Chiến lợc đổi mới chơng trình đào tạo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền giáo dục cộng hoà singapore giai đoạn 1965 2005 (Trang 43 - 46)

NgànhTrong những năm qua, nền giáo dục Singapore thờng xuyên đợc đổi mới và cải cách. Vào những năm 1970, mục tiêu chính của giáo dục là đào tạo lao dộng đơn giản cho xã hội đang khan hiếm công nhân. Sang những năm 80, giáo dục vẫn đi theo hớng này nhng do đòi hỏi của nền kinh tế, giáo dục phải đào tạo lao động có kỹ thuật cao. Đến giữa những năm 90, cùng với những thành tựu về toán học và các bộ môn khoa học khác, ngời Singapore đã nghĩ đến phơng thức giáo dục mới.

Ngành giáo dục Singapore đã cho thử nghiệm một chơng trình cải cách trong các trờng quốc lập nhằm kích thích t duy của học sinh trớc những con số và những sự kiện lịch sử. Chơng trình này do Bộ giáo dục cung cấp giáo viên và tài liệu giảng dạy. Bộ Giáo dục Singapore đã chỉ rõ: “Kiểu kinh tế mà con ngời tạo lập cho thế kỷ XXI là một nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức và t duy, do đó hệ thống giáo dục phải đợc chuẩn bị trớc để bớc vào thế kỷ mới”.

“Công thức đơn thuần” 6-4-2 (6 lớp tiểu học, 4 lớp trung học và 2 năm học tiền đại học) bị bãi bỏ bởi nó có những hạn chế nh: đòi hỏi tất cả trẻ con phải theo cùng một chơng trình, cùng thời gian học và cùng chế độ thi cử, thay

vào đó là một hệ thống giáo dục mới linh hoạt hơn, thực tế hơn và tạo ra mọi lựa chọn phù hợp với từng khả năng của học sinh.

Hệ thống giáo dục mới khắc phục những hạn chế của hệ thống cũ, giảm thiểu nhiều kết quả tiêu cực. Hệ thống này phân loại học sinh theo năng lực, thực tế là xếp học sinh theo lớp riêng tùy vào khả năng của từng em. Việc xếp lớp đợc tiến hành từ lớp 3 hay lớp 4 tiểu học. Hệ thống mới cũng nhận thức rằng học sinh không đủ năng lực học văn hoá vẫn có thể thành công trong học nghề, nên tạo điều kiện cho Uỷ ban Đào tạo Công nghệ và Hớng nghiệp (VITB), các trờng kỹ thuật, cùng các tổ chức dạy nghề khác phát huy vai trò hoạt động chuyên môn của mình.

Hệ thống giáo dục mới áp dụng chơng trình song ngữ nhấn mạnh trọng tâm vào tiếng Anh. Theo đó, học sinh từ lớp 1 -> 3 tiểu học học các môn ngôn ngữ và toán. Trong suốt 140 năm Singapore là thuộc địa của Anh (1919 - 1959), tiếng Anh ở Singapore đợc biết nh môt ngôn ngữ của kẻ cai trị. Nhng sau ngày độc lập, tiếng Anh nh một ngôn ngữ của những nhà lãnh đạo, có sức mạnh và uy tín. Tiếng Anh mang lại cơ hội và việc làm, đạt đợc những thành tựu quan trọng và vị trí cao trong hệ thống giáo dục, đặc biệt là trong nền giáo dục cao.

Ban đầu tiếng Anh đợc dạy trong các trờng thuộc địa, nhiều học giả đã đợc gửi đi đào tạo tiếng Anh ở Anh, Mỹ, úc, để đào tạo nh các giáo viên của Anh. Đối với sinh viên trong các trờng đại học tiếng Anh đợc đánh giá dựa trên tiêu chuẩn kỳ thi kiểm tra tiếng Anh nh một ngôn ngữ nớc ngoài (TOEFL - Test of English as a Foreign Language). Năm 1975, trờng Đại học Nanyang bắt đầu sử dụng tiếng Anh nh một ngôn ngữ chính trong học tập và giảng dạy.

