một số ngời đã lên Yên Thế. Từ giữa thế kỷ XIX, họ bắt đầu lập ra một số làng mạc và tổ chức làm ăn, chống lại các thế lực đe doạ từ bên ngoài tới.

Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ra Bắc Kỳ, Yên Thế trở thành đối tợng bình định đầu tiên của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã nổi dậy chống Pháp, phong trào bắt đầu bùng nổ từ năm 1884 và kéo dài mãi đến năm 1913.

Phơng thức tác chiến của nghĩa quân là đánh du kích, lấy ít địch nhiều. Nghĩa quân thờng đánh những trận nhỏ, dựa vào địa hình hiểm trở và công sự dã chiến để đánh gần, đánh nhanh rồi rút lui nhanh. Lãnh đạo phong trào đa số là nông dân, ngời có công và đóng vai trò to lớn hơn cả là Lơng Văn Nắm (Đề Nắm) và tiếp đó là Hoàng Hoa Thám (Đề Thám).

Nhờ chiến thuật đánh du kích mà nghĩa quân Yên Thế có thể duy trì đợc cuộc chiến đấu trong gần 30 năm.

Quỳnh Lu là nơi luôn luôn sôi động và nóng bỏng hởng ứng những phong trào đấu tranh trong cả nớc, sau những thất bại của phong trào cần vơng, các trí thức nho học Quỳnh Lu số đông là ở Quỳnh Đôi đã tìm đến với nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám. ở núi rừng Yên Thế nhiều ngời nh Hồ Sỹ Quý, Hồ Trọng Chuyên là những tớng đáng tin cậy của Hoàng Hoa Thám, họ có công lao to lớn trong lãnh đạo các cuộc đấu tranh của phong trào. Khi phong trào Đề Thám bị tan rã, các ông Hồ Sỹ Quý, Hồ Trọng Chiên, Nguyễn Năng Hoan, Hồ Sỹ Bạt, Hồ Sỹ Mân... bị bắt. Hồ Sỹ Quý bị Pháp xử bắn ở Quỳnh Hậu.

Nh vậy với những đóng góp to lớn của mình, trí thức nho học Quỳnh Lu đã góp phần quan trọng trong phong trào cách mạng.

Với ảnh hởng của truyền thống yêu nớc từ xa để lại, với những đóng góp to lớn của trí thức nho học Quỳnh Lu đã tạo nên một phong trào đấu tranh rộng khắp trong cả huyện và đã để lại cho thế hệ sau những bài học quý giá, tạo điều kiện cho sự phát triển của trí thức trong giai đoạn sau, mà tiêu biểu hai tấm g- ơng cách mạng của huyện nhà, mặc dù 2 ông không phải là trí thức Nho học nhng chính truyền thống gia đình, dòng họ, quê hơng làng xóm đã sớm tạo cho họ có tinh thần cách mạng và cũng thông qua đóng góp của bà Trần Thị Trâm, ông Hồ Học Lãm …ta lại thấy nổi lên vai trò của trí thức ở Quỳnh Lu:

1. Hồ Tùng Mậu (1896 1951)

Hồ Tùng Mậu là con trai đầu của Hồ Bá Kiện, cháu đích tôn của Hồ Bá Ôn. Ông sinh ngày 15-6-1896 tại làng Quỳnh Đôi, tên khai sinh là Hồ Bá Cự, những năm tháng hoạt động, để tránh sự theo dõi của địch, ông đã từng mang tên Hồ Mộng Tống, Hồ Quốc Đống, Mộc Công, Lơng Tử Anh, Phan Tái,... Cái tên Hồ Tùng Mậu có từ khi ông xuất dơng sang Xiêm và Trung Quốc, trở thành tên chính thức cho đến ngày nay.

Sinh ra trong một gia đình yêu nớc lại gặp cảnh nớc mất nhà tan, và đợc giáo dục trong môi trờng gia đình và học đờng toàn liên quan đến việc nớc việc dân, nên Hồ Tùng Mậu sớm tiếp thu truyền thống quật cờng chống giặc giữ nớc của dân tộc và quê hơng.

Ông đã học chữ Hán, đọc “tân th” rồi học chữ quốc ngữ, chữ Pháp. Năm 19 tuổi thì cha là Hồ Bá Kiện “nổi loạn” phá ngục Lao Bảo, bị quân Pháp vây đánh và hy sinh tại trận. Cảnh nhà khó khăn, ông phải lên Thanh Chơng và Đô Lơng tìm nơi dạy học để kiếm sống. Tại đây, ông đợc ông Ngô Quảng giác ngộ thêm về chí hớng cứu nớc. Năm 1920, đợc thím là bà Trần Thị Trâm giới thiệu với cụ Đăng Thúc Hứa, ông cùng Lê Văn Phan (tức Lê Hồng Sơn) và Ngô Chính Học (con Ngô Quảng) xuất dơng sang Xiêm. ở Phì Chịt đợc 3 tháng, cụ

Đặng Thúc Hứa bố trí cho Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn sang Trung Quốc gặp Phan Bội Châu và Hồ Học Lãm.

