Quy trình sản xuất đồ gố mở Trù Sơn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số nghề thủ công truyền thống ở đô lương nghệ an (Trang 30 - 35)

- Làm đất

Làng quê Trù Sơn, khi mới sáng tinh mơ, hơi sơng còn lan toả khắp nơi, khi những đụn khói bốc lên đây đó ở những bếp nhà dân, thì cũng là lúc ta nghe thấy những tiếng thậm thịch rất là vui tai đó chính là nhịp chày giã đất của các nhà làm gốm. Đất và luyện đất là khâu quan trọng nhất để làm nồi đợc bền, đẹp hay xấu:

Xấu đất vắt nỏ lên nồi

Anh về lấy vợ cho tôi lấy chồng

Đất đợc lấy ở làng Hội Yên, xa là Xạ Hội, xã Nghi Văn huyện Nghi Lộc và làng Điện Yên, xã Sơn Thành, Yên Thành, là loại đất dùng làm nồi đẹp nhất Nghệ An. Dân ở xã Nghi Văn chỉ bán đất, không có hộ nào làm nồi cả. Đây là một vùng đất sét trắng nằm ở cánh đồng hình cái chậu hơi trũng một ít, sâu hơn mặt đất chừng 80 cm, rộng khoảng mấy chục ha. Đi lấy đất là công việc rất nặng nhọc và dành cho đàn ông. Đất đợc đào thủ công theo từng lỗ nh kiểu đào giếng, sâu chừng 1,5-2 m, rộng 1m cho đến lớp đất sét trắng có đờng vân vàng, ánh dầu là rất đẹp. Sau khi lấy đất ngời ta lại đào ngang theo hàm ếch chừng 1-1,5 m để lấy đất tiếp. Đào hàm ếch rất nguy hiểm vì có những trờng hợp đã sập hầm, làm chết ngời. Đất lấy đợc bỏ vào thùng và gánh về nhà, đã có câu ví von nh sau:

Hai đầu hòn gánh lúc lắc, hai thúng nặng, Một thứ đất sét trắng thấm dầu, lấp lánh.

Ngày nay đất đợc chở bằng xe đạp thồ, mỗi xe khoảng một tạ đất phải nộp trả 1000đ cho trạm thu tiền đất của bản xã.. Hố đất sau khi khai thác xong lại đợc hoàn thổ trở lại để trồng lúa, sau một thời gian lại đợc khai thác lại để lấy đất. Đất

lấy về, trớc khi dùng chày gỗ giã, rồi quết lên thớt gỗ. Công việc quết giã cũng chẳng kém một buổi thợ đi cày. Xa có những chàng trai lời nhác muốn làm rể nhà ngời ta, nhng khi mới đến ngoài ngõ nhà cô gái nhìn vào thấy nhiều đống đất cha giã mà không giám vào:

Đất trai ba trác rõ ràng

Anh đứng ngoài ngõ, ngoài đàng dòm vô

Ngày nay ngời ta cải tiến bằng cách nghiền nát đất đỡ vất vả hơn, bằng cách dùng liềm hay dây cắt làm gạch xắn nhiều lần rồi rảy nớc, sau đó chứa đất vào bì xác rắn lấy chân giẫm cho nhuyễn. Đất phải đợc giữ sạch, không trộn bất cứ một thứ gì vào chỉ lẫn một hột muối là nồi sẽ nổ ngay khi nung. Đất nhồi nhuyễn xong là có thể làm đợc nồi ngay.

Việc làm nồi và các sản phẩm từ đất đều do phụ nữ làm. Về vấn đề truyền nghề trong dân gian có câu: Chẳng thà cho nhau vàng còn hơn bày đàng làm ăn.

Nghề này không cần có thầy dạy truyền nghề mà tự trong gia đình, các thế hệ truyền nghề cho nhau, bà và mẹ trực tiếp truyền nghề cho con cháu, con gái chừng 8,9 tuổi là có thể làm đợc nghề này. Ngời lanh lợi làm giỏi nhất trong một ngày có thể làm đợc 45 nồi, còn trung bình 20 cái một ngày. Một xe đất chừng một tạ làm đợc 100 cái nồi và các sản phẩm phụ khác, thờng làm trong khoảng 3 ngày là xong. Những lúc nông nhàn, giờ rỗi là lúc đàn bà, con gái trong nhà tập trung làm nồi và có thể làm quanh năm bằng các công cụ thô sơ.

Ngời dân Trù Sơn làm gốm

- Dụng cụ làm nồi và quy trình nặn nồi

Bàn xoay bằng gỗ, gồm thớt dới hình vuông có một cái nụ tròn nhô ở giữa để đặt thớt tròn lên trên. Thớt trong to hơn thớt vuông ở dới đờng kính khoảng 45cm, mà ngời thợ dùng ngón chân cái để quay. Đây chính là cái bàn quay cổ điển chỉ chiếm một khoảng đất bằng cái đĩa từ 10-15 cm.

