Tại Nghệ An và Quỳnh Lu

Một phần của tài liệu Đóng góp của trí thức nho học quỳnh lưu (nghệ an) đối với lịch sử dân tộc (1802 1919) (Trang 75 - 80)

Trong lúc cuộc đấu tranh giữa sĩ phu yêu nớc và nhân dân với triều đình Huế nhu nhợc đang diễn ra quyết liệt thì năm 1873, thực dân Pháp nổ súng đánh Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, hành động tráo trở ngang ngợc của chúng càng tăng lòng căm phẫn trong nhân dân. Thấy khí thế của văn thân toàn quốc, nhất là văn thân bốn tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh- Bình hăng hái quyết chiến, vua Tự Đức xuống chiếu vừa phủ dụ, vừa hăm doạ: “... Trẫm thấy chữ hoà là quốc kế của ta đợc. Lấy lẽ mà nói, thực là đáng chiến, nhng lấy thế mà bàn, không bằng hãy hoà... Bàn hoà là ngời có công, bàn chiến là ngời có tội. Bọn văn thân các ngơi ở bốn tỉnh phần cho nghị hoà là sai, dám gây thêm việc rắc rối cho Nhà nớc...”

Văn thân bốn tỉnh đã đáp lại bằng những lý lẽ xác đáng, đập lại luận điệu chủ hoà, rồi thách thức “... Hiện nay quân đã khá hoàn bị, tớng đã khá đầy đủ, khí giới tinh xảo, gơm giáo sắc bén, quân lính cũng đồng lòng dốc sức hẹn lấy lại non sông... có thật là yên đâu!”.

Tự Đức đuối lý, nhng không tổ chức kháng chiến. Tại Nghệ Tĩnh, trớc áp lực của nhân dân, tổng đốc Tôn Thất Triệt phải họp văn thân, sĩ phu toàn vùng bàn kế hoạch chống Pháp. Trần Tấn (Thanh Chơng), Đặng Nh Mai (Nam Đàn), Trần Quang Cán tức đội Lựu (Hơng Sơn), Nguyễn Duy Điển (Thạch Hà)... những sĩ phu này chỉ đậu Tú tài nhng có t tởng không đội trời chung với giặc Pháp, đợc văn thân xứ Nghệ, nhất trí cử làm “bộ chỉ huy”.

Trần Tấn đợc tôn làm “An Nam đại lão tớng quân”. Ông về Võ Liệt mộ quân, tích trữ lơng thảo. Sau lễ tế cờ xuất quân tại rú Đài thôn Chi Nê (xã Thanh Chi) huyện Thanh Chơng, các anh hùng nghĩa sĩ xa gần nô nức kéo đến gia nhập nghĩa quân. Chỉ trong vòng 10 ngày lực lợng nghĩa quân đã lên tới vài nghìn ngời. Lực lợng này đợc biên chế thành đội ngũ chỉnh tề. Trần Tấn còn cho ngời đi về các phủ, huyện bắt liên lạc với các nhóm nghĩa binh ở các địa phơng, ở Quỳnh Lu có các nhóm sau:

Nhóm các ông Hồ Trọng Thiều, Hồ Thái Thào ở Phú Đa.

Nhóm các ông Ngô Kiến ở Ngọc Đoài, Trần Đức Triều ở Thuận Yên Nhóm các ông Trần Hữu Khuê ở Ngọc Lâm

Nhóm các ông Ngô Chế, Võ Đức An, Quyền Hiền ở Yên Đình. Nhóm các ông Hồ Sĩ Côn, Trơng Hữu Chí, Tú Vinh, Quản Cừu, Đội Trọng ở Đông Hồi và Hữu Lập (Quỳnh Lập).

Nhóm ông Nguyễn Xuân Quang và Hoàng Sĩ Liêm ở Quỳnh Đôi.

Với trách nhiệm của mình, các trí thức Nho học đã làm cuộc khởi nghĩa muốn cứu vận mệnh của đất nớc, nên làm cả hai nhiệm vụ:

Dập dìu súng bắn cờ xiêu,

Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây.