Lúc này cuộc sống của những ngời cách mạng Việt Nam tại Trung Quốc đang gặp khó khăn, Hồ Tùng Mậu phải lao động để kiếm sống, sau đó xin vào học trờng quân sự Quảng Đông. Cha đợc bao lâu, bọn quân phiệt nổi loạn, trờng này bị giải tán, ông phải quay về Hàng Châu nhờ chú là Hồ Học Lãm xin cho vào học trờng trung học An Sinh.

Thấy đờng lối cứu nớc của Phan Bội Châu đang gặp bế tắc, ông cùng Lê Hồng Sơn, và một số đồng chí khác lập ra nhóm “Tâm Tâm Xã”.

Tháng 3-1924 theo yêu cầu của Phan Bội Châu, Hồ Tùng Mậu về nớc với cái tên là Phan Tái để vận động một số thanh niên có tâm huyết sẵn sàng xuất dơng cứu nớc. Về Nghệ An đợc 3 tháng thì ngày 19-6-1924 tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện để mu sát toàn quyền Méc-lanh nổ vang. Việc không thành, Phạm Hồng Thái hy sinh. Đợc tin này Hồ Tùng Mậu vội vàng sang Quảng Châu.

Tháng 11-1924, Nguyễn ái Quốc từ Liên Xô tới Trung Quốc với cái tên là Vơng Đạt Nhân, thờng gọi là đồng chí Vơng. Ngời tìm gặp các nhân vật chủ yếu trong Tâm Tâm Xã: Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong...

Ngày 11-5-1925, Phan Bội Châu bị mật thám bắt cóc ở Thợng Hải và đa về nớc để kết án. Hồ Tùng Mậu đợc “á Đông nhợc tiểu dân tộc liên hiệp hội” một tổ chức do Nguyễn ái Quốc mới lập ra mà Hồ Tùng Mậu đợc cử làm uỷ viên của chi hội Việt Nam, viết bài truyền cáo vạch mặt thực dân Pháp.

Tháng 6-1925, đồng chí Vơng họp các đồng chí Tâm Tâm Xã bàn việc thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, Hồ Tùng Mậu là một trong 5 ngời trung kiên nhất đợc đồng chí Vơng chú ý bồi dỡng để lập ra Cộng sản đoàn.

Để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào trong nớc, năm 1926 đồng chí Vơng tổ chức các lớp huấn luyện “chính trị đặc biệt” ở Quảng Châu cho một số cán bộ trong nớc và Thái Lan sang học tập. Hồ Tùng Mậu là ngời phụ trách

chung vừa quản lý lớp học , vừa chăm lo nơi ăn ở, thuốc men,... cho học viên, hơn nữa ông còn cho xuất bản tờ tuần báo “Thanh niên”.

Để thuận lợi cho việc hoạt động cách mạng trên đất Trung Quốc, tháng 3-1926, Hồ Tùng Mậu gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc, làm việc tại Chiêu Đại Sở, là nơi liên lạc với những ngời cộng sản các nớc đang trú ngụ tại Quảng Châu.

Tháng 3-1926, đồng chí tham gia phái đoàn của Đảng cộng sản Trung Quốc sang công tác ở Băng Cốc, đồng thời bí mật gặp Đặng Thúc Hứa bàn việc xây dựng cơ sở Thanh niên cách mạng đồng chí hội trong việt kiều ở Thái Lan và chọn đa đồng chí Đặng Thái Thuyến, Vũ Tùng sang Quảng Châu.

Tháng 4-1927, phản bội chủ trơng “Quốc cộng hợp tác”, Tởng Giới Thạch thẳng tay đàn áp cách mạng Trung Quốc. Nhiều cán bộ của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Quảng Châu cũng bị bắt, trong đó có Hồ Tùng Mậu. Ngày 1-8-1927, khởi nghĩa Nam Xơng bùng nổ. Trớc áp lực đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và những ngời Việt Nam ở Trung Quốc, Tởng Giới Thạch phải thả những ngời cách mạng Việt Nam bị bắt. Ngày 12-12-1927, khởi nghĩa Quảng Châu bùng nổ, một số ngời cách mạng Việt Nam có tham gia nh Hồ Tùng Mậu, Phùng Chí Kiên, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Sơn... cuộc khởi nghĩa bị dìm trong máu lửa, những ngời cách mạng Việt Nam tham gia đều bị bắt. Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn tổ chức vợt ngục rồi di chuyển cơ quan tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đến Hơng Cảng.

