Ngày 27 tháng 6 năm 1858, Hạm đội của Rigault de Genouilly bắn phát đại bác đầu tiên vào cửa biển Đà Nẵng, báo hiệu nguy cơ đất nớc Việt Nam bị xâm phạm. Năm tháng sau, tiếng đại bác nổ vang trong Gia Định. Trớc kẻ thù dân tộc, triều đình Huế không nhất trí chủ trơng, kẻ chủ chiến ngời chủ hoà. Sau vài lần quân Pháp lấn tới, ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế phải ký hiệp ớc nhờng 3 tỉnh miền Đông là Gia Định, Định Tờng và Biên Hoà cho thực dân Pháp. Nhng triều đình thì muốn thơng lợng để chuộc lại 3 tỉnh miền Đông. Kết quả là 3 tỉnh miền Đông không chuộc đợc mà đến tháng 7 năm 1867, ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên cũng mất luôn.
Đứng trớc vận nớc, nhiều ngời Quỳnh Lu trong triều nh Hồ Sỹ Tuần (Quỳnh Đôi), Hồ Tự Cung (Quỳnh Lơng), Hồ Thái Tự, Hồ Sĩ Thuần (Quỳnh Bảng).... đã thể hiện thái độ tích cực của mình là phải chiến đấu để giữ gìn bờ cõi của đất nớc. Mà tiêu biểu có:
Văn Đức Khuê (1807-1864)Tự là Phú Mỹ, ngời làng Quỳnh Đôi, Năm Thiệu Trị năm thứ 4 (1844) ông đỗ Tiến sĩ, vì mẹ già yếu, ông xin về chăm nuôi phụng dỡng mẹ, năm 1848 ông đợc bổ làm Biên ty, lĩnh Quảng Bình Đốc học. Năm 1857, ông đợc triệu về làm Hình bộ viên ngoại lang. Sang năm sau đổi sang Hàn lâm viện thị độc lĩnh Quốc tử giám t nghiệp, rồi đợc thăng thị độc học sĩ, lĩnh chức Phó sứ đi Yên Kinh (Bắc Kinh). Khi đến Quảng Tây, vì có giặc, nghẽn đờng phải trở về. Năm 1861, ông đợc bổ làm Kinh kỳ đạo chởng ấn kiêm hạch Tôn nhân phủ sự vụ. Lúc này Nam kỳ sợ giặc Pháp đánh chiếm, ông chiêu mộ quân sĩ đi theo quân thứ Biên Hoà cùng với Hiệp tán Thân Văn Nhiếp, Nguyễn Túc Trng bàn việc quân, giữ chỗ hiểm đón đánh địch và luôn luôn ngăn đợc quân địch. Vua xuống chiếu khen ngợi khuyến khích và bổ vào lang trung Bộ binh, tham tán quân vụ. Nhng do sau đó giặc mạnh Biên Hoà không giữ đợc, ông bị phạt, bị lột chức cho đi Gia Định, ông cùng với Tuần phủ Đỗ Quang, lãnh binh Trơng Định, Bố chánh Đỗ Thúc Tĩnh, án sát Nguyễn Văn Nhã tập hợp quân nghĩa dũng để đánh Pháp. Với tài nghệ của mình,ông đợc đại thần Nguyễn Tri Phơng muốn tâu xin giữ ông ở lại theo giúp việc quân. Nhng ông từ chối, lén tìm đờng đi Gia Định cùng với Trơng Định và các quan tập hợp nghĩa binh, chuẩn bị súng ống, khí giới chờ khởi sự. Sau khi hoà nghị (5-6-1862) ký kết, triều đình rút ông về, bổ chức Hồng lô tự khanh lĩnh phủ sứ Phú Yên. Lúc này dân đang đói, ông tận tâm trù tính việc khẩn cấp, dân nhờ vậy mà qua cơn đói, mọi ngời nhớ ơn ông.
Năm 1863, ông đợc triệu về làm Biện lý Hình bộ sự vụ. Bấy giờ ở Hải Yên (Quảng Yên) giặc biển đang bành trớng, vua cho ông làm hộ ký Hải Yên Tuần phủ quan phòng.
Năm 1864, ông sang Hải Yên quân thứ tán lý coi đạo quân thuỷ, năm này ông cùng với Hiệp thống đại thần Trơng Quốc Dụng đánh giặc ở Quảng Yên. Quân giặc bốn mặt ùa đến. Quốc Dụng sai chia quân 3 đạo chống đánh. Phó lãnh binh Hồ Lý ở tiền đạo bị thua trớc giặc thừa thế xông lên, Trung quân Tr-
ơng Quốc Dụng bị giặc giết chết. Đức Khuê ở hậu đạo nói : “Đại thần đã chết, ta mặt mũi nào sống lấy một mình” rồi xô quân tới đánh mà chết. Việc tâu lên, vua truy tặng Bố chính sứ Quảng Yên, sai ban cấp hậu để tống táng một ngời con. Năm thứ 1877 với công lao của mình ông đợc liệt thờ vào Trung nghĩa từ.