Nhng Tây cha vào Nghệ Tĩnh, nên các nghĩa quân “chống triều” là chủ yếu. Cuộc khởi nghĩa phát triển rất nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân đã chiếm đợc nhiều huyện, phủ. Tại Hà Tĩnh, sau khi làm chủ đợc một số huyện ở phía Nam, dới sự chỉ huy của Trần Quang Cán và Nguyễn Duy Điển thành Hà Tĩnh bị hạ. Tại Nghệ An, sau khi làm chủ đợc toàn nông thôn, bộ tham mu nghĩa quân chia quân chủ lực làm hai đội. Một đội do Trần Tấn chỉ huy đánh chiếm thành Vinh. Một đội do Đặng Nh Mai chỉ huy đánh chiếm các phủ, huyện phía Bắc, trong đó có phủ thành Diễn Châu. Cuối mùa xuân năm Giáp Tuất:

Là ngày tháng 3 Tú Mai kéo ra

Vây thành Phủ Diễn Kể truyền các huyện Hoả tốc lấy quân

Đạo đóng huyện Quỳnh Đạo lên Tam Lễ

Đạo đóng mặt bể Đạo đóng chân rừng

Quân kéo đầy đờng ....[33;134]

Chính lúc này các nhóm nghĩa binh ở Quỳnh Lu mới tập hợp dới ngọn cờ của Tú Mai. Họ “lập điếm, rào đờng, ngày đêm canh gác” vừa bảo vệ quê h- ơng, vừa phối hợp với quân chủ lực của Tú Mai truy quét những phần tử nấp dới các chức danh hành nghề truyền giáo, song âm mu làm tay sai cho giặc, nhất là bọn công giáo phản động. Phong trào chống Pháp này, nhân dân và cả sử sách gọi là “Bình tây sát tả” hay là “Sát tả yên hơng”.

Tại Quỳnh Lu, nghĩa quân đã đóng đồn tại các vị trí sau: Huyện lỵ Quỳnh Lu (Bàu Hậu), ngã ba Tuần (Tam Lễ) và Hoàng Mai. Phát huy ảnh hởng của cuộc khởi nghĩa ra phía Thanh Hoá nghĩa quân đã hạ một số đồn của quân triều đình ở nam Tĩnh Gia, Bắc Hoàng Mai là Niệm Thợng, Hà Niệm Trung và Hà Niệm Hạ.

Đội quân đóng ở Hoàng Mai do Hồ Sỹ Côn và Trơng Hữu Chít chỉ huy. Đội quân này không chỉ đối phó với quân triều mà còn phải đối phó với giặc biển. Để có thêm khí giới, Hồ Sĩ Côn đã mày mò nghiên cứu chế súng “trờng”, lúc đầu thất bại “Súng ông Côn, thử kêu bắn tịt” nhng cuối cùng rồi cũng thành công. Ông thiết lập một hệ thống phòng ngự dọc ven biển từ cửa Cờn trở ra đến nam Tĩnh Gia và trên đờng bộ ở những nơi hiểm yếu.

Đội quân đóng ở huyện lỵ chủ yếu là bảo vệ huyện đờng mới chiếm đợc và sẵn sàng trợ chiến cùng quân chủ lực đang vây thành phủ Diễn Châu. Chặn quân triều từ Phủ Quỳ kéo xuống làm nhiệm vụ của đạo nghĩa quân đóng ở Tam Lễ. Còn khi quân triều từ Thanh Hoá kéo vào hay từ miền biển tiến lên thì cả ba đội quân phải hiệp đồng bố trí tấn công và lập tức báo cho nghĩa quân Đặng Nh Mai biết.

Phong trào dâng lên ào ạt vào tháng 7-1874. Trớc sức tấn công của nghĩa quân, triều đình Huế bị động lúng túng, Thực dân Pháp trắng trợn tuyên bố:

“Nếu triều đình không dẹp xong đợc cuộc “nổi loạn” thì bắt buộc chúng sẽ cho quân đổ bộ lên Nghệ An để cứu con chiên”.[32;267]

Quân tỉnh đàn áp không đợc, Tự Đức cử Đô thống Hồ Oai dẫn 600 quân đến Nghệ An để hợp lực với 500 quân có sẵn ở Nghệ An, đè bẹp cuộc khởi nghĩa. Sau vài trận đánh nhau ở vùng Thanh Thuỷ, Diên Lãm (Nam Đàn), quân triều đình bị tổn thất nặng nề. Hồ Oai khiếp sợ phát ốm, phải cáo bệnh về triều xin chịu tội. Thấy quân khởi nghĩa đang phát triển thế lực vào Quảng Bình ra Thanh Hoá, Tự Đức liền dốc toàn lực tiêu diệt cuộc khởi nghĩa. Ngoài điều Tôn Thất Thuyết từ Sơn Tây về Thanh Hoá lấy thêm quân rồi tiến vào Nghệ An, giải vây cho thành phủ Diễn Châu và thành tỉnh Nghệ An, Tự Đức còn cử một số t- ớng nh Lê Bá Thận, Nguyễn Đình Khoa đem quân cấp tốc ra Hà Tĩnh, đồng thời cử Phạm Tiến Lâm đa hơn 1000 quân đóng giữ tuyến sông Gianh, rồi sai tỉnh thần Quảng Bình là Đỗ Đệ đa hơn 1000 quân lên bịt con đờng từ Hơng Khuê vào Nam. Cha hết, Tự Đức còn phái cả khâm sai Nguyễn Văn Tờng đem quân ra Nghệ An để phối hợp tiễu trừ.