Trong những năm gần đây đã có những nhận thức về sự thay đổi của tiếng Anh, nhng chỉ trong một số nớc có cố gắng dạy tiếng Anh nh một ngôn ngữ chính, nghĩa là tiếng Anh đợc dạy từ bậc tiểu học. Singapore xác định vai trò chủ đạo của tiếng Anh vì nó là sự cần thiết để duy trì sự cân bằng về dân tộc và ngôn ngữ, thêm nữa là vấn đề kinh tế. Chính phủ Singapore nhận thấy phải

thâm nhập đợc vào thị trờng khắt khe của thế giới, đồng thời thu hút đầu t, tiếp xúc với công nghệ thông tin bằng tiếng Anh. Chính sách ngôn ngữ đợc chính phủ triển khai trong trờng học cho thấy sự tăng trởng về tình hình sử dụng tiếng Anh ở Singapore.

Bảng 2.1 Bảng biểu thị tỉ lệ ngời biết viết và đọc các ngôn ngữ chính ở Singapore: (tính theo tỉ lệ % dân số)

Ngôn ngữ 1970 1980 1990 Tiếng Anh 46,7 56,0 65,0 Tiếng Trung 49,4 59,6 61,5 Tiếng Malay 6,6 16,0 Tiếng Tamil 3,3 3,4 [68, tr.65] Hiện nay, tiếng Anh của Singapore nằm trong hệ thống “New English” (tiếng Anh mới) của thế giới, chỉ đứng sau tiếng Anh “mẹ đẻ” của Anh, Mỹ, Canada, úc... Chính sách ngôn ngữ và “chiến dịch nói ngôn ngữ phổ thông” (1979), cũng nh việc đẩy mạnh học tiếng Anh của Chính phủ Singapore đã tác động và ảnh hởng đến nhiều mặt đời sống và xã hội, đã đa nền văn hóa Singapore hòa nhập nền văn hoá phơng Tây. Hơn nữa, chính sách giáo dục song ngữ cũng đã đa giáo dục vào một hệ thống duy nhất, phổ biến toàn quốc, theo đó học sinh học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, ngôn ngữ thứ hai là tiếng mẹ đẻ, chấm dứt tình trạng hệ thống giáo dục song song từ thời thuộc Anh.

- Học sinh giỏi có thể học 2 ngôn ngữ chính, có thể thêm một ngôn ngữ thứ ba.

- Học sinh trung bình và trên trung bình học một ngôn ngữ chính và một ngôn ngữ phụ

- Học sinh không đủ khả năng học hai ngôn ngữ thì tốt nhất là học một ngôn ngữ, thay vì học cả hai dẫn đến hậu quả không giỏi ngôn ngữ nào. Các kết quả nhận đợc sau khi áp dụng hệ thống giáo dục mới là: tỉ lệ học sinh

tiểu học bỏ học và thi rớt là: 8%, tỉ lệ học sinh trung học bỏ học và thi rớt là 6%.

Chính phủ mở rộng hoạt động của các trờng, trung tâm dạy nghề, đảm bảo cho mọi học sinh phải đi học ít nhất là 10 năm. Năm 1986, chỉ có không tới 1% học sinh toàn quốc bỏ học khi cha học đủ mời năm.

Ngân sách cho giáo dục tăng từ 550 triệu đôla (1979 - 1980) lên 1,8 tỉ đôla (1985 - 1986) và 1,85 tỉ (1989 - 1990), 6,79 tỉ đôla (2002 - 2003), 6,4 tỉ đôla (2003 - 2004) và 6,5 tỉ đôla (2004 - 2005) nên mức đóng góp của phụ huynh học sinh không đáng kể: khoãng 10 -> 15 đôla hàng tháng 1 học sinh so với mức thu nhập trung bình của một gia đình là 25000 USD/tháng [39, tr.53].

Chính phủ không ngừng hỗ trợ và khuyến khích sự độc lập của các trờng. Sự thành công trong giáo dục phải từ các trờng mà ra chứ không phải từ Bộ Giáo dục - Đào tạo. Hệ thống giáo dục đợc tổ chức hết sức chặt chẽ với các chính sách thống nhất nhằm hớng đến yêu cầu của xã hội là đào tạo sao cho đạt đợc tiềm năng tối u ở mỗi đứa trẻ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền giáo dục cộng hoà singapore giai đoạn 1965 2005 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w