Khi còn nhỏ ông mồ côi bố, thờ mẹ rất hiếu thảo, làm quan thì thanh liêm kiệm ớc. Ông thờng bảo con rằng: “Ta không phải không biết xây dựng sản nghiệp cho các ngơi, nhng đã không có đức để lại cho con cháu, thì cũng không muốn chứa của cải bất lơng để lại mối nguy cho các con về sau”. Ông vốn tên là Giai, sau đợc vua ban cho tên hiện nay.
Dơng Doãn Hài – Tự là Ng Doãn, ngời làng Quỳnh Đôi. Lúc trẻ thông minh, lanh lợi, Năm 1850 ông đỗ Hơng giải, đợc bổ làm Hàn lâm viện kiểm thảo. Khoảng đầu niên hiệu Tự Đức ông đợc bổ Tri huyện Bất Bạt (Hà Tây) rồi thăng Tri phủ Thăng Bình (Quảng Nam) hết lòng làm việc, đợc dân phủ ca tụng. Năm 1856, ông đi nhận Đốc học Bình Định, gặp lúc bấy giờ Nam Kỳ bị quân Pháp đánh chiếm, Tổng đốc Phạm Quỹ cử ông đi thơng nghị việc tỉnh, mộ học trò của mình lập làm nghĩa hiệu. Sau đó chuyển về Lang trung công bộ, quản đốc việc quân phòng thủ đồn Thừa Phúc, rồi đợc bổ Thị độc học sĩ, lĩnh án sát Thanh Hoá, cha bao lâu đổi đi Ninh Bình. Bấy giờ ở Nho Quan giặc cỏ nổi lên, ông hết sức dẹp yên, đợc thăng thụ án sát sứ quyền chởng ấn quan phòng tuần phủ, rồi lại đợc phong chân Hồng lô tự khanh lĩnh Bố chính sứ Thanh Hoá. Năm 1864, ông đợc triệu về làm hộ lý Vũ khố lang trung sung Tán Lý Hải An quân thứ.
Năm 1870, ở Ninh Thái có giặc, Tổng nhung đại thần Hoàng Tá Viêm dâng sớ xin cho ông theo quân thứ. Ông nhiều lần lập chiến công, đ- ợc quyền sung Tán tớng Tam tuyên quân thứ, đóng ở Quán T, liên tiếp phá đợc đồn giặc.
Năm 1873, Pháp tấn công Hà Nội,ông theo đại quân lập chiến công, đợc bổ Hàn lâm thị giảng tán lý quân vụ. Sau đó Hoàng Tá Viêm xin lu ông lại,
sung đồn điền Tân Hoá đạo, Dơng Doãn Hài chiêu mộ điền tốt, phát tranh mở rộng, tự mình dẫn đầu, thời gian mấy năm dần thành làng xóm. Gặp kỳ thuận lợi định cử xin cho ông sung vào sứ quán nhng Hoàng Tá Viêm tâu việc đồn điền cha xong, lại thôi.
Năm 1878, ông đợc cất lên chức Quang Lộc tự thiếu khanh sung Tán lý đạo (quân) Sơn Hng Tuyên. Ông bị ốm, mất ở trong quân. Dơng Doãn Hài tính cơng trực, làm quan có tiếng thanh liêm, kiệm ớc, con là Quế Phổ cũng đỗ Hơng nguyên.
Chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất ngày 21/11/1873, nhng thấy rằng cha thể cai trị đợc xứ này, ngày 5/3/1874, thực dân Pháp phải trả lại. Nhng vua Việt Nam phải thừa nhận quyền truyền đạo và theo đạo cho các giáo sĩ ngời Pháp và giáo dân, mở thông thơng các hải cảng Quy Nhơn, Hải Phòng, TP Hà Nội và sông Hồng Hà từ biển đến Vân Nam.... Nhng rồi thực dân Pháp vẫn lấn tới, ngày 28/4/1882, chúng nổ súng và chiếm thành Hà Nội lần thứ hai, sau đó nống ra, đánh chiếm các tỉnh ở Bắc Kỳ, trong đó có Nam Định.
Tỉnh Nam Định vào đời Tự Đức bao gồm cả tỉnh Thái Bình và phủ lý Nhân giáp liền tỉnh Hà Nội, cùng với địa bàn Nam Định ngày nay ôm trọn vùng hạ lu sông Hồng và sông Đáy. Đây là vựa thóc lớn của đất nớc. Dới con mắt của thực dân Pháp, Nam Định là một vị trí chiến lợc quan trọng hàng thứ hai ở Bắc Kỳ, sau Hà Nội. Báo cáo của Hăngri Rivie gửi súy phủ Sài Gòn đã ghi: “Chiếm đợc Hà Nội, Nam Định là chiếm đợc cả Bắc Kỳ”.
Đúng 8 giờ sáng ngày 17/3/1883 thực dân Pháp đa tối hậu th, các quan đầu tỉnh Nam Định lúc bấy giờ gồm Tổng đốc Vũ Trọng Bình, Bố chánh Đồng Sĩ Vịnh, án sát Hồ Bá Ôn và đề đốc Lê Văn Điếm đều quyết đánh để bảo vệ thành,giữ đất.