Lúc này đồng chí Vơng đã qua Liên Xô đi Bỉ dự hội nghị chống chiến tranh đế quốc. Lợi dụng khi cách mạng Việt Nam gặp khó khăn, bọn phản cách mạng ngời Việt Nam ở Hoa Nam tìm cách lôi kéo Hồ Tùng Mậu về phía họ chống cộng sản. Nhng ông đã tỉnh táo, thẳng thắn bác bỏ. Tháng 8-1927, Hồ Tùng Mậu cùng hơn 40 ngời cách mạng Việt Nam bị bắt giam cho đến mùa thu năm 1929.

Trong thời gian ở tù, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội có sự phân liệt. Ra tù, ông gặp Lê Hồng Sơn bàn cách cứu vãn tình thế. Họ chủ trơng

liên hệ với các chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Trung Kỳ và Nam Kỳ, thành lập An nam cộng sản Đảng để có vị thế thơng lợng hợp nhất với Đông Dơng cộng sản Đảng. Việc hợp nhất không thành, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn quyết định phái ngời sang Xiêm gặp Nguyễn ái Quốc.

Đợc tin này, Nguyễn ái Quốc kịp thời trở lại Hơng Cảng, với danh nghĩa là đại biểu Quốc tế cộng sản, triệu tập hội nghị hợp nhất gồm đại biểu Đông D- ơng cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930. Sau đó tiếp nhận cả nhóm Đông Dơng cộng sản liên đoàn, gồm những đồng chí kiên trung của tổ chức Tân Việt vào Đảng cộng sản Việt Nam.

Có đợc một Đảng chân chính, khắc phục đợc tình trạng phân tán, phong trào đấu của quần chúng công nông dâng lên mạnh mẽ trong 2 năm 1930-1931 mà đỉnh cao là phong trào Xô - Viết Nghệ Tĩnh. Thời gian này Hồ Tùng Mậu, hoạt động bên cạnh đồng chí Nguyễn ái Quốc.

Tháng 6-1931, Nguyễn ái Quốc bị bọn thực dân Anh bắt ở Hơng Cảng, chúng dự định trao “tù nhân” cho thực dân Pháp. Phát hiện việc này Hồ Tùng Mậu cùng với Trơng Văn Lĩnh đã kịp thời liên hệ với cơ quan Quốc tế cộng sản đóng ở Hơng Cảng, nhờ Luật s Lôdơbai can thiệt và bào chữa cho Nguyễn ái Quốc khỏi nanh vuốt của thực dân Pháp, hòng đón bắt Nguyễn ái Quốc sau khi đợc toà án Anh trả lại tự do.

Những hoạt động của Hồ Tùng Mậu không thoát khỏi con mắt cú vọ của mật thám Anh. Ngày 30/6/1931, ông bị cảnh sát Anh ở Hơng Cảng bắt giam. Theo yêu cầu của thực dân Pháp, chính quyền Hơng Cảng chuyển ông sang Việt Nam. Bị giam ở khám lớn Sài Gòn rồi Hoả Lò Hà Nội, trong phiên toà ngày 6/12/1931 ở Vinh, ông bị đày đi Lao Bảo rồi nhà ngục Kon Tum, nhà tù Buôn Ma Thuột, cuối cùng là trại giam an trí Trà Khê.

Qua các nhà tù, chịu bao đọa đày cực khổ, Hồ Tùng Mậu luôn giữ vững khí tiết, tinh thần lạc quan cách mạng và lòng thơng yêu đồng chí. Tâm hồn cao

đẹp của ông biểu hiện sáng ngời trong bài thơ “Tin tởng” mà 2 câu kết là: “Anh hùng khôn luận nơi thành bại, thà chết còn hơn mất tự do”.

Khi ở nhà lao Vinh, ông đã có sáng kiến lập ra tờ “ báo miệng” đồng thời là tác giả chính của tiểu thuyết miệng “Giọt máu hồng” để đọc cho anh em tù cùng nghe, đặng động viên nhau giữ vững lòng trung kiên bất khuất của ngời cộng sản. Bị giam ở nhà lao Kom Tum, ông cùng một số đồng chí lập ra “Hội Tao Đàn” dùng hình thức bình thơ, sáng tác thơ để động viên nhau trong tù.

Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Hồ Tùng Mậu cùng bạn tù chính trị kịp thời nắm thời cơ mới, chủ động tìm cách thoát khỏi “căng an trí” tìm đ- ờng trở về quê hơng.

Sau 25 năm cách biệt, nay đờng hoàng gặp lại gia đình, xóm làng, nỗi vui mừng của Hồ Tùng Mậu và mọi thành viên trong gia đình, xóm làng không bút nào tả xiết.