Trớc sự tấn công ào ạt của quân triều đình, thành Hà Tĩnh không giữ đợc, Trần Quang Cán và Nguyễn Huy Điển rút quân lên Hơng Sơn, định trốn lên Cam Cớt (thuộc đất Lào) nhng bị chúng bắt. Trấn Tấn phải bãi bỏ kế hoạch bao vây đánh thành Nghệ An, đem quân lên Nam Đàn đóng đại đồn ở Thanh Thuỷ rồi Thanh Chơng, cuối cùng, phải bỏ chạy lên vùng Khăm Muộn (Lào)

Đặng Nh Mai, đang cho quân vây thành phủ Diễn Châu, đợc tin quân tiếp viện của quân triều do Tôn Thất Thuyết chỉ huy từ Thanh Hoá kéo vào, đã cho thêm một số quân ra đóng chốt ở huyện lỵ Quỳnh Lu và Hoàng Mai, huy động tập trung thêm các nhóm nghĩa binh Phú Đa, Ngò, Ngọc Lâm, Yên Đình, Quỳnh Đôi, Hữu Lập.... để tăng cờng lực lợng canh phòng sẵn sàng chiến đấu. Nhng khi quân Tôn Thất Thuyết kéo tới, nghĩa quân đóng chốt không giữ đợc,

quân triều thẳng tay chém giết nghĩa quân và đốt những nhà xung quanh nơi nghĩa quân đóng đồn.

Quân triều kéo đến Diễn Châu, sau một ngày xô xát đẫm máu, xác chết nằm ngổn ngang ở mé trong phủ lỵ Diễn Châu thuộc xã Diễn Thịnh và Diễn Lộc bây giờ. Chiều tối Đặng Nh Mai rút quân lên vùng Tam Lễ, hợp lực với đạo nghĩa quân ở ngã ba Tuần, xây dựng lại lực lợng, mở rộng một đợt tấn công vào Phủ Quỳ. Nhng sự cố gắng cuối cùng của cánh nghĩa quân này cũng không thu đợc kết quả. Sau đó, số quân còn lại phải rút về Thanh Chơng, ít lâu sau Đặng Nh Mai cũng bị bắt.

Phong trào thất bại, nghĩa quân tan rã, những làng ở Quỳnh Lu có ngời tham gia nghĩa quân hoặc tích cực hởng ứng cuộc khởi nghĩa bị đốt phá. Nhiều ngời bị bắt bớ chém giết. Hàng trăm mẫu ruộng công, hàng nghìn quan tiền phải góp lại để “đền bù” cho giáo dân. Đó là cha kể giặc Pháp đã lợi dụng một nhợc điểm của cuộc khởi nghĩa là khẩu hiệu “Sát tả” để khoét sâu mối bất hoà giữa lơng và giáo, gây nên bao cuộc trả thù đẫm máu ở Quỳnh Lu không những lúc đó mà mãi sau này.

Tuy thất bại, cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874) đã thể hiện lòng yêu nớc, sự phản kháng quyết liệt của nhân dân Nghệ Tĩnh, mà nòng cốt là các sĩ phu chân chính, trớc cuộc xâm lăng của thực dân Pháp và sự nhu nhợc của triều đình Huế, đồng thời khẳng định dứt khoát mục tiêu vừa chống xâm lợc, vừa chống phong kiến của nhân dân ta. Nhân dân Quỳnh Lu, mà đặc biệt là lực lợng trí thức Nho học đã góp phần xứng đáng vào những trang sử chống Pháp xâm lợc tại quê hơng mình.

Một phần của tài liệu Đóng góp của trí thức nho học quỳnh lưu (nghệ an) đối với lịch sử dân tộc (1802 1919) (Trang 75 - 80)