Ngời thợ làm nồi ngồi trớc bàn xoay, lấy một nắm đất sét vắt thành một cục tròn nhỏ và đặt trên đĩa xoay. Cái cục tròn nhỏ đó sẽ đợc nặn thành cái trôn nồi. Sau đó ngời thợ vắt một khoanh tròn nh cái dồi lợn đặt nó lên cánh tay, lớt nó qua bàn tay phải luôn luôn ở phía trong tạo thành hình cái nồi, trong khi bàn tay trái lo giữ và làm bóng phía ngoài. Nồi làm xong đợc xếp đặt ngay trên nền nhà, trong góc nhà và hiên nhà chờ cho nồi xe khô thì dùng que gót hay gọt (là một đoạn…

cật giang, nứa hay tre vót mỏng) để cạo nồi làm mỏng bớt đất và tạo sự trơn, bóng đẹp cho nồi.

Thông thờng ngời ta làm 3 loại nồi: Nồi thờng để nấu cơm, nồi dùng để nấu nớc thì miệng hẹp hơn, nồi để kho cá thì trẹt cạn hay còn gọi là trách. Ngoài ra, các sản phẩm khác làm kèm theo gồm có: nồi đình gánh nớc, ấm hay còn gọi là siêu để sắc thuốc đông y, nồi miệng rộng dùng để quạt than cho ngời ốm và ngời đẻ, hông xôi lớn nhỏ, hông để cất rợu trắng, chao rang, cái vung nồi còn đợc gọi là vàng để đậy nồi. Xa kia còn làm cả các loại ống nhổ, cái ao chai để cất rơu vang, bù đựng nớc cho mát do ngời Âu và các linh mục đặt làm. Ngày nay ngời ta còn làm thêm cái ấm để đựng tiền tiết kiệm cho trẻ em.

Khi nồi đã gót (gọt) hoàn thiện xong, ngời ta xếp ra sân phơi nắng cho khô cứng và gọi là rồi mộc. Nồi và các sản phẩm mộc, muốn đem ra sử dụng cần đợc nung đốt cho chín ở trong lò.

- Lò nung: đợc xây bằng các khuôn đất đựng 4 phía với 3 hoặc 4 cửa. Để làm

lò nung ngời ta đào đất ngoài đồng, đào thành viên để nguyên cả cỏ, mỗi viên nh

viên nh viên táp lô, có kích thớc khoảng 15-30 cm hoặc 20-25 cm, dày 15-20 cm để ghép thành lò. Lò có kích thớc khoảng một chiều dài 1,5 m, một chiều rộng 1,2 m. Nền lò đợc lát bằng các mảnh nồi vỡ gọi là “mẻ nồi”, thứ đã đợc nung chín. Một lò kiểu này xếp đợc chừng 300 nồi. Các nhà làm nồi thờng chung nhau ba nhà làm một lò để tiết kiệm vật liệu và có ngời trở nồi khi nung.

- Vật liệu đun lò: gồm các loại cỏ, lá thông, lá bạch đàn lá “bổi” và rơm rạ.…

Một lò nung tốn chừng bảy gánh bổi. Bổi cũng do đàn ông hoặc đàn bà các nhà làm nồi tự đi kiếm lấy ở trên núi. Khu vực có nhiểu bổi thuộc dãy núi Đại Huệ, Lèn Sót, Rú Đuôi, Yên Ngựa, Mảng Ruốc, Rú Lả, Bừa Cào, Lèn Trổ Lái, Lèn 12 Thung, Lèn Đá Bạc…

Nếu không có các loại lá nh bổi thì ngời ta dùng rơm rạ. Đến Trù ú ta thấy nhiều nhà đun bổi hay đun rơm, rạ là dùng làm vật liệu đun lò.

- Cách đun:

Nung lần thứ nhất: Gọi là đun nồi hay hơ nồi. Lần này nung, nồi đợc xếp ngửa hết, đáy xuống dới, miệng lên trên. Cho bổi vào đốt ở dới cho hơi nóng trong nồi bay ra hết và nung cho đến khi nồi hơi đen không còn chỗ trắng là đợc. Giai đoạn nung này chừng hết nửa giờ (30 phút).

Nung lần thứ hai: lần này nồi đợc xếp ngợc lại, xếp úp nồi, miệng xuống dới. Trong lòng nồi có rơm lót và xếp vung cùng các loại nồi cỡ nhỏ hơn vào. Nồi đợc chồng nhiều lớp xếp nghiêng vào vào giữa lò. Đốt bồi nung ở dới cho đến khi thấy nồi ngả màu đỏ có ánh lửa thì tụ lò, tức là vấn lò nồi bằng rơm rạ, lá cỏ, tủ cho kín dới chân, phía trên và xung quanh. Sau đó đốt to lửa để tạo thành một vầng lửa lớn mà dân địa phơng gọi là cho có “hoa lả ” là đợc.

Nung nồi thờng vào buổi chiều tối, nung đến chín nồi thì để nguyên ủ cho đến sáng hôm sau mới dỡ nồi khi nồi đã nguội. Nồi đợc nung chín ủ kỹ, khi dỡ ra có màu đỏ au nh nắng mặt trời mọc buổi sáng sớm là đẹp.