ở nhà đợc ít lâu, nội các Trần Trọng Kim muốn mời nhà cách mạng lão thành Hồ Tùng Mậu cố vấn cho Chính phủ. Nhng ông đã khéo léo từ chối.

Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Tùng Mậu đợc cử là Giám đốc kiêm chính uỷ trờng quân chính Trung bộ. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Hồ Tùng Mậu đợc cử làm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu IV. Năm 1949, đồng chí đợc cử làm Trởng ban thanh tra chính phủ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, đồng chí đợc bầu vào Ban chấp hành Trung ơng Đảng lao động Việt Nam.

Ngày 23-7-1951, trên đờng đi vào Liên khu IV công tác, đồng chí Hồ Tùng Mậu đã hy sinh vì máy bay giặc Pháp bắn tại cầu Còng (Thanh Hoá). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài văn tỏ lòng thơng tiếc vô hạn: “Mất chú, đồng bào mất một ng- ời lãnh đạo tận tuỵ, Chính phủ mất một ngời anh em chí thiết. Mấy nguồn thơng tiếc cộng lại trong một lòng tôi... Tôi gạt nớc mắt thay mặt Chính phủ, nghiêng mình tr- ớc linh hồn chú và truy tặng Huân chơng Hồ Chí Minh để nêu cao công lao của chú đối với đồng bào, đối với Tổ Quốc”.

Hồ Tùng Mậu xứng đáng là một ngời cộng sản, một anh hùng, tận trung với nớc, tận hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

2. Nguyễn Đức Mậu (1905 - 1932)

Ông sinh năm 1905 tại làng Thanh Sơn (Kẻ Ngò) thuộc xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lu. Lên 9 tuổi mồ côi mẹ. Thân phụ là Nguyễn Đức Vĩnh chuyên làm nghề ơm tơ kéo sợi để nuôi sống gia đình. Cảnh sống vất vả, nhng ông cũng đợc bố cho theo học mấy năm chữ Hán rồi sau đó học trờng Pháp – Việt ở Quỳnh Lu. Trong số các thầy giáo của ông có thầy Trần Văn Đắc, quê Hà Tĩnh, là ngời thức thời, có t tởng tiến bộ đã hớng ông vào con đờng yêu nớc.

Là một học sinh hiểu biết, ông đã đợc thầy Đắc cho mợn đọc thêm các sách báo tiến bộ,ông thờng tìm hiểu hoạt động của các sĩ phu yêu nớc trớc đây. Năm 1927, ông tham gia Tân Việt cách mạng Đảng.

Trớc đó kỳ thi tiểu học năm 1926 ở Quỳnh Lu, Nguyễn Đức Mậu đỗ đầu, với mảnh bằng ấy lúc bấy giờ, ông có thể trở thành thầy ký, thầy thông. .. Đợc bạn là Nguyễn Hữu Giảng đồng tình, Nguyễn Đức Mậu mở lớp dạy t cho trẻ em trong vùng, ở cổng lớp anh cho dán một đôi câu đối.

Làng xa xây đắp nền tân học

Trờng mới vun trồng cụm thiếu niên

Thầy giáo Mậu luôn hớng học trò quan tâm đến những chuyện thời sự hấp dẫn nh tiếng bom Phạm Hồng Thái, phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu,... Ngoài việc dạy học, Nguyễn Đức Mậu còn tổ chức “Hội giảng báo”, “Hội khuyến giới hữu”... để tìm gặp và tập hợp những thanh niên tiến bộ trong vùng.

Tuy tuổi còn trẻ, nhng Nguyễn Đức Mậu đã biểu lộ chí khí trong những bài thơ hay câu đối khi sáng tác cùng bạn bè. Anh thờng đọc đôi câu đối:

Tử bất khả bi, khả bi giả tử phi vô bổ,

Sinh bất túc thán, khả thán giả ngã nh h sinh

Dịch nghĩa:

Sống không đáng than vãn, điều đáng than vãn là sống cũng bằng thừa.

Với quan niệm sống phải giúp ích cho đời nh vậy, Nguyễn Đức Mậu ngoài dạy học đã vào ga Si tìm hiểu hoạt động của cửa hàng “Hng nghiệp hội xã” của Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Diễn Châu, rồi lập ra hiệu buôn “Hơng nghiệp hội xã” ở Ngò, ông dán trớc cửa hiệu câu đối cổ động:

Lũ da vàng dính giải đồng tâm, nào giống, nào nòi, dắt díu sinh tồn trên cõi Việt.

Giọt máu đỏ dốc bầu công ích, này cày, này thợ, vững vàng kinh tế giữa

Một phần của tài liệu Đóng góp của trí thức nho học quỳnh lưu (nghệ an) đối với lịch sử dân tộc (1802 1919) (Trang 100 - 129)