2.2.1.1. Không gian
Văn bản ngôn từ xét từ một mặt, là một biểu hiện của hình thức bề ngoài của tác phẩm. Tác phẩm toàn vẹn xuất hiện như một thế giới nghệ thuật. Mỗi một thế giới nghệ thuật lại có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng chỉ xuất hiện một cách … ước lệ trong sáng tác nghệ thuật. Biêlinxki đã từng nói: “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng, mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo quy luật của nó, hít thở không khí của nó” [60, 29]. Còn nhà văn Sêđơrin lại cho rằng: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó” [60, 29].
Không gian cùng với thời gian làm nên hình thức tồn tại của thế giới và con người. Con người cũng như vật chất không thể tồn tại ngoài không gian và thời gian được. Trong tác phẩm nghệ thuật, con người xuất hiện với tư cách là hình tượng con người và không gian được tạo dựng cũng chỉ là hình tượng không gian. Nói cách khác không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Đó là “sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [60, 89]. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật được miêu tả một cách cụ thể. Nó không những cho thấy “cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại
hình của các hình tượng nghệ thuật” [29, 161]. Chính vì lẽ đó, khi nói tới không gian nghệ thuật là nói tới hình tượng không gian trong tác phẩm, không thể quy về không gian địa lý hay không gian vật chất, vật lý được. Trong tác phẩm, ta thường bắt gặp sự miêu tả con đường, căn nhà, dòng sông nh… ưng bản thân các sự vật ấy chưa phải là không gian nghệ thuật, chúng được xem là không gian nghệ thuật trong chứng mực biểu hiện mô hình thế giới của con người.
Không gian nghệ thuật gắn liền với cảm thụ về không gian nên nó mang đầy tính biểu trưng và tính quan niệm. Ngoài không gian vật thể với các từ ngữ chỉ không gian như cao - thấp, xa - gần, rộng - hẹp Còn có… không gian tâm tưởng, không gian của hồi tưởng, của thế giới nội tâm con người.
“Gần nhau đây mà xa biết bao nhiêu
Giữa hai đứa mênh mông là biển rộng”
(Tố Hữu)
“Nhà em cách bốn quả đồi,
Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng. Nhà em xa cách quá chừng, Em van anh đấy, anh đừng thương em.”
(Nguyễn Bính)
Không gian nghệ thuật được biểu hiện bằng những không gian điểm, mang tính ước lệ, tượng trưng như: Thiên đình, Tây trúc thượng giới, trần gian, làng quê, bến sông nó có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của… bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự, mô hình hóa các kiểu tính cách con người.
Như thế không gian nghệ thuật chính là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, sự tồn tại của mình trong đó.
2.2.1.2. Thời gian
Khái niệm thời gian là một phạm trù triết học. Thời gian cùng với không gian là hình thức tồn tại của vật chất. Không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian. Chỉ trong thời gian và không gian thì sự vật mới có tính xác định. Thời gian là một đại lượng để xác định quá trình tồn tại vận động, phát triển của mọi vật, mọi sự trong thế giới. Thời gian khách quan (thời gian tự nhiên) có tính chất đặc biệt, đó là quy luật chỉ vận động theo một chiều. “Mũi tên của thời gian” bao giờ cũng chỉ có một hướng : Quá khứ - hiện tại - tương lai” [27, 123]. Nhưng trong tác phẩm nghệ thuật, thời gian được tái tạo lại mang tớnh chất chủ quan của tác giả. Đó là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Thời gian nghệ thuật là một phạm trù đặc trưng của văn học, bởi văn học là nghệ thuật thời gian. “Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả - là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học” [60, 63]. Con người muốn cảm nhận toàn bộ thế giới thì phải qua thời gian và trong không gian. Thời gian trong văn học không còn giản đơn là cái dung chứa các quá trình đời sống mà là một yếu tố nội dung tích cực.
Trong một tác phẩm, thời gian có thể là cả một đời người, thậm chí nhiều đời người (Trăm năm cô đơn, Tam quốc diễn nghĩa…) nhưng cũng có những tác phẩm viết rất dài mà thời gian lại dồn lại trong vài ngày, thậm chí là một giây, một phút (một số tiểu thuyết của Đôtxtôievxky )…
“Có những phút giây dài bằng cả một đời người”
(Trần Đăng Khoa)
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
(Xuân Diệu)
Là sản phẩm sáng tạo của ngời nghệ sĩ bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho ngời đọc cảm thấy được, có khi tác giả đi ngợc thời gian thậm chí “chuyển động vô hướng” trong thời gian có thể từ hiện tại đi ngược về quá khứ rồi lại hướng tới tương lai, có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, kể nhanh hay chậm hay có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời.
Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Nó có thể được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia ly…
“Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại” [29, 322]. Nó phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sự nhất định, đồng thời đó cũng là sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích, có thời gian nghệ thuật mang tính “vĩnh viễn” đứng ngoài thời gian như thần thoại, và cũng có những thời gian nghệ thuật được xây dựng trên dòng tâm trạng và thủ pháp dòng ý thức, xáo trộn các bình diện thời gian như trong tiểu thuyết. Fôcnơ quan niệm “Con người là tổng thể mọi quá khứ của họ”.
Nh vậy, thời gian và không gian là những phẩm chất định tính quan trọng của hình tượng nghệ thuật, đảm bảo cho việc tiếp nhận toàn vẹn thực tại nghệ thuật và tổ chức nên kết cấu của tác phẩm.