- Các loại các kiểu nồi đất là hàng hoá: sản xuất ra đồ gốm là sản xuất ra hàng hoá. Nên có chợ bán nồi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản phẩm gốm Trù Sơn xuống phố

Các chợ có bán nhiều nồi, có phiên chợ nồi thờng gắn với các làng xã có nghề làm nồi nh chợ Trù ú (Trù Sơn), chợ ú (Đại Sơn), chợ Rộng (Sơn Thành), chợ Vẹo (Liên Thành), chợ Rộc (Nam Thành), nhng chợ Trù là nơi bán nồi đất nhiều hơn cả. Chợ Trù có các phiên ngày chẵn và các ngày lẻ 7, 9 . Phiên chính bán sỉ…

nồi vào các ngày 7, 9, 17, 27, 29. Chợ ú họp vào các ngày 3, 5 có bán nồi nhng ít hơn. Phiên chợ Trù chính bán nồi, nồi đợc các nhà gánh gồng, chở bằng xe đạp thồ đi kín đờng, xếp chật chợ, ngời bán kẻ mua tấp nập.

Giá bán sỉ các loại sản phẩm gốm đất chủ yếu hiện nay nh sau: - Nồi loại to khoảng: 500- 800đ/ 1 cái.

- Trách và chân rang: 500- 800đ/ 1 cái. - Niêu sắc thuốc bắc: 500- 800đ/ 1 cái. - ống bỏ tiết kiệm: 600đ/ 1 cái.

Ngời bán hàng và ngời mua hàng thờng cầm một cái que để bỏ vào hông nồi, ngời bán thì quảng cáo giới thiệu nồi tốt, ngời mua bao giờ cũng lựa chọn chất l- ợng nồi. Nồi mua xong đợc xếp vào các sọt lớn đan bằng cật đeo hai bên xe đạp thồ. Một xe hai sọt xếp đợc chừng 5 - 10 xe nồi lại lên đờng lan toả đi bốn phơng, khắp các chợ làng quê xứ Nghệ, có tốp còn đi xa hàng trăm cây số lên miền núi cao, sang các tỉnh bạn, ra tận Thanh Hoá vào đến Quảng Bình. Khi vận chuyển nồi đi đờng, xe đạp thồ phải tháo xích đa lên khung để tránh vấp váp, xe phải đi êm nhẹ, giữ cho khỏi xóc nảy để làm nồi khỏi dập vỡ. Một xe nồi bán nhanh cũng khoảng 3 ngày mới hết, có khi bán trong 1 tuần hay 10 ngày. Có gia đình nhiều ngời, cả đàn ông đàn bà, có thể tự sản xuất (phụ nữ) và tự đI tiêu thụ sản phẩm (đàn ông). Nh vậy sẽ kiếm đợc nhiều tiền hơn từ bàn tay lao động của gia đình mình.

Nghề làm đồ gốm, chủ yếu là làm nồi đất của nhân dân ở Trù Sơn là một nghề thủ công cổ truyền khá vất vả, nhng cũng giúp cho họ tăng thêm thu nhập, nhất là những lúc giáp hạt, nông nhà và bao đời nay họ vẫn sống dựa vào nghề. Bà Lê Thị Thuỷ (Thợng Giáp, Trù Sơn) nói: “quê tui không có nghề ni thì chết đói”.

Ngày nay, ngời dân chủ yếu sử dụng nồi nhôm vừa bền vừa đẹp, nên có ảnh hởng đến việc tiêu thụ nồi đất. Dù vậy, ở thôn quê nhiều gia đình vẫn có thói quen dùng thêm nồi đất, trách đất để luộc khoai, kho cá, nấu thức ăn ngon hơn đồ nhôm, nhiều ngời vẫn thích mua niêu sắc thuốc…

Đến nay, cuộc sống của dân tộc nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn vất vả và nghề của tổ tiên để lại cứ thế mà tồn tại từ đời này qua đời khác, không cần một bí quyết gì thật đặc biệt. Tuy vậy, đó lại là một sản phẩm đặc trng của con ngời nơi đây, nổi tiếng chịu thơng chịu khó của một vùng quê xứ Nghệ. Tuy nhiên nghề này rất khó phát triển trong tơng lai. Nhà nớc nên có chính sách đầu t vốn và tạo ra mặt hàng mới phù hợp với thị trờng hiện nay để lu giữ và phát triển một ngành nghề thủ công truyền thống tốt đẹp của địa phơng.

Giờ đây các quán cơm niêu phát triển ở Hà Nội, ở Vinh và một số nơi khác nên nghề làm đồ gốm có khấm khá hơn. Đi đôi với sự chú ý của nhà nớc, ngời làm thợ làm đồ gốm ở Trù ú và những nơi khác phải cải tiến mặt hàng sao cho đẹp hơn, nhiều kiểu dáng hơn, bền hơn thích hợp với cơ chế thị trờng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số nghề thủ công truyền thống ở đô lương nghệ an (Trang 30 - 35)