Hồ Bá Ôn (1842 – 1883) theo “Đại Nam liệt truyện” thì :“Hồ Bá Ôn tự là Cung Thúc, hiệu là Tùng Viên, ngời làng Quỳnh Đôi (nối dòng họ Hồ) đời
đời là một họ danh tiếng. Tổ là Trọng D đỗ hơng cống triều Lê; cha là Trọng Toàn, đỗ hơng tiến năm Minh Mạng thứ 9 (1828) làm quan đến án sát.
Bá Ôn là ngời khảng khái, lúc trẻ chăm học, có tiếng hay chữ. Đỗ ất khoa (phó bảng) kỳ thi Hội năm Tự Đức thứ 28 (1875) đợc bổ kiểm thảo sung nội các biên tu rồi lĩnh Tri huyện Hơng Thuỷ. Năm thứ 30 (1877) thăng Trớc tác lĩnh Nội các thừa chỉ, chuyển lên Thị độc. Năm thứ 34 (1881), lĩnh án sát sứ Nam Định.
Trớc Bá Ôn ở Nội các từng vì văn học đợc vua biết đến. Mùa xuân năm thứ 36 (1883) vua 55 tuổi, tập thỉnh an của Hồ Bá Ôn có câu rằng:
Thiên tăng giáp lịch, lục lục hoàn lai vãng chi xuân; Hải ký thiên trù, ngũ ngũ diễn sinh thành chi số. Dịch nghĩa:
Trời sinh tuổi thọ, sáu sáu quanh xuân đi xuân lại; Biển ghi thẻ tiên, năm năm dài còn số sinh thành
Đợc châu phê là câu mới mẻ và thởng cho một cấp. Tháng hai năm ấy, quân Pháp đã lấy Hà Thành, khi hoà ớc cha định, họ chạy tàu đến sông Vị Hoàng đánh úp thành Nam Định. Cửa Đông thành là nơi bị tấn công. Tổng đốc Võ Trọng Bình thơng uỷ cho Hồ Bá Ôn cùng đề đốc Lê Văn Điếm đem quân đến chống giữ. Rồi kịch chiến với họ (tức thực dân Pháp), Điếm bị chết tại trận. Bá Ôn bị thơng, nhng buộc vết thơng lại chống cự, lúc ấy, kinh lợc Nguyễn Chính đóng quân ở Đặng Xá, không chịu tiếp viện. Rồi Bá Ôn bị trúng đạn ngã ra đất. Thành vỡ.
Quân sĩ đỡ Bá Ôn ra nơi ở, có ngời khuyên cho lấy thuốc chữa thì Bá Ôn trả lời: “Đã không thể vì nớc nhà bảo vệ đợc thành trì, nay thành mất thì mất theo, còn cần gì nữa”. Việc tâu lên, vua chuẩn ban cho 30 lạng bạc về quê chữa thuốc. Mới đợc hơn một tháng trời thì Bá Ôn mất. Năm ấy mới 41 tuổi. Vua đợc tin nói: “Không tránh cái chết mà mất theo thành Hồ Bá Ôn hơn kẻ tránh cái chết xa lắm”. Rồi chuẩn cho đặc cách truy tặng Quang lộc tự khanh và chiếu
theo hàm mới tặng mà cấp tiền tuất, để khuyến khích những ngời khi lâm sự tiết tháo”.
Nhân dân Nam Định có bài ca dao khen ngợi các chiến sĩ trong trận chiến đấu bảo vệ thành Nam Định nh sau:
Thành Nam khói toả trống dồn, Lòng vàng phò tá sắt son chẳng dời Bốn bên ma đạn tơi bời,
Liều thân vì nớc giữa nơi chiến trờng” Còn đây là bài chế của vua Tự Đức:
“.... Nghĩ nh khanh, Hồ Bá Ôn, Hàn lâm thị độc, lĩnh chức án sát tỉnh Nam Định
Giống dòng xứ Nghệ, thế phiệt châu Hoan. Vờn Quỳnh thơm ngát, họ tên khoa ất từng ghi, Đức độ vang xa, chức việc đồ th đã chọn.
Khi thành Nam gặp cơn nguy biến, tìm ngời sắc bén ra tay; Lúc giặc Tây quở trách đa lời, lập thế binh đao chống chọi, Phận th sinh đứng lên dẹp giặc, lo toan giữ nớc nhà,
Cùng võ tớng xông xáo liều thân, dũng khí nức lòng đồng đội! Múa gơm dóng trống, luôn tay thúc động quân dân,
Đạn réo tên bay, giữa trận kinh hoàng rơi ngọc. Thuốc khôn chữa đợc mệnh, thua vẫn thơm danh! Ngời cùng mất với thành, ôm hận mà thác!
Tùng bách vững khí tiết, không theo mệnh lệnh của gió sơng, Triều đình ban lời khen, sởi ấm hồn thiêng nơi âm thế.
.... Lòng gang thép trăm lần tôi luyện, rọi sáng từ đây;
Trang sử xanh nghìn thuở còn ghi, lu thơm mãi mãi![32;273].