Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết ngõ lỗ thủng của trung trung đỉnh (Trang 72 - 74)

Ngõ lỗ thủng đã cho ngời đọc thấy đợc nhiều điểm nhìn khác nhau.

Nhà văn đặt mình trong những t cách khác nhau để bộc lộ quan điểm, t t- ởng. Điểm nhìn theo khuynh hớng cá thể hóa và khuynh hớng đối thoại là đặc điểm chủ yếu trong nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật. Tác giả vừa trong vai một nhà văn quan sát, ghi chép lại sự việc “ tôi không có ý định làm văn chơng ở những cái ghi chép nhỏ về những chuyện tình trong ngõ Lỗ Thủng này Có lẽ cũng vì vậy mà ng… ời ta mới cần đến thứ văn chơng trần

có tới hơn chục năm trong ngõ Lỗ Thủng, nhng đồng thời tác giả cũng đặt điểm nhìn vào trong điểm nhìn của các nhân vật: Bình, ông tiến sĩ, anh Gù, bà Huệ…để cho các nhân vật tự bộc lộ quan điểm, thái độ. Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện là điểm nhìn của ngời thứ ba – ngời chứng kiến toàn bộ câu chuyện ghi chép lại đầy đủ những gì diễn ra. “Trong văn chơng nghệ thuật đã có nhiều ngời viết truyện, vẽ tranh, mô tả anh Gù Có lẽ anh Gù đ… ợc sinh ra ở trên đời này không phải chỉ để cho ngời ta kinh sợ. Tất cả những ngời bị tật nguyền đều có một cái gì đó đặc biệt tinh anh Càng đi càng gặp… lắm các anh Gù, sao tôi cứ thấy thơng cho hoàn cảnh anh Gù trong ngõ mình” [19, 167-169].

Vừa kể lại nhng đồng thời lại vừa bộc lộ cảm xúc, đấy là điều ngời đọc dễ nhận thấy ở nhân vật ngời kể chuyện. Có lúc ngời kể chuyện dừng lại nh ngẫm nghĩ, suy t về những câu chuyện nghe đợc và nhìn nhận về chính bản thân mình. “Câu chuyện hôm qua nghe đợc về mối tình đầu đơn phơng của anh Gù, khi anh tâm sự với ông tiến sĩ, càng chạnh lòng tôi” [19, 204]. Vừa có một cái nhìn khách quan của ngời chứng kiến nhng vừa mang cái nhìn chủ quan của ngời trong cuộc. “Tôi chợt giật mình buông bút và đọc lại những trang vừa viết. Tôi lấy cái quyền gì mà tự dng đem kể cái chuyện lẽ ra không nên kể chút nào, đối với hoàn cảnh của những ngời bạn mà tôi hằng yêu mến” [19, 207]. Không biết bao nhiêu lần anh ngồi dựa gốc bàng, khoanh tay trớc ngực lắng nghe hai giọng ca trầm đục thay nhau xớng lên những giai điệu hồn nhiên và bi thiết.

Xu hớng cá thể hóa của điểm nhìn trần thuật đợc đẩy đến mức cao, có sự luân phiên giữa các điểm nhìn. Trong lúc anh nhà báo đang chìm trong các mặc cảm u tối của một kẻ đã một lần cới vợ, một lần chia tay thì ông tiến sĩ lại chen vào với những lời cũ mèm, cổ lỗ nhng chân thành. “Rằng trong mỗi gia đình, tởng nh rất hạnh phúc kia, bên trong nó chứa đựng biết bao nhiêu điều bi kịch. Rằng cái gọi là hạnh phúc gia đình thực ra chỉ là một khái niệm” [19, 205]. Còn Gù thì lại quẩn quanh trong những dằn vặt

nội tâm “anh đã thầm hứa, thầm thề với cô ta rằng anh sẽ không nghĩ tới chuyện yêu đơng nữa nhng đêm đêm anh lại cứ âm thầm ngồi dới gốc bàng trông đợi”. Anh chỉ cần cô quay về, chứng kiến sự tồn tại đàng hoàng của anh, không cần đến nỗi băn khoăn lo lắng, lòng thơng hại của ai hết. Chính xu hớng cá thể hóa đã tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ tâm trạng, cảm xúc, cái nhìn của mình trớc hiện thực đời sống.

Xu hớng đối thoại trong tổ chức điểm nhìn trần thuật còn đợc tác giả đăc biệt chú ý. Ngời kể chuyện trong t cách đối thoại với bạn đọc, với cách xng hô tôi (chúng tôi) – bạn, thể hiện một sự khách quan trong dẫn dắt câu chuyện. Khúc dạo đầu nh một sự phân bua, giãi bày với ban đọc về cuộc sống và nét “văn hóa’ ngõ Lỗ Thủng. “Ngay bây giờ tôi có thể dẫn bạn đi ngang qua một dãy nhà, ba phút, bạn có thể nghe rõ không dới ba câu chửi tục” [19, 162-163]. “Xin bạn chớ vội lo ngại, vì bạn cũng sẽ đợc chứng kiến những cảnh tơi mát ” … [19, 163]. Để tăng sức thuyết phục cho câu chuyện ngời kể chuyện đã nhân danh cả tập thể ngõ Lỗ Thủng khẳng định chắc chắn một điều với bạn đọc rằng “Tôi cam đoan với bạn đọc rằng, nếu làm cuộc điều tra: ai yêu, ai ghét bà Còng, chắc chắn số ghi ghét sẽ đạt tới mức tuyệt đại đa số” … [19, 177].

Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong phơng thức biểu hiện, nó còn là yếu tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhà văn đã tổ chức nhiều điểm nhìn khác nhau để phơi bày hiện thực cuộc sống, thấy đợc những tầng vỉa, những “lỗ thủng” trong nhân cách mỗi con ngời thời kì chuyển giao. Andre Maurois đã nói rằng: “Cứ viết, viết ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba, tùy ý. Viết số ít hay số nhiều, viết việc đã qua hay việc bây giờ, tùy ý Tôi có cần biết… cách ông viết thế nào đâu, chỉ cần biết sách của ông có làm tôi cảm động không vậy” [11].

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết ngõ lỗ thủng của trung trung đỉnh (Trang 72 